Trang chu

Thứ Hai, 31 tháng 8, 2015

Rời xa cũng là một cách để yêu thương nhiều hơn

Người chồng sau khi kiếm được tiền trở về nhà muốn ly hôn với vợ, đứa con trai duy nhất mà người mẹ yêu thương hết mực lại quyết định ở với bố. Sự rời xa ấy có phải là ngừng yêu thương, hay đó là lựa chọn để quan tâm nhiều hơn…



Người chồng lên thành phố lớn kiếm tiền với lý do để vợ và con có được cuộc sống sung sướng hơn. Người vợ đã bằng lòng, cô cùng cậu con trai của mình tiếp tục sinh sống ở quê. Sau thời gian dài người chồng đi làm xa, người vợ ở nhà nhớ nhung và luôn ngóng trông ngày chồng mình sớm trở về.

Thời gian đầu, người chồng thường gửi một chút tiền cho gia đình và cũng hay gọi điện về thăm hỏi. Về sau, người chồng không những không gọi điện mà đến tiền cũng không gửi nữa, dường như anh đã quên mất vợ và con trai ở nhà. Người vợ ngày càng sốt ruột và lo lắng, hàng ngày nghe ngóng hỏi han tin tức của chồng khắp nơi, nhưng vẫn biệt vô âm tín. Không có cách nào khác, cô đành mở một sạp bán trái cây, hàng ngày đều đi sớm về muộn nhưng tiền kiếm được cũng không nhiều.

Rồi một ngày, người chồng trở về…

Ba năm trôi qua, thật không ngờ, người chồng đột nhiên trở về nhà… Anh chồng lái một chiếc ô tô con trở về, tất cả mọi người đều cho rằng nỗi vất vả của người vợ từ đây sẽ kết thúc và những tháng ngày chờ mong thật không uổng phí. Thế nhưng, đêm hôm đó, người chồng nói với vợ là anh trở về để ly hôn, vì anh đã có người con gái khác.

Anh chồng thừa nhận thẳng với vợ, hai người họ đã sống chung với nhau trong nhiều năm, và bây giờ anh không còn tình cảm với cô nữa. Những lời nói của anh làm tan nát cõi lòng cô:“Anh thực sự không còn tình cảm với em sao? Anh có biết rằng, bao năm qua ngày nào em cũng mong chờ anh trở về không?”

Người chồng nói với vợ, anh không muốn cô ấy phải chờ đợi. Anh còn nói, ngay bây giờ hai vợ chồng sẽ ký đơn ly hôn. Anh còn nói mình đã kiếm được một chút tiền nên sẽ đưa cho vợ, xem như để đền bù tổn thất mà cô ấy phải chịu. Người chồng xem ra kiên quyết đòi ly hôn và người vợ cũng hiểu ra chồng mình đã thay lòng đổi dạ, sau khi suy ngẫm và đồng ý, cô nói: “Vậy con của chúng ta phải làm sao đây? Em không muốn làm tổn thương con”. Người chồng nói: “Cứ thuận theo ý nó, nó muốn ở cùng với ai thì ở”.

Nói thì nói vậy, nhưng cô nghĩ, con trai nhất định sẽ chọn ở cùng cô, bởi cô và con trai đã luôn ở bên nhau từ trước tới giờ. Hơn nữa, người chồng đã đi xa nhiều năm như vậy, con không gần gũi bố, nên không thể có khả năng con sẽ chọn ở cùng bố.

Ngày ra tòa, người vợ gánh chịu nỗi đau mất chồng, mất con…


Ngày ly hôn, quan tòa hỏi cậu bé muốn ở cùng với mẹ hay ở cùng với bố? Không ngờ, cậu bé trả lời: “Con muốn ở cùng với bố!”.

Câu trả lời của cậu bé, khiến mọi người đều sửng sốt, quan tòa hỏi cậu: “Vì sao cháu muốn ở cùng với bố?”.

Cậu bé cười và nói: “Vì bố cháu có nhiều tiền!”

Lời nói của cậu bé rất thật, đúng là bố cậu có tiền, vì thế nên anh sẽ có thể mua được cho con trai rất nhiều đồ ăn nó thích, và còn có thể mua cho con trai nhiều đồ chơi nữa. Ngược lại, khi ở với mẹ, nó đã trải qua một cuộc sống nghèo khổ, mẹ không bao giờ cho nó tiền tiêu vặt, cũng không được mua đồ ăn mà nó muốn, càng không bao giờ được mua một món đồ chơi yêu thích.

Thậm chí khi nó muốn ăn một loại quả nào đó, thì mẹ cũng không tùy tiện cho nó ăn. Đôi lúc vì sự nghịch ngợm của nó, người mẹ lại mắng và đánh nó, chắc chắn trong lòng, mẹ rất là đáng ghét, cho nên nó chọn ở cùng bố là điều đương nhiên.

Với người mẹ, câu nói của con không khác gì ‘sét đánh ngang tai’, cô không thể chấp nhận được sự thật này, cô hỏi con trai: “Con trai, tại sao con lại không lựa chọn sống cùng với mẹ chứ? Ở cùng với mẹ, từ nay về sau, mẹ có thể mua cho con đồ ăn vặt, cũng có thể mua cho con đồ chơi nữa…”.

Nhưng đứa bé lắc đầu nói: “Con không thích mẹ”.

Người chồng nghe xong, cười đắc ý, xem ra, hai ngày trước anh ta mua cho nó đồ chơi, đồ ăn, là việc làm thật đúng đắn! Hai ngày trước, anh ta đã cố gắng thiết lập mối quan hệ với cậu con trai, là vì anh ta nghĩ đến con trai, người vợ hiện tại của anh ta không muốn sinh con, mà anh ta thì lại mong muốn có một đứa con.

Hôm đó, người vợ ở ngay trước mặt mọi người mà nước mắt lưng tròng, ruột gan cô như đứt ra từng khúc, cô không thể ngờ, người con mà cô luôn quan tâm và chăm sóc lại có thể nói rằng“Con không thích mẹ”, vào lúc quan trọng nhất, đứa con thân yêu lại có thể từ bỏ cô, giờ khắc đó, cô vô cùng tuyệt vọng và chỉ nghĩ đến cái chết.

Thế nhưng, khi ngẫm nghĩ lại, mình phải sống tốt, không chừng một ngày nào đó con trai cô sẽ không thể chịu được sự ngược đãi của mẹ kế mà quay trở về bên cô. Lúc cậu con trai đi, cô đã mua đồ ăn vặt và đồ chơi cho con, nhưng người mẹ lại một lần nữa không thể ngờ được, cậu con trai lại có thể đem tất cả những món đồ đó ném xuống dưới xe. Thậm chí, cậu còn nói với bố mau chóng lái xe đi vì không muốn nhìn thấy mẹ nữa.

Kể từ đó, cô phải sống lẻ loi một mình. Hàng ngày, cô vẫn đi sớm về muộn và bày bán sạp hoa quả, có điều việc làm ăn buôn bán của cô kém đi so với trước đây rất nhiều, bởi vì cô luôn luôn không yên lòng, trong lòng cô lúc nào cũng nhớ đến con trai mình, cô không biết nó sống có tốt hay không.

Rất nhiều lần, người vợ đột nhiên đẩy sạp trái cây quay về nhà, chuẩn bị đi lên tỉnh tìm con trai, thế nhưng khi đi đến nhà ga, cô lại tự đắn đo, bởi vì cái tỉnh thành này to như vậy, cô lại không biết phải đi đâu mới có thể tìm được con trai. Có thể con trai cô khả năng không còn ở trong tỉnh này nữa, cho dù cô có đi tìm thì cũng chỉ phí công vô ích.

Biên lai gửi tiền bí ẩn…

Một hôm, cô nhận được tờ biên lai chuyển 15 triệu, nó được gửi đến từ tỉnh thành, người gửi tiền chỉ ghi: “I Love You”, khiến cô không sao hiểu nổi. Cô không biết được ai là người đã gửi tiền cho mình nên không dám đi rút tiền. Đến tháng sau, người vợ lại được nhận thêm tờ biên lai gửi tiền như lần trước.

Điều này giống như có người đang viện trợ cho cô, nên cô đã đi rút tiền. Trong lòng thầm nghĩ, đợi đến sau này khi đã biết ai là người gửi tiền cho mình thì sẽ đem tiền này trả lại cho người đó. Từ đó về sau, cứ cách một tháng, cô lại nhận được một tờ biên lai gửi tiền 15 triệu, hơn nữa người gửi tiền mỗi lần đều ghi: “I Love You”. Bản thân rất muốn biết người gửi tiền cho mình là ai, nhưng địa chỉ của người gửi chỉ có tên đường phố mà không có số nhà, khiến cho cô đành bó tay.

Đến Tết cổ truyền, cô bất ngờ nhận được một lá thư với nội dung: “Mẹ kính yêu! Mẹ có khỏe không? Con biết rõ mẹ rất yêu rất yêu con, con đã rời xa khỏi mẹ, khiến mẹ không quen và rất nhớ rất nhớ con. Mẹ của con! Thực ra, con cũng rất yêu, rất yêu mẹ, rời xa mẹ, con cũng rất không quen, cũng nhớ mẹ rất nhiều! Mẹ ơi! Con cũng biết rõ trong lòng mẹ rất khó chịu vì lúc trước con đã chọn sống cùng với bố.

Mẹ có biết không? Lúc đầu, sở dĩ con lựa chọn sống cùng với bố là vì muốn được giảm bớt gánh nặng cho mẹ, đồng thời, con ở bên cạnh bố thì sẽ có thể xin tiền của bố, sau đó gửi tất cả cho mẹ, như vậy, mẹ sẽ không cần phải đi sớm về muộn mà bán hoa quả nữa! Mẹ ơi! Mẹ hãy sống tốt nhé, đừng lo lắng cho con, sau này con sẽ trở về với mẹ. Mẹ vĩnh viễn là người mẹ tốt nhất của con, con vĩnh viễn cũng sẽ không rời xa mẹ, mẹ hãy đợi con lớn lên, con sẽ đón mẹ đến ở cùng với con, chúng ta sẽ sống hạnh phúc bên nhau mẹ nhé!”.

Cầm lá thư trong tay, người mẹ nước mắt giàn giụa, hóa ra con trai cô chưa bao giờ có ý nghĩ sẽ rời bỏ cô, hóa ra, trên đời này có một kiểu rời bỏ, mà lại không phải thật sự là rời bỏ, mà là để được gần nhau hơn, cho ta nhiều yêu thương hơn…

Thứ Sáu, 28 tháng 8, 2015

Bài học sâu sắc: Nóng giận và yêu thương chỉ cách nhau đúng 1 tíc tắc

Nóng giận là căn nguyên của rất nhiều những đổ vỡ trong cuộc sống. Trong tôn giáo người ta cũng thường nói rằng một niệm sân hận có thể đốt cháy ngàn công đức. Không những vậy, khi ta tức khí lên, đôi mắt ta lại không thể nhìn thấy những điều đáng ra phải thấy.


Nóng giận là cái gốc của đổ vỡ. Ảnh minh họa

Những bông hoa bé nhỏ

Tôi va phải một người lạ trên phố khi người này đi qua. “Ồ xin lỗi”, tôi nói. Người kia trả lời: “Cũng xin thứ lỗi cho tôi, tôi đã không nhìn cô”. Chúng tôi rất lịch sự với nhau.

Nhưng ở nhà thì mọi chuyện lại khác. Tối nọ, lúc tôi đang nấu bếp thì cậu con trai đến đứng sau lưng. Tôi quay người và đụng vào thằng bé làm nó ngã chúi xuống sàn nhà.


“Tránh ra chỗ khác”, tôi cau mày nói.


Bông hoa đẹp nhất con hái dành cho mẹ. Ảnh minh họa

Con trai tôi bước đi, trái tim bé nhỏ của nó vỡ tan. Tôi đã không nhận ra là mình đã quá nóng nảy.

Khi đã lên giường, tôi nghe một giọng nói thì thầm của mẹ: “Khi đối xử với người lạ con rất lịch sự, nhưng với con của mình con đã không làm như vậy. Hãy đến tìm trên sàn nhà bếp, có những bông hoa đang nằm ở cửa. Đó là những bông hoa mà con trai con đã mang đến cho con. Tự nó hái lấy những bông hoa này: nào hoa hồng, màu vàng và cả màu xanh. Nó đã yên lặng đứng đó để mang lại cho con điều ngạc nhiên, còn con thì không bao giờ thấy những giọt nước mắt đã chảy đẫm lên trái tim bé nhỏ của nó”.

Lúc này, tôi bật khóc. Tôi lặng lẽ đến bên giường con trai và quì xuống: “Dậy đi, con trai bé nhỏ, dậy đi. Có phải những bông hoa này con hái cho mẹ không?”.

Thằng bé mỉm cười: “Con tìm thấy chúng ở trên cây kia. Con hái cho mẹ vì chúng đẹp như mẹ. Con biết là mẹ thích lắm, đặc biệt là bông hoa màu xanh”.

Lời yêu con viết ba chưa đọc

Trong khi một người đàn ông đang đánh bóng chiếc xe của ông ta, thì đứa con trai lớn 7 tuổi nhặt lên một viên sỏi và vẽ nhiều đường lằn lên phía bên kia cạnh chiếc xe của ông ta. Trong lúc giận dữ, người đàn ông đó đã nắm lấy bàn tay của đứa con và đánh mạnh nhiều mà không nhận rằng ông ta đang dùng một cái cờ lê vặn vít để đánh.

Kết quả là trong bệnh viện, đứa con trai của ông ta đã mất đi hết các ngón tay của mình do quá nhiều chỗ gãy. Khi đứa con trai nhìn thấy đôi mắt bố mình biểu lộ sự đau đớn, đứa bé bèn hỏi: “Bố ơi ! Khi nào các ngón tay của con mới có thể mọc trở lại?” Người bố cảm thấy rất đau đớn và không nói được lời nào; ông ta trở lại chiếc xe của mình và đá nó thật nhiều.


“Bố ơi, con yêu bố”, lời yêu khắc trên chiếc xe mà bố chưa đọc. Ảnh minh họa

Trong khi đang bị lương tâm dằn vặt và đang ngồi đối diện phía hông của chiếc xe đó, ông ta chợt nhìn thấy những vết xước do chính đứa con trai của ông ta đã vẽ rằng: “Bố ơi ! Con yêu Bố nhiều lắm!”

Và một ngày sau đó, người đàn ông đã quyết định tự sát…

Cơn giận và Tình yêu không bao giờ có giới hạn, nên xin hãy chọn Tình Yêu để được một cuộc sống tươi đẹp và vui vẻ, và xin hãy nhớ điều này: Đồ vật thì để sử dụng, còn con người thì để yêu thương.

Vấn đề của thế giới ngày nay thì ngược lại: con người thì để sử dụng, còn đồ vật thì để yêu thương…


Hãy luôn cố nhớ những ý nghĩa này:

Hãy cẩn thận với những ý nghĩ của bạn, vì bạn sẽ nói chúng.

Hãy cẩn thận với những lời nói của bạn, vì bạn sẽ thực hiện chúng.

Hãy cẩn thận với những hành động của bạn, vì chúng sẽ là thói quen của bạn.

Hãy cẩn thận với những thói quen của bạn, vì chúng sẽ là cá tính của bạn.

Hãy cẩn thận với những cá tính của bạn, vì chúng sẽ quyết định số mệnh của bạn.

Thứ Năm, 27 tháng 8, 2015

Nghẹn ngào tấm lòng bà mẹ ghẻ, con cứ ngỡ rằng chẳng có người như thế…

“Mấy đời bánh đúc có xương, mấy đời dì ghẻ lại thương con chồng”. Hai từ “dì ghẻ” lại trở thành nỗi ác cảm cho bất cứ ai khi gia đình ly tán. Tưởng chừng như chẳng thể có ngoại lệ, ấy thế mà lại có một dì ghẻ như thế…


Năm nó 8 tuổi, mẹ nó mất. Hai năm sau, bố nó dẫn một người phụ nữ về nhà. Bố ôm nó, hướng ánh mắt trìu mến về phía người phụ nữ, nhẹ nhàng nói:

“Na à, kể từ bây giờ dì Hương sẽ thay mẹ chăm sóc con. Con phải ngoan và nghe lời dì nhé”.

Nó vùng vằng, chạy ra khỏi vòng tay bố, chỉ tay thẳng về phía người phụ nữ, gào lên “Đi đi, cút đi, cút ngay đi…” Bố giận dữ, đưa tay định đánh nó, may mà dì kịp ngăn lại.

“Đừng anh,cháu nó còn nhỏ chưa hiểu chuyện.”

Năm nó 10 tuổi, dì lấy bố nó.

Bỏ ngoài tai những lời rèm pha, đồn đại của người đời. Dì chính thức trở thành vợ hai của người đàn ông đã qua một đời vợ và trở thành mẹ kế của nó – một cô bé 10 tuổi.

Ngày đám cưới của bố và dì, nó bỏ về nhà ông bà ngoại. Nó nhớ mẹ, sao mẹ nỡ bỏ nó mà đi như vậy. Giờ đến bố cũng không thương nó nữa. Càng nghĩ, nó càng trách bố. Mẹ mới mất có 2 năm mà bố đã yêu người phụ nữ khác, rồi còn lấy cô ta về thay thế vị trí của mẹ nó. Trách bố bao nhiêu, nó lại ghét vợ mới của bố bấy nhiêu. Định cướp bố của nó à ? Định trở thành mẹ của nó à? Không, không đời nào nó phép điều đó trở thành hiện thực.

Từ ngày dì về ở với bố con nó, dù dì có cố gắng thế nào, quan tâm, chăm sóc ân cần ra sao thì nó vẫn luôn xa cách, lạnh nhạt với dì. Nó chưa bao giờ gọi dì một tiếng “dì” chứ đừng nói là gọi “mẹ”. Khi nào có việc cần lắm, bắt buộc phải trao đổi thì nó chỉ nói trống không. Còn thì nó cứ lầm lì, tỏ thái độ bất cần, dù dì có tỏ ra thiện chí như thế nào chăng nữa. Trong ngôi nhà nhỏ, dường như rất hiếm khi có tiếng cười đùa, nói chuyện giữa người phụ nữ và cô gái nhỏ.

Biết nó thích ăn thịt kho tàu, dì cặm cụi ngồi nấu nướng. Đến bữa cơm, nó không thèm đụng đến món thịt, dù chỉ là một miếng, dì gắp cho nó thì nó lại vùng vằng, hất đổ chén cơm rồi chạy về phòng đóng cửa ở lì trong đó.

Dì mua quần áo mới cho nó. Nó nhất quyết không mặc. “Bà ta giả vờ tốt đẹp để lấy lòng bố mình đây mà”. Nó thầm nghĩ thế rồi dửng dưng với sự quan tâm của dì.

Thỉnh thoảng, qua nhà ông bà ngoại, nó lại kiếm chuyện kể xấu về dì. Nó bảo dì hay mắng nó, dì còn đánh nó nữa. Ông bà ngoại xót cháu, đến thẳng nhà nó mắng dì là đồ đàn bà ác nghiệt, đồ mẹ ghẻ xấu xa …. Dì bị oan nhưng vẫn nhẫn nhịn nghe chửi, không một câu thanh minh. Ông bà ngoại về rồi, lúc đi ngang phòng dì, thấy dì đang khóc, nó mỉm cười, đắc ý “đáng đời”.

Năm nó 12 tuổi, dì sinh em Sóc, nó biết tin nhưng chả thèm vào viện thăm dì, thăm em. Ghét dì, nó ghét lây sang em bé. Thế là tình cảm của bố dành cho nó lại bị san sẻ bớt đi một tí. Nó hậm hực, nó tức tối, nó mặt nặng mày nhẹ với dì. Bố đi làm xa, không về được. Ông bà nội cũng già nên chỉ tạt qua tạt lại một lúc thôi, không giúp dì chăm em bé nhiều được. Dì đẻ mổ nên cũng yếu. Nó biết hết. Nhưng nó kệ. Đi học về là nó ở lì trong phòng, dì có gọi nó cũng không thưa, dì có nhờ nó cũng không giúp.

Có một lần, nó đang ở trong phòng thì nghe tiếng em bé khóc, chắc dì đi chợ chưa về. Nó chạy sang xem thử, rồi nó rón rén bé em lên, rồi lóng ngóng dỗ dành. Bé Sóc từ từ nín, thôi không khóc nữa, rồi đột nhiên ngoác miệng cười với nó. Ô kìa, cái má lúm đồng tiền sâu hoắm kìa, sao mà giống nó thế. Nó thích thú với phát hiện của mình, rồi cứ ôm em ngắm lấy ngắm để. Lâu rồi nó mới lại cười, một nụ cười trong trẻo đúng nghĩa.

Năm nó 15 tuổi, trong một lần cãi lại bố, nó bị bố đuổi ra khỏi nhà. “Ừ, đi thì đi, sợ gì”, nó nghĩ thế rồi hùng hổ xách túi quần áo ra khỏi nhà. Dì chạy theo kéo nó lại, nhưng nó dứt tay dì ra, chạy biến đi. Những ngày sau đó, dì liên tục nhắn tin gọi nó về. Nó kệ. Hôm thì nó ở nhà bạn, hôm thì ở nhà ông bà, hôm lại sang nhà cô chú. Dù nó ở đâu thì dì cũng tìm ra và đến khuyên nó về nhà. Nó bướng bỉnh không nghe lời. Mãi đến khi bố tìm đến tận nơi nó “ẩn náu” ngọt nhạt, dỗ dành thì nó mới chịu về nhà với bố. Nghe đâu, dì đã vì nó mà tranh cãi nảy lửa với bố, kiên quyết bắt bố phải đi đón nó về.

Năm nó thi đại học. Bố bắt nó phải thi kinh tế, nhưng nó thích vẽ và quyết định thi vào trường kiến trúc. Bố không đồng ý, nên ngày nó nhận thông báo nhập học bố cũng quyết không chu cấp tiền cho nó lên thành phố trọ học. Nó kệ. Nó không cần. Lên thành phố, nó tự đi kiếm việc làm, tự tìm chỗ ở, tự ăn, tự học. Hàng tháng nó đều nhận được một khoản tiền từ dưới quê gửi lên. Tuy không nhiều, nhưng cũng giúp nó xoay xở được nhiều khoản. Người ta bảo đấy là tiền ông bà nội gửi cho nó. Nó tin là thật nên nhận số tiền đó mà chẳng mảy may băn khoăn rằng ông bà già như thế thì kiếm đâu ra tiền mà tháng nào cũng gửi cho nó. Nó có biết đâu rằng đó là khoản tiền hàng tháng dì phải nhận việc về nhà làm thêm, tiết kiệm, thu vén để gửi cho nó, dì sợ nó biết là tiền dì gửi thì sẽ không nhận nên dì bảo người ta nhắn với nó là tiền của ông bà nội cho nó.

Thấm thoắt 4 năm đai học trôi qua..

Ngày nó nhận bằng tốt nghiệp. Cả hội trường ngập tràn sắc thắm của màu áo cử nhân. Lúc nó lên bục nhận bằng, nhìn xuống phía dưới, nó chợt thấy có một người phụ nữ đang nhìn nó trìu mến. Là dì. Nó thấy nhưng nó vội đưa ánh nhìn sang hướng khác. Chỉ một khoảng khắc diễn ra chóng vánh,nhưng có một cảm giác gì đó kịp trào dâng trong lòng nó, rất lạ.

Chiều qua, nó vừa đi làm về thì nhận được điện thoại của bố:

“Dì đang nằm viện. Dì ốm nặng lắm. Con về ngay…”

Nó chỉ nghe được đến đó, còn đoạn sau, bố nói gì nữa thì nó cũng không nghe rõ. Tự dưng nó nhớ lại hình ảnh dì đội mưa đón nó về nhà, nhớ cả bát cháo dì nấu mà nó thẳng tay hất bỏ, nó nhớ cả giọng dì nhẹ nhàng “con ghét dì cũng được, nhưng con không được ghét bố”.

Nó nhớ cả ánh mắt trìu mến và nụ cười mãn nguyện của dì hôm nó tốt nghiệp. Nó chợt nhận ra một điều, rằng bao lâu nay dì vẫn quan tâm nó một cách âm thầm và nhẫn nại. Dì tuy không phải là người sinh ra nó, nhưng dì là người đã yêu thương và chăm sóc cho nó bằng trái tim của một người mẹ. Tự dưng khóe mắt nó cay cay, hai dòng nước mắt nóng hổi lăn dài trên má. Nó nghẹn ngào thốt lên 2 tiếng:

“Mẹ ơi!”

Thứ Hai, 24 tháng 8, 2015

Câu chuyện trồng dưa và hành trình kiếm tìm hạnh phúc

Có hai anh em nọ đều trồng dưa theo lời dặn của ông Mặt Trời để tìm thấy hạnh phúc, nhưng kết quả lại khác nhau. Vì sao vậy?


(Ảnh: internet)

Có một câu chuyện kể rằng một ông cụ trước lúc lâm chung đã bảo hai người con trai của ông hãy đi tìm ông Mặt Trời, vì tìm được ông Mặt Trời thì sẽ tìm thấy hạnh phúc.


Sau khi ông cụ mất, hai người con trai liền đi thẳng về hướng đông để tìm kiếm ông Mặt Trời. Trên đường đi, họ đã leo qua 99 ngọn núi, vượt qua 99 con sông, cuối cùng đã tìm được ông Mặt Trời. Hai anh em nói rõ mục đích đến, ông Mặt Trời nói rằng: “Nếu muốn có được hạnh phúc, trước hết các con hãy cùng trồng dưa với mọi người đi đã, sau khi đến mùa thu thì sẽ có được hạnh phúc”.

Hai anh em nói: “Vâng ạ”. Thế là ông Mặt Trời liền dạy họ phương pháp trồng dưa. Và dặn họ mỗi ngày hãy tưới nước cho dưa một lần, còn cần nhỏ một giọt máu ở ngón giữa vào trong nước tưới, mỗi ngày một lần, không được có sai sót. Ông Mặt Trời nói xong liền đi mất.

Ngày hôm sau, hai anh em liền làm theo những lời căn dặn của ông Mặt Trời, thấm thoắt đã nửa tháng trôi qua, lúc mới bắt đầu người anh vẫn làm theo những gì mà ông Mặt Trời căn dặn, sau thời gian lâu, người anh bèn nghĩ: “Mỗi ngày đều như vậy, thật là mệt mỏi biết bao, hạnh phúc đâu chẳng thấy, còn cần mỗi ngày phải nhỏ một giọt máu, chẳng có lời gì cả”. Thế là mỗi ngày chỉ gánh nửa thùng nước, rồi nhặt hai cục đất đỏ bỏ vào trong thùng mà khuấy khuấy đều và tưới cho những cây dưa con.

Còn người em, vì để cho dưa sinh trưởng được tốt mà mỗi ngày cậu tưới đến hai lần nước, nhỏ hai giọt máu. Còn xới đất bắt sâu cho dưa.

Mùa thu sắp đến, tất cả số dưa lớn nhỏ trong ruộng dưa đều mọc khắp mặt đất. Trong đó có một quả dưa hấu đặc biệt lớn, người anh nhìn thấy trong lòng nghĩ rằng trái dưa này sau này ta sẽ cần, có một quả dưa vừa nhỏ vừa lép, người anh nhìn thấy còn đá cho hai cái, lòng nghĩ trái dưa này thật là khó coi, ta không cần.

Một ngày kia, ông Mặt Trời lại đến. Ông gọi tất cả mọi người cùng tụ họp lại và nói: “Mọi người đã vất vả suốt một năm trời, bây giờ chúng ta hãy bắt đầu chia dưa”. Ông Mặt Trời kéo tua dưa một cái, nói: “Dưa hấu lớn, dưa hấu nhỏ, đều tự lăn về nhà của mình đi”. Ngay tức khắc, tất cả số dưa lớn nhỏ đều lăn về phía chủ nhân của mình. Quả dưa lớn nhất kia lăn về phía người em, quả dưa nhỏ nhất kia thì lăn về phía người anh. Người anh vừa nhìn thấy vậy liền lớn tiếng la lên: “Ông Mặt Trời không công bằng, tại sao lại đem quả dưa nhỏ nhất cho con chứ ?” Ông Mặt Trời ung dung bình tĩnh mà lấy ra một quyển sách ở dưới tua dưa, nói: “Con hãy tự xem những việc con làm trong suốt một năm nay, hãy xem những gì mà em con đã làm trong suốt một năm nay nữa. Như vậy chẳng phải rõ ràng rồi sao?” Người anh đón lấy cuốn sách vừa xem xong, mặt đỏ ửng, cúi gầm mặt xuống.

Từ đó, quả dưa hấu lớn của người em mỗi ngày đều sinh ra những món ăn ngon và những bộ quần áo đẹp, muốn cái gì thì có cái nấy. Còn quả dưa hấu nhỏ của người anh, những thứ sinh ra đều là cơm thừa canh cặn và những bộ áo rách rưới, muốn cái gì cũng không có được.

Từ trong câu chuyện này, bạn có được gợi ý gì không? Bất thất bất đắc, không mất thì không được, hạnh phúc là do chính mình tạo ra.

Thứ Tư, 19 tháng 8, 2015

Tản mạn về lòng tin: Hãy cứ dại khờ!

Tony Buổi Sáng: Trên mạng, thỉnh thoảng lại có câu chuyện bạn trẻ cho tiền người ăn xin rồi sau đó đi theo quan sát, thấy họ giả vờ để được thương hại, nên tức tối, day dứt khôn nguôi, rồi từ đó thấy hành khất thật giả gì cũng lạnh lùng.

Gieo mầm niềm tin

Có lẽ các bạn cũng không sai, cho thì luôn mong muốn mình cho đúng chỗ, đúng người. Nhưng cuộc sống không phải luôn luôn đúng như mình mong muốn mà nếu chúng ta cứ nhìn đời sống bằng con mắt nghi ngờ, e rằng lòng nhân ái sẽ từ từ mất đi.


Cho, thì cũng phải biết quên.

Cho thì nên đặt niềm tin, phải có lòng tin. Nếu không tin, tốt nhất là không làm từ thiện. Để hạn chế “sai sót” trong lòng tin, trước khi cho cần có nhận định tốt – xấu, đúng – sai, và khi cho đi nên tin điều mình làm sẽ tạo ra thay đổi, có những thay đổi mà mình không lường trước được.

Nhưng làm từ thiện chính là làm cho mình. Cho mình sự thương yêu, lòng trắc ẩn. Và cả tính hào sảng. Họ dùng làm gì kệ họ, mình cứ tin là họ làm đúng, mình sẽ ăn ngon ngủ yên.

Lòng tin vô cùng cần thiết trong nhiều khía cạnh đời sống. Hôn nhân chẳng hạn, chọn vợ chọn chồng, cứ tìm hiểu rồi cưới. Cưới thì phải tin nhau như 2 trong 1 vậy. Chứ sao vợ chồng mà còn thậm thụt tiền bên ngoại tiền bên nội, quỹ đen quỹ đỏ, nhắn tin trong nhà tắm, rồi có người lén vợ hoặc chồng đi vắng thì mở tin nhắn ra coi, mở email ra đọc? Do không tin nhau mới làm vậy.

Nhiều người vợ không cho chồng đi nhậu, đi mát xa cũng lỗi tại chồng, đã làm gì để cô ấy không tin như vậy? Và các cô vợ cũng vậy, đã chấp nhận cho chồng ra ngoài làm ăn sao lại cứ kè kè theo giữ? Phải tin chồng mình chứ. Nếu cho rằng chồng không đủ bản lĩnh từ chối cám dỗ thì giữ cũng không để làm gì ngoài thất vọng mà thôi.

Mọi thứ trên Trái đất này, theo tôi, trừ 4 tài sản riêng có của mỗi người là nhân cách, trí tuệ, thể lực, vốn sống… mọi cái khác là vật ly thân, càng giữ càng mất, càng tin càng được.

Nhiều bạn khởi nghiệp nhưng không thành, vì thiếu mất sự hào sảng. Đã nhận nhân viên vô làm thì phải tin họ. Sau thời gian thấy họ thay đổi so với ban đầu thì có thể yêu cầu thôi việc. Đừng tò mò dòm ngó, lục lọi email giấy tờ, dòm ngó các quan hệ cá nhân… khiến nhân viên ức chế mà mình ức chế còn nặng hơn.

Đối tác làm ăn cũng vậy. Đã giao dịch thì phải tin. Kiểm tra đã đời đi, rồi ký hợp đồng. Ký rồi phải tin nhau, không tin không làm ăn được. Bên mua thì sợ bên bán không giao hàng, giao hàng sai. Bên bán thì sợ bên mua không thanh toán, thanh toán không đúng hạn… Cuối cùng giao dịch không diễn ra. Làm 10 lần có thể mất 1 lần, không sao cả, mình càng có kinh nghiệm, nhưng đừng để mình mất lòng tin với mọi đối tác. Đầu óc chúng ta nên giữ bình yên phóng khoáng mới làm được điều hay chứ không thể ngồi thấp thỏm lo âu chỉ cho một đơn hàng, một giao dịch kinh tế.

Mọi sự tan vỡ trong hôn nhân, trong tình bạn, trong làm ăn… đều bắt nguồn từ sự không tin nhau.

Sẽ có lúc phải trả giá cho lòng tin. Nhưng thà như thế còn hơn. Vì người có lòng nghi ngờ thì không có gì, kể cả sự trải nghiệm.

Tuổi trẻ có gì? Tiền bạc ít, tri thức thì đang lĩnh hội từ từ, trải nghiệm cũng ít, kinh nghiệm sống cũng ít, địa vị xã hội cũng chưa… chỉ có cái nhiệt tình tuổi trẻ. Vậy thì hãy nhiệt tình cống hiến, nếu bạn không muốn cống hiến, thì bạn còn lại gì để gọi là tuổi trẻ? Đã “cống” đã “hiến” thì cứ phải quên đi. Cống chút lương cho trẻ em vùng núi thì khó chịu, sợ tổ chức từ thiện nó ăn mất nên cuối cùng không gửi đồng nào. Hiến chút máu cho cộng đồng thì đòi “hạch toán chí phí, lãi lỗ thế nào, sao lấy máu của tôi cho tôi có hộp sữa cân đường mà lại bán máu cho bệnh nhân” trong khi họ không hề biết là chi phí xử lý 1 đơn vị máu tới hơn 1 triệu và giá bán ra quy định cho bệnh nhân là dưới 500.000 đồng, Nhà nước vẫn đang bù lỗ.

Muốn làm nên nghiệp lớn, cứ phải có lòng tin và sự hào sảng. Dù ai đó chê là ngu, chê dại, chê khờ, kệ họ.

Cái giá trị nhất của mỗi cá nhân, gia đình, công ty và lớn hơn nữa như dân tộc, quốc gia chính là lòng tin. Dù cứ phải trả giá cho vài giây phút dại khờ. Nhưng không sao cả.

Steve Jobs, thiên tài trong thế kỷ này, có nói: “Hãy cứ khát khao, hãy cứ dại khờ“.

Bạn nghĩ như thế nào về lòng tin trong cuộc sống đôi khi có những thật giả quanh ta? Bạn có đồng ý với cách nhìn của Tony buổi sáng không? Mọi ý kiến chia sẻ bạn đọc xin bình luận phía dưới. Chân thành cám ơn.

Thứ Ba, 18 tháng 8, 2015

Câu nói của bố khiến con cả đời muốn làm người chân thật

Trong cuộc sống, có những thứ khiến cho ta không ngừng suy ngẫm và cũng có những câu nói là định hướng cho ta suốt cuộc đời. Chỉ với câu nói “Bây giờ đã là 4 giờ 12 phút rồi” của bố, chàng thanh niên trở thành một người chính nghĩa.


Ảnh minh họa

Có một ông bố người Mỹ, tranh thủ ngày nghỉ cuối tuần đã đưa cậu con trai 9 tuổi đi câu cá, bên bờ sông có một biển thông báo ghi: “Thời gian câu cá: Bắt đầu từ 9 giờ sáng và kết thúc lúc 4 giờ chiều”. Vừa đến bờ sông, ông bố đã yêu cầu cậu con trai đọc rõ ràng những chữ viết trên biển thông báo. Cậu con trai sau khi đọc đã hiểu rất rõ rằng thời gian câu chỉ được đến 4 giờ chiều là phải dừng lại.


Hai bố con bắt đầu thả câu từ lúc 10:30 sáng, mãi đến khoảng 3: 47 phút buổi chiều, cậu con trai mới phát hiện cần câu cuối cùng đã uốn cong và sắp chạm mặt nước, mà con cá dưới mặt nước kia quả thực có sức kéo rất mạnh. Cậu bé kêu to gọi bố đến trợ giúp, với biểu hiện này có vẻ như sẽ câu được một con cá rất to!

Ông bố một mặt trợ giúp cậu con trai kéo cần, một mặt nhân tiện cơ hội dạy bảo cậu bé cách để kéo được con cá to lên. Hai bố con cùng nhau kéo cần câu một lát, cuối cùng cũng kéo lên được một con cá rất to, có chiều dài khoảng 65cm, bề rộng khoảng 22 cm, nặng chừng 7 – 8 kg.

Ông bố hai tay bê con cá to lên và cùng cậu con trai ngắm vuốt một lúc, cậu con trai tỏ ra vô cùng vui mừng và đắc ý. Đột nhiên không ngờ lúc đó, ông bố liếc mắt nhìn chiếc đồng hồ rồi tắt hẳn nụ cười mà nghiêm mặt nói với cậu con trai: “Con yêu, con nhìn đồng hồ xem, bây giờ đã là 4:12 rồi! Theo quy định chỉ có thể được câu đến 4:00 là phải dừng lại, vì thế chúng ta nhất định phải đem con cá này thả nó xuống sông thôi”.

Cậu con trai nghe xong cũng liếc qua chiếc đồng hồ trên tay, đúng là đã 4:12 rồi, nhưng cũng không bằng lòng với bố mà nói: “Thế nhưng lúc mà chúng ta câu được vẫn còn chưa đến 4:00 mà bố! Cho nên con cá này chúng ta vẫn có thể mang về nhà!”.

Cậu bé vừa nói vừa biểu lộ vẻ mặt hi vọng vùng với giọng nói khẩn cầu bố, nhưng ông bố vẫn trả lời ngay lập tức: “Quy định chỉ có thể câu đến 4:00, chúng ta không thể vi phạm quy định được. Cho dù lúc con cá này mắc câu là trước 4:00 đi nữa, thì khi chúng ta câu lên cũng đã là quá 4:00 rồi, cho nên bắt buộc phải thả nó đi”.

Cậu bé nghe bố nói xong, lại một lần nữa khẩn cầu bố: “Bố ơi! Đây là lần đầu tiên, mà cũng là lần đầu tiên con câu được con cá to như này, mẹ nhất định sẽ rất vui. Ở đây lại không có ai nhìn thấy, bố cho con mang nó về được không ạ?”.


Ông bố trả lời dứt khoát: “Không thể vì không có ai nhìn thấy là nói có thể mang về nhà được. Con đừng quên rằng, Thần đang nhìn! Thần biết chúng ta làm những gì”.


Nói xong, ông bố lập tức cùng cậu con trai bê con cá lên, đem nó thả lại dòng sông. Cậu con trai ngấn nước mắt mà nhìn con cá to bơi xa, không nói thêm một câu nào nữa, lặng lẽ cùng bố thu dọn đồ câu và trở về nhà.

Hơn 10 năm sau, cậu bé này đã trở thành một vị luật sư tốt nổi tiếng. Trong phòng khách ở văn phòng làm việc của anh ta có treo một tấm biển, trên đó viết: “Khi các bạn nói, có thì nói có, không thì nói không, nói sai khác đi là lời nói xuất ra từ người gian ác”.

Mỗi người đến tìm anh ta để bào chữa, đầu tiên anh đều mời họ đọc qua một lần câu nói này, sau đó nói với họ: “Nếu như tôi phát hiện ra bạn có che dấu tình tiết vụ án, hoặc là không thành thật, tôi sẽ lập tức từ chối biện hộ cho bạn. Tôi không cách nào giúp giải oan cho người không thành thật, bởi vì như thế là vi phạm tín ngưỡng lương tri của tôi”.

Vị luật sư này tên là G Eorg E Hamilton, làm việc tại thành phố New York – Mỹ. Một câu nói nổi tiếng của anh ấy là: “Tôi không bao giờ “cãi chày cãi cối”, tôi chỉ là từ tình huống thực tế mà nói ra chân tướng sự thật, bởi vì mỗi lời tôi nói Thần đều biết”.

Câu chuyện này là câu chuyện thật mà tôi được chứng kiến, nó không phải là hư cấu. Có một lần khi tôi tới bờ biển phía tây đảo Vancouver của Canada du lịch, lúc tôi dừng chân bên bờ biển ngắm cảnh, cách đó không xa có mấy thanh niên đang câu cá, nhưng thấy một người câu lên được một con cua, nhưng cũng không đem nó thả vào rỏ đựng, mà lấy ra một cái thước đo đạc một hồi, sau đó tôi cũng không ngờ, anh ta đã đem con cua quăng trả lại biển.

Tôi tò mò đến lại gần tìm hiểu thì chỉ thấy có một biển thông báo dựng đứng, trên đó ghi: “Chỉ câu cua có độ dài hơn 15cm”, tôi không hỏi cũng biết ngay, hóa ra vừa rồi người thanh niên kia câu được con cua, rồi cầm thước đo thân con cua, phát hiện độ dài của nó không thỏa mãn điều kiện là vượt qua 15cm, liền mang con cua thả lại biển khơi.

Thứ Hai, 17 tháng 8, 2015

Rambo huyền thoại: Chỉ cần bạn còn sống, thành công chưa bao giờ rời xa

Đây có lẽ là 1 câu chuyện BUỒN có hậu mà cũng truyền cảm hứng nhất được lưu lại tại Hollywood. Trong lúc cuộc sống đang lấp đầy hỉ nộ ái ố, thì câu chuyện dưới đây sẽ tưới mát tinh thần và ý chí mình cho những ai đang tuyệt vọng.


Tên ông ấy là Sylvester Stallone, một trong những ngôi sao điện ảnh Mỹ nổi tiếng và thành công bậc nhất từ trước đến giờ, nhưng hãy nghe kể về những ngày xa xôi ấy, khi Stallone chỉ là 1 diễn viên vô danh, vật lộn với những vai diễn nhỏ và thường xuyên bị từ chối trong các buổi thử vai.

Cuộc sống của Stallone có lúc ở đỉnh điểm của sự cùng cực khi bị trục xuất khỏi nhà thuê vì không có tiền, phải lang thang trên đường phố. Không còn 1 xu dính túi để mua đồ ăn, vất vưởng 3 ngày liền tại trạm xe buýt, ông đã phải nén nỗi đau để bán đi chú chó – người bạn đồng hành mà ông vô cùng yêu quý chỉ bởi không còn gì cho nó ăn.

Stallone bán chó cho 1 người lạ gần 1 quán rượu với giá chỉ $25. Ông kể rằng khi ông trao người bạn đó vào tay người lạ, ông đã quay lưng đi trong nước mắt dàn dụa.

Hai tuần sau đó, Stallone vô tình xem được trận đấm bốc giữa 2 võ sĩ Mohammed Ali và Chuck Wepner, trận đấu này là tác nhân thay đổi cuộc đời ông từ đó. Kịch tích của trận đấu đã truyền cảm hứng cho Stallone viết nên kịch bản phim sau này vô cùng nổi tiếng, ROCKY. Ông hoàn thành kịch bản sau 20 giờ liên tục viết, dòng chữ tuôn trào đầy cảm xúc.

Stallone đem chào bán ROCKY và nhận được phản hồi từ 1 nhà làm phim đồng ý với mức giá $125.000 cho kịch bản 20 giờ viết đó. Tuy nhiên, Stallone kèm 1 yêu cầu khi bán: ông sẽ đóng vai chính trong bộ phim đó! Vâng, không ai khác, mà là chính ông – một diễn viên nhỏ vô danh bấy giờ, sẽ là vai chính trong bộ phim do chính ông viết.

Tất nhiên, nhà làm phim hoàn toàn không đồng ý, họ muốn 1 diễn viên thực thụ – một ngôi sao gạo cội bấy giờ chứ không phải “một gương mặt không tên tuổi với biểu cảm thiếu tự nhiên và giọng nói nực cười”, họ trả lời. (Những biến chứng mà mẹ ông gặp phải khi sinh hạ khiến cho phần trái cơ mặt của Stallone – bao gồm một phần môi, cằm và lưỡi vĩnh viễn bị liệt. Đó là lý do tại sao khán giả thường thấy gương mặt ông có vẻ thiếu tự nhiên khi diễn và có cách nói với chiếc môi trễ xuống đặc trưng)*.

Và Stallone nhận lại kịch bản, ra về.

Một vài tuần sau, nhà làm phim gọi lại cho ông, họ nâng mức giá lên $250.000, ông lại một lần nữa từ chối con số khổng lồ đó. Họ tiếp tục nâng giá lên $350.000. Ông TIẾP TỤC từ chối. Họ muốn kịch bản của ông, còn ông lại chỉ muốn mình là vai chính trong phim. Ông từ chối tiền khi tiền ở thời điểm đó là thứ ông thiếu, là nguyên nhân cho những bi kịch liên tiếp bấy giờ của ông. Tất cả nhờ 1 niềm tin cho mơ ước!

Cuối cùng, nhà làm phim nhượng bộ, họ đồng ý cho ông thủ vai chính với mức giá trả cho kịch bản phim giảm xuống còn $35.000. Những ngày tháng sau đó của Stallone đã trở thành cái tên gạo cội của Hollywood.



Sylvester Stallone hóa thân thành Rambo, trong loạt phim cùng tên.

Bản thân ông lao vào tập luyện không ngừng nghỉ trong khoảng nửa năm để có vóc dáng như một võ sĩ quyền Anh thực thụ. Đôi chân mỏi rã rời do tập chạy, các đốt ngón tay sưng vù do tập đấm… tất cả những đau đớn đó đều được Stallone chấp nhận hy sinh, VÌ MỘT VAI CHÍNH.

Bộ phim sau đó trở thành hiện tượng phòng vé, thu về tới 225 triệu USD trên toàn cầu và trở thành bộ phim ăn khách nhất năm 1976. Không chỉ thành công rực rỡ về mặt thương mại, tác phẩm này còn được đề cử 10 giải Oscar và chiến thắng ba giải (bao gồm cả “Phim hay nhất”). Nhân vật Rocky trở thành một biểu tượng văn hóa, một tấm gương về sự vươn lên và sau này còn được dựng tượng tại thành phố Philadelphia. Sylvester Stallone trở thành người đầu tiên kể từ hai huyền thoại Charlie Chaplin và Orson Welles được đề cử Oscar cho “Nam diễn viên chính” lẫn “Biên kịch”.

Và bạn biết điều đầu tiên Stallone làm với $35.000 tiền kịch bản là gì không? Ông đã tìm cách mua lại chú chó mà ông đã bán đi ngày nào. Tình yêu với người bạn ông từng gắn bó đã khiến ông đứng đời bên quán rượu trong 3 ngày chỉ để chờ đợi gặp người đã bán chú chó ấy. Đến ngày thứ 3, ông thấy người đàn ông và con chó của mình. Ông giải thích mong chuộc lại chú chó của mình với giá $100, người kia từ chối, ông nâng mức giá lên $500, rồi $1000… và cuối cùng bạn tin không, Stallone đã phải dùng $15.000 để mua lại chú chó từng bán chỉ với $25.

Và ngày nay, chúng ta biết đến 1 Stallone thành công, 1 huyền thoại phim hành động với quá khứ từng rơi vào bi kịch cùng cực.



Nghèo khó, gian nan đúng là tệ. RẤT TỆ. Nhưng hãy nghĩ về một VAI CHÍNH. Bạn hẳn có một VAI CHÍNH chứ? Một ước mơ đẹp, và bạn vô cùng mong muốn biến ước mơ thành hiện thực?

Đời thì chẳng bao giờ đẹp như mơ. Bạn vấp phải rất nhiều khó khăn, nhiều trở ngại để đến được ước mơ của mình. Và dường như ông trời cứ ném những khó khăn đó tới bạn để ngăn cản bạn đi đến thực hiện ước mơ?

Cuộc đời lúc nào cũng vậy, luôn đầy khó khăn, đầy thử thách. VỚI BẤT KỲ AI, cuộc đời cũng ném đầy gian nan vào những lúc mình gặp sự cố, nhưng bạn ơi, đừng để các cánh cửa đóng lại vô vọng trước mắt bạn, đừng để sự khinh mạt, thói lọc lừa và những gian nan đè nát ước mơ của bạn, dù bạn có gặp bi kịch đến mức phải lang thang trên đường phố như Stallone đã từng.

Phải rồi, xã hội mà, con người mà, họ có thể đánh giá bạn qua diện mạo của bạn, qua những gì bạn có, nhưng đừng bao giờ để họ cướp đi ước mơ của bạn.

Hãy tiếp tục ước mơ, ĐỪNG BAO GIỜ đầu hàng số phận. Chính bạn, không ai khác, chính bạn mới là người đưa ra quyết định phải đi tiếp thế nào chứ không phải suy nghĩ hay ánh nhìn ác ý từ người khác.

Chỉ cần bạn còn sống, thành công chưa bao giờ rời xa.

Thứ Năm, 13 tháng 8, 2015

Bài học từ cô phục vụ quán: Có lý thì chẳng dại gì phải nổi đóa

Người có lý mà cãi với người vô lý cộng ngang bướng thì chỉ có chuốc bực tức vào thân, cách cô phục vụ bàn dưới đây xử lý một vị khách khó tính của mình có lẽ sẽ cho bạn bài học ứng xử thú vị.



“Phục vụ đâu! Đến đây mau lên! Đến đây mau lên!”. Vị khách lớn tiếng la lên, chỉ vào cái ly trước mặt, mặt lạnh như tiền nói: “Nhìn xem! Sữa bò của mấy người bị hư rồi, làm hỏng hết ly hồng trà của tôi rồi này!”

“Thật là xin lỗi!”, cô phục vụ đáp lễ rồi cười nói:“Tôi sẽ lập tức đổi cho anh một ly khác”.

Ly hồng trà mới rất nhanh đã được bưng lên, bên cạnh cái đĩa cũng giống như ly trà trước đó, có để vài miếng chanh tươi và sữa bò. Cô phục vụ nhẹ nhàng đặt xuống trước mặt vị khách, lại dịu dàng nói: “Tôi có thể góp ý với anh một chút được không, nếu như đã cho chanh vào rồi, thì đừng nên cho sữa bò vào, bởi vì a-xít của chanh sẽ khiến cho sữa bị vón cục”.

Người khách nghe xong, mặt đỏ ửng, vội vã uống hết ly trà, rồi bỏ đi.

Có người cười hỏi cô phục vụ: “Rõ ràng là do anh ta ngốc, sao cô không nói thẳng ra đi? Anh ta lớn tiếng gọi cô thô lỗ như thế, tại sao cô không đáp trả lại?”

“Chính bởi anh ta thô lỗ nên phải cần dùng cách khéo léo để đối đãi, nếu mà lời có lý, nói ra người khác sẽ hiểu ngay thì đâu cần phải lớn tiếng”. Cô lại nói thêm: “Người mà lý không ngay, thường dùng khí thế để chèn ép người ta. Còn người có lý chỉ cần dùng sự ôn hòa là có thể giải quyết vấn đề lại còn kết giao thêm bạn”.

Ai nấy nghe xong đều gật đầu mỉm cười, càng thêm ấn tượng tốt với quán ăn này. Những ngày sau đó, họ mỗi lần nhìn thấy cô phục này, đều nhớ đến lí luận “có lý mà ôn hòa” của cô, đồng thời cũng dùng hành động của mình để chứng minh lời của cô thật chuẩn xác…..

Họ cũng thường trông thấy người khách từng thô lỗ lớn tiếng kia nay đã giữ được nét mặt ôn hòa, ăn nói nhỏ nhẹ khi trò chuyện với cô phục vụ.

Cảm ngộ:

Chúng ta thường hay chú trọng việc “có lý mà cứng rắn” mà lại thường hay xem nhẹ chỗ tuyệt diệu của việc “có lý mà ôn hòa”.

Người ta thường nói: Có lý không nằm ở chỗ lớn tiếng, huống nữa là chưa chắc bạn đã có lý? Trái lại, đối với sự vô tri, thô lỗ của người khác, chúng ta là lấy việc “ăn miếng trả miếng” hay “lấy nhu khắc cương” đây?

Xin đừng quên rằng: Cần lấy sự ôn hòa để kết bạn vậy!

Thứ Ba, 11 tháng 8, 2015

Cậu bé và cây cổ thụ, đọc xong thấy lòng chua xót mãi không thôi

Cậu bé và cây cổ thụ, sau khi đọc xong, trong lòng cứ mãi chua xót không thôi………


Cách đây rất lâu rất lâu, một cây cổ thụ vừa cao vừa lớn……..

Có cậu bé nọ, mỗi ngày đều đến bên cây, cậu leo trèo hái quả ăn và nằm ngủ dưới bóng cây. Cậu yêu cây cổ thụ, cây cổ thụ cũng thích được chơi đùa cùng cậu.

Về sau, cậu bé đã khôn lớn, không còn chơi đùa hàng ngày như trước nữa.

Một ngày nọ, cậu lại đến bên cây, dáng vẻ rất là sầu khổ. Cây cổ thụ muốn được chơi đùa cùng cậu, nhưng cậu bé nói: “Không được, mình đã không còn nhỏ nữa, không thể chơi đùa cùng cậu như trước được nữa, mình muốn có đồ chơi, nhưng lại không có tiền để mua”.

Cổ thụ nói: “Thật đáng tiếc, mình cũng không có tiền, nhưng mà cậu hãy hái tất cả hoa quả của mình xuống rồi đem đi bán, không phải sẽ có tiền rồi sao?”.

Cậu bé vô cùng kích động, liền hái hết tất cả số trái trên cây, vui vui vẻ vẻ đi mất.

Sau đó, cậu bé trong một khoảng thời gian dài không còn ghé đến nữa. Cây cổ thụ rất đau lòng………

Cậu có thể chặt hết cành cây của mình xuống, rồi đem đi dựng nhà……….


Rồi một ngày kia, cậu bé cuối cùng đã đến, cổ thụ hăng hái rủ cậu chơi đùa như trước. Cậu bé nói: “Không được, mình không có thời gian, mình còn phải làm việc nuôi gia đình nữa, chúng mình rất cần một căn nhà, cậu có thể giúp mình không?”

“Mình không có nhà, nhưng cậu có thể cưa chặt hết tất cả cành cây của mình, rồi đem đi mà dựng nhà”, cổ thụ nói.

Thế là cậu bé cưa chặt hết tất cả cành cây, vui vui vẻ vẻ chuyển đi dựng nhà.

Nhìn thấy cậu bé vui mừng, cây cũng vui theo.

Từ đó, cậu bé lại không còn đến nữa.

Cổ thụ rơi vào trạng thái cô đơn và buồn bã.

Mùa hè một năm nọ, cậu bé lại quay lại, cây cổ thụ mừng rõ: “Đến đây nào bạn, hãy cùng chơi với mình đi”.

Hãy chặt lấy thân cây của mình, đem đi làm chiếc thuyền vậy………

Cậu bé lại nói: “Tâm trạng mình không tốt, mỗi ngày một già thêm, mình muốn giương buồm ra biền, thả lỏng một chút, cậu có thể cho mình một chiếc thuyền không?”.

Cổ thụ nói: “Hãy chặt lấy thân cây của mình, rồi đem nó đi đóng thuyền đi!”.

Thế là cậu bé đã chặt thân cây cổ thụ xuống, chế tạo một chiếc thuyền, rồi lên thuyền ra biển khơi, rất lâu đều không thấy trở về.

Cây cổ thụ rất lấy làm vui mừng, nhưng …..

Con à, ta đã không còn gì để có thể cho con nữa rồi……..
Rất nhiều năm đã qua đi, cậu bé cuối cùng đã trở về, cổ thụ nói: “Xin lỗi, con à, ta đã không còn gì có thể cho con nữa rồi, ta cũng không còn trái cây nữa”.

Cậu bé nói: “Răng của mình đều rụng hết cả rồi, không còn ăn trái cây được nữa”.

Cổ thụ lại nói: “Ta cũng không còn thân cây, để cho cậu leo trèo như xưa nữa”.

Cậu bé nói: “Mình đã già quá rồi, không còn sức để leo nữa”.

“Mình không còn có gì có thể cho cậu nữa……., chỉ còn lại bộ rễ đang dần dần chết khô đi”, cổ thụ nước mắt lưng tròng nói.

Cậu bé nói: “Bao nhiêu năm đã trôi qua rồi, bây giờ tớ cảm thấy mệt mỏi lắm rồi, cái gì cũng không cần nữa, chỉ cần một chỗ để nghỉ ngơi thôi”.

“Được thôi! Cội rễ là nơi thích hợp nhất để ngồi nghỉ, đến đây, hãy ngồi xuống cùng mình nghỉ ngơi đi!”.

Cậu bé ngồi xuống, cổ thụ mừng đến chảy nước mắt……….

Bạn có thấy câu chuyện ấy quen thuộc không, đây chính là câu chuyện của bất kì ai, cây cổ thụ trong câu chuyện này chẳng phải chính là cha mẹ của chúng ta.

Lúc còn nhỏ, chúng ta thích được chơi đùa cùng cha mẹ…Sau khi lớn lên rồi, chúng ta liền rời xa họ, chỉ những lúc cần có điều gì đó hoặc khi gặp phiền não, chúng ta mới trở về bên cạnh họ.

Vậy mà cha mẹ chúng ta vẫn như cây cổ thụ kia, sẵn sàng đón nhận chúng ta, sẵn sàng cho đi tất cả những gì của bản thân để cố gắng hết sức khiến chúng ta vui lòng.

Bạn có thể cho rằng cậu bé đối với cái cây thật rất tàn nhẫn, nhưng phải chăng đây cũng chính là cách mà chúng ta đối đãi với ba mẹ mình.

Đời người quả thật là như vậy.

Xin các bạn hãy trân quý quãng thời gian ở cùng với ba mẹ, bởi vì sẽ có lúc: “Cây muốn yên mà gió chẳng ngừng, con muốn hiếu dưỡng nhưng ba mẹ đã không còn nữa rồi!”.

Thứ Năm, 6 tháng 8, 2015

Bao nhiêu giày cỏ mới đủ cho một chuyến đi dài?

Bao nhiêu đôi giày cỏ mới đủ cho một chuyến đi dài? Thực tế điều này phụ thuộc vào ý chí và quyết tâm, hãy tự hỏi bản thân rằng bạn muốn đi xa đến đâu.


Bao nhiêu đôi giày cỏ mới đủ cho chuyến hành trình của bạn đây? (Ảnh minh họa)

Có một hòa thượng quyết định sang Tây phương lấy Kinh, liền bái biệt sư phụ.


“Con dự định khi nào sẽ khởi hành?”, sư phụ hỏi.

“Tuần sau, thưa thầy”, vị hòa thượng cung kính trả lời.

Sư phụ lại hỏi: “Tại sao lại là tuần sau?”

“Bởi vì đường sá xa xôi, vậy nên con đã nhờ người ta làm mấy đôi giày cỏ, tuần tới sau khi giao hàng rồi, con sẽ khởi hành ngay”.

Sư phụ cúi đầu trầm ngâm một lúc, nói: “Ừm, suy nghĩ của con thật là chu đáo. Không bằng như vậy đi, cũng không cần nhờ người ta làm giày cỏ gì nữa cả, ta sẽ xin các tín chúng quyên góp là được rồi, như vậy sẽ nhanh hơn”. Vị hòa thượng cảm thấy lời kiến nghị của sư phụ quả thật là rất hay, liền nhận lời ngay.

Chỉ là không biết sư phụ đã nói với bao nhiêu người, hôm đó lại có đến mấy chục vị tín chúng mang giày cỏ đến tặng, từng đôi từng đôi giày cỏ chất đầy một góc nhỏ thiền phòng.

Sáng sớm hôm sau, một tín chúng mang cây dù đến, tỏ ý muốn tặng cho hòa thượng. Hòa thượng không hiểu tại sao, hỏi: “Dám hỏi thí chủ, sao ông lại muốn tặng dù?”.

“Sư phụ của ngài nói rằng ngài sắp đi xa, trên đường e rằng ngài sẽ gặp phải mưa to, vì vậy ông đã hỏi tôi có thể tặng dù cho ngài không. Tôi vô cùng kính phục quyết tâm của ngài, liền nhận lời ngay”. Vị hòa thượng hợp thập thu nhận cây dù, trong lòng vô cùng cảm động trước sự chu đáo của sư phụ.

Tuy nhiên, hôm nay không chỉ một người mang dù đến mà là mười người, hai mươi người,……..đến buổi tối, trong thiền phòng của ông rốt cuộc đã chất đến gần năm chục cây dù.

Sau buổi tối, sư phụ bước vào thiền phòng của ông: “Đã chuẩn bị thế nào rồi? Giày cỏ và ô dù đã đủ dùng chưa?”.

“Đủ rồi, đủ rồi, thầy ạ”.

Vị hòa thượng chỉ về số giày cỏ và ô dù ở trong phòng, đã được chất thành đống như một ngọn núi nhỏ, nói: “Nhiều quá rồi, con không thể mang theo tất cả để khởi hành được”.

“Như vậy sao được?”, sư phụ không đồng ý mà nói rằng: “Trời có giống bão không đoán trước được, ai có thể biết được rằng con sẽ đi bao nhiêu dặm đường, trải bao nhiêu mưa gió đây? Lỡ như giày cỏ đi rách hết rồi, dù cũng không còn nữa, lại phải làm thế nào đây? Vẫn là hãy mang theo nhiều một chút, như vậy thỏa đáng hơn”.

“Nhưng mà………”

“Đúng rồi!”, sư phụ lại nói: “Con trên đường đi, nhất định sẽ gặp không ít những con sông con suối khác nữa, bắt đầu từ ngày mai, thầy xin tín chúng quyên góp thuyền bè, con cũng mang toàn bộ đi theo luôn………”

Vị hòa thượng lúc này mới hiểu được dụng tâm của sư phụ, anh quỳ xuống đất, cung kính nói:“Sư phụ, con đã minh bạch rồi! Đệ tử sẽ khởi hành ngay bây giờ, cái gì cũng không mang theo cả!”

Thể nghiệm trong tâm:

Điều sư phụ muốn nói với tiểu hòa thượng chính là hành trình về trời tây này có thành công hay không, điều quan trọng không phải là những vật ngoài thân có được trang bị đầy đủ hay không, mà là có “quyết tâm” vững chắc hay không.

Mang theo nhiều hành lý quá, gánh vác nặng nề, chắc chắn là không có cách nào để đi xa được. Hành trình thật sự chính là như vậy, hành trình của cuộc đời cũng là như thế! Khi gánh nặng trong tâm chúng ta quá nặng nề, có quá nhiều thứ “không bỏ được”, nó sẽ khiến chúng ta không cách nào cất những bước chân nhẹ nhàng thoải mái.

Buông bỏ những phiền não không cần thiết, chỉ mang theo một trái tim kiên định đi về phía trước, bạn sẽ đạt đến mục tiêu mau chóng hơn.

Thứ Tư, 5 tháng 8, 2015

4 câu chuyện có thể làm thay đổi nhân sinh quan của bạn

Bốn câu chuyện dưới đây rất bình dị nhưng mang ý nghĩa sâu sắc giúp chúng ta có cái nhìn lạc quan, tích cực hơn về cuộc sống.



Ba cái đồng hồ



Một cái đồng hồ nhỏ mới lắp ráp được đặt cạnh hai cái đồng hồ cũ, hai cái đồng hồ cũ chạy kêu tích tắc, tích tắc. Một cái đồng hồ cũ nói với cái đồng hồ nhỏ: “Em cũng nên làm việc đi, mà anh cũng thấy lo là sau khi em hết 3200 vạn lần em có chịu nổi không”. “Trời ạ, 3200 vạn lần!” Cái đồng hồ nhỏ giật mình: “Muốn em làm việc nhiều thế à? Em không làm được, không làm được”.

Một cái đồng hồ cũ khác nói: “Em đừng nghe nó nói lung tung. Chỉ cần mỗi giây em kêu ‘tích tắc’ là được”. “Sao có chuyện đơn giản như thế?” Cái đồng hồ nhỏ tỏ rõ nghi ngờ: “Nếu thế em sẽ thử xem”. Thế rồi cái đồng hồ nhỏ mỗi giây kêu ‘tích tắc’ một lần rất đơn giản, chẳng mấy chốc một năm trôi qua, quả nhiên nó đã chạy được 3200 vạn lần.

Không có gì đẹp hơn khi thực hiện nhiệm vụ của bản thân theo cách thật tự nhiên và đơn giản. Từ cỏ cây trong đồng ruộng đến các vì sao trên bầu trời đều được an bài tồn tại phù hợp với hệ thống của mình, màu sắc và vẻ đẹp tự nhiên tinh tế ở đó.


Trong xã hội con người, mọi việc đều có trật tự, được “gió thuận mưa hòa” chính là nhờ hàng ngày chúng ta thực hiện những nhiệm vụ lặt vặt của mình chứ không phải những công tích vĩ đại và những bàn luận xa xôi.

Khi chúng ta không còn mơ mộng



Lúc cùng bạn bè nói chuyện phiếm, mọi người thường luôn chia sẻ cho rằng cuộc sống thật rất mệt, từ sáng đến tối lúc nào cũng bận rộn không ngừng, thế nhưng tối ngồi nghỉ ngơi ngẫm lại vẫn thấy mình không làm được việc gì ra hồn, ngược lại còn có nhiều việc đổ vỡ, cảm thấy bản thân mất phương hướng. Đa số trường hợp khi hỏi mọi người có hay mơ mộng gì hay không, câu trả lời thường là: “Tuổi chừng này rồi, còn mơ mộng gì nữa!”

Vậy tại sao mơ mộng hay biến mất khỏi thế giới của người lớn, ai đã ngăn cản chúng ta mơ mộng. Phải chăng mơ mộng là độc quyền trong thế giới của trẻ thơ? Phải do chuyện cơm áo gạo tiền thiết thực hàng ngày khiến người ta nghĩ mơ mộng là thứ lâu đài trên cát?…

Có câu chuyện như sau:

Một người lên đỉnh núi vào tổ diều hâu bắt được con diều hâu non và đem về nhà nuôi. Người chủ nhốt nuôi trong chuồng gà, cho con diều hâu sống chung với những con gà. Theo thời gian, con diều hâu dần lớn lên, sải cánh cũng đầy đủ, người chủ muốn huấn luyện nó thành con chim săn mồi, nhưng vì xưa nay con diều hâu luôn sống chung với gà nên nó đã hoàn toàn biến thành con gà, không có khát vọng được bay lượn. Người chủ thử rất nhiều cách nhưng đều vô vọng, cuối cùng nghĩ ra cách mang nó lên trên đỉnh núi rồi ném xuống. Ban đầu con diều hâu cứ rơi tự do xuống như hòn đá, nhưng trong hoảng loạn nó cũng ra sức vùng vẫy đôi cánh, rồi sau một lúc nó đã bay được: bây giờ nó đã thành con diều hâu thực sự.


Tôi giật mình nghĩ, nếu không có mơ mộng người ta cũng giống như con diều hâu trong chuồng gà, sẽ đánh mất chính mình trong những thói quen thường ngày. Vì thế, cho dù cuộc sống có thế nào, dù nó không theo như những gì chúng ta dự tính, nhưng mơ mộng chính là vẻ đẹp mang đến sức mạnh cho tâm hồn, là nguồn động lực để chúng ta không bị lạc lõng mất phương hướng.

Không từ bỏ hy vọng



Có thí nghiệm như sau: Cho hai con chuột bạch vào trong thùng đựng nước, chúng sẽ ra sức vùng vẫy để tìm cách thoát thân, thời gian chúng duy trì khoảng 8 phút, nhưng khi chúng vùng vẫy được 5 phút thì bỏ vào một cái ván để chúng trèo lên. Vài ngày sau người ta lại tiếp tục cho hai con chuột bạch vào thùng nước như lần trước, lần này kết quả thật kinh ngạc: hai con chuột có thể duy trì thời gian vùng vẫy 24 phút, gấp 3 lần so với mức trước đây.

Người ta kết luận: lần sau hai con chuột kéo dài thời gian được nhiều hơn lần đầu như thế là nhờ sức mạnh tinh thần, chúng tin rồi sẽ có tấm ván giúp chúng thoát thân. Loại sức mạnh tinh thần này chính là tâm lý tích cực, nói cách khác tâm lý hy vọng vào một kết quả tốt đẹp sẽ đến.


Vì vậy cho dù bản thân rơi vào hoàn cảnh thế nào cũng không bao giờ nên từ bỏ hy vọng của mình, hãy giữ niềm tin vào những gì tốt đẹp, tâm lý tích cực sẽ giúp cuộc sống của bạn có sức mạnh.

Con chuột bị điếc



Có một bầy chuột tổ chức một cuộc thi leo trèo, đích đến là đỉnh một tháp vô cùng cao. Cả bầy chuột xúm quanh cái tháp xem trận thi đấu và cổ động. Trận đấu bắt đầu.

Thực tế, cả bầy chuột không con nào tin những con chuột nhỏ bé có thể trèo được tới đỉnh cái tháp cao như thế, chúng xôn xao bàn tán: “Khó quá!! Chắc chắn không ai trèo tới đỉnh được!” “Tuyệt đối không thể thành công, tháp quá cao!”

Những lời này làm các con chuột bắt đầu nhụt chí, cuối cùng chỉ còn có mấy con vẫn cố gắng leo lên. Đám chuột cổ động tiếp tục la hét: “Khó lắm!! Không ai đủ sức leo lên được đâu!” Càng lúc càng thêm nhiều con chuột mỏi mệt và bỏ cuộc, nhưng có một con vẫn tiếp tục không ngừng cố gắng leo lên, có vẻ như nó chưa bao giờ có ý từ bỏ.

Cuối cùng, khi tất cả những con chuột khác đều từ bỏ cuộc thi thì chỉ còn mình nó, sau bao công sức cuối cùng cũng lên đỉnh tháp và giành chiến thắng.

Đương nhiên câu chuyện sau đó là tất cả các con khác đều muốn biết bí quyết thành công của nó, một con chạy lên trước hỏi nó lấy sức đâu để hoàn thành được hành trình? Thế rồi bọn chuột phát hiện: thì ra con chuột chiến thắng bị điếc.


Đừng nghe và tin vào những người có thói quen nhìn vấn đề tiêu cực, vì họ chỉ làm tiêu tán ước mơ và hy vọng tốt đẹp của bạn! Hãy luôn ghi nhớ những lời nói mà bạn nghe giúp mình tràn đầy năng lượng, vì tất cả những gì bạn nghe được hoặc đọc được đều ảnh hưởng đến hành vi của bạn.

Thứ Ba, 4 tháng 8, 2015

Hai “ăn mày” đi dự đám cưới, câu chuyện xúc động lòng người

Vào ngày kết hôn, mẹ hỏi tôi: “Hai người trông giống ăn mày ngồi ở nơi vắng vẻ kia là ai vậy?
………Sau khi đọc xong tôi đã khóc..


Xin hãy kiên nhẫn đọc tiếp………..

Khi tôi nhìn sang, chợt thấy một ông lão đang nhìn chằm chằm về phía mình, bên cạnh còn có một bà lão. Thấy tôi nhìn sang, họ liền vội vã cúi gầm mặt xuống. Tôi không quen biết gì với cả hai người, nhưng nhìn họ cũng không giống những người ăn xin, quần áo họ mặc trông còn mới. Điều khiến mẹ nói họ giống ăn mày là vì cái lưng còng, bên cạnh còn có cây gậy.

Mẹ bảo Thiên Trì vốn là cô nhi, bên đó vốn không có người thân đến, nếu như không phải chỗ quen biết gì thì hãy đuổi họ đi.

“Thời buổi này, những người ăn xin rất là xấu nết, cứ thích đợi ở trước cửa nhà hàng, thấy nhà nào có đám tiệc liền giả làm người thân đến ăn chực”.

Tôi nói: “Chắc không vậy đâu mẹ, để con gọi Thiên Trì đến để hỏi thử xem sao?”

Thiên Trì giật mình hoảng loạn khiến cho những bó hoa tôi đang cầm trên tay rơi “bịch” xuống đất, cuối cùng anh ấp a ấp úng nói họ chính là ông chú và bà thím của mình.

Tôi khẽ liếc mẹ một cái, ý nói rằng suýt chút nữa đã đuổi người thân đi rồi.

Mẹ nói: “Thiên Trì, con không phải là cô nhi sao? Vậy thì người thân ở đâu ra vậy?”

Thiên trì sợ mẹ, cúi gầm mặt xuống nói đó là họ hàng xa của anh, rất lâu đã không qua lại rồi, nhưng kết hôn là chuyện lớn, trong nhà ngay cả một người thân cũng không đến, trong lòng cảm thấy rất đáng tiếc, vậy nên…..

Tôi dựa vào vai Thiên Trì, trách anh có người thân đến mà không nói sớm, chúng ta nên đặt cho họ một bàn, nếu đã là họ hàng thân thích thì không thể ngồi ở bàn dự bị được.

Thiên Trì ngăn lại, nói là cứ để họ ngồi ở đó đi, ngồi ở bàn khác họ ăn uống cũng không thấy thoải mái.

Mãi đến lúc mở tiệc, ông chú và bà thím cũng vẫn ngồi ở bàn đó.

Lúc mời rượu đi ngang qua bàn hai người ngồi, Thiên Trì do dự một hồi rồi vội kéo tôi đi ngang qua. Tôi ngoảnh đầu nhìn lại, thấy họ cúi mặt xuống đất, nghĩ ngợi một hồi, tôi kéo Thiên Trì trở lại: “Ông chú, bà thím, chúng con xin kính rượu hai người!”.

Hai người ngẩng đầu lên, có phần ngạc nhiên nhìn chúng tôi.

Đầu tóc hai cụ đều đã bạc trắng hết cả, xem ra già nhất cũng đã bảy tám chục tuổi rồi, đôi mắt của thím rất sâu, mặt tuy đối diện với tôi nhưng ánh mắt cứ lờ đờ, chớp giật liên hồi.

Tôi lấy tay quơ qua quơ lại vô định trước mặt bà thím, không thấy có phản ứng gì, thì ra bà thím là một người mù.

“Ông………ông chú…. bà thím….., đây là vợ con Tiểu Khiết, bây giờ chúng con xin được kính rượu hai người!”, Thiên Trì đang dùng giọng quê để nói chuyện với họ.

“Ờ…..ờ……”, ông chú nghiêng nghiêng ngả ngả đứng dậy, tay trái vịn vào vai của thím, còn tay phải run run nhấc ly rượu lên, lòng bàn tay đều là những vết chai màu vàng, giữa những khe móng tay dày cộm còn dính lại bùn đất màu đen.

Những tháng ngày bán mặt cho đất bán lưng cho trời khiến cho họ bị còng lưng quá sớm. Tôi kinh ngạc phát hiện rằng, chân phải của ông chú là một khoảng trống không.

Bà thím thì bị mù, ông chú thì bị què, sao lại trên đời lại có một đôi vợ chồng như thế?

“Đừng có đứng nữa, hai người hãy ngồi xuống đi”.

Tôi đi sang dùng tay dìu họ. Ông chú loạng choạng ngồi xuống, lúc ấy không hiểu tại sao bà thím lại nước mắt đầm đìa, chảy mãi không thôi, còn ông chú thì chẳng nói chẳng rằng lấy tay vỗ nhẹ vào lưng bà. Tôi thật muốn khuyên họ vài câu, nhưng Thiên Trì đã kéo tôi rời khỏi .

Tôi nói với Thiên Trì rằng: “Đợi đến khi họ về nhà hãy cho họ chút tiền đi, tội nghiệp quá. Hai người đều bị tàn tật cả, những tháng ngày sau này không biết ông bà phải sống thế nào đây”.

Thiên Trì gật gật đầu không có nói gì cả, chỉ ôm chặt lấy tôi.

Đêm trừ tịch đầu tiên sau ngày cưới

Thiên Trì bảo rằng dạ dày bị đau nên không ăn cơm tối được, cứ thế đi về phòng ngủ. Tôi bảo mẹ hãy nấu chút cháo, rồi cũng theo vào phòng. Thiên Trì nằm trên giường, trong mắt vẫn còn đọng nước mắt.

Tôi bảo: “Thiên Trì không nên như vậy, đêm trừ tịch đầu năm mà không ăn cơm tối với cả nhà, lại còn chạy về phòng như thế nữa. Cứ như là cả nhà em bạc đãi anh vậy, cứ mỗi lần đến ngày lễ Tết đều bị đau dạ dày, sao lại có chuyện như vậy được? Thật ra em biết anh không phải là bị đau dạ dày, nói đi, rốt cuộc là có chuyện gì vậy?”

Thiên Trì rầu rĩ một hồi lâu, rồi nói: “Xin lỗi, chỉ là anh nhớ đến ông chú và bà thím, còn có ba mẹ đã mất của anh nữa. Anh sợ trong lúc ăn cơm không nhịn được, sẽ khiến cho ba mẹ không vui nên mới nói là bị đau dạ dày”.

Tôi ôm chầm lấy anh, nói: “Ngốc quá, nhớ họ thì khi đón Tết xong chúng ta sẽ cùng đi thăm họ là được rồi, hơn nữa em cũng rất muốn biết là hai người họ sống thế nào”.

Thiên Trì nói: “Thôi, đường núi đó rất khó đi. Em sẽ mệt, hãy đợi khi nào đường xá thông suốt, chúng ta khi đó chắc cũng đã có con cái rồi, lúc đó sẽ dẫn em đến đó thăm họ vậy”.

Trong lòng tôi rất muốn nói: “Đợi đến khi chúng ta có con rồi, chắc họ đã không còn nữa!”, nhưng không dám nói ra, chỉ nói hãy gửi chút tiền và đồ dùng cho họ vậy!

Giữa kì trung thu năm thứ hai


Tôi vừa khéo đang công tác ở bên ngoài, Tết Trung Thu ngày đó lại không về nhà được.

Tôi rất nhớ Thiên Trì và ba mẹ, nên liền gọi điện cho Thiên Trì nấu cháo điện thoại rất lâu.

Tôi hỏi Thiên Trì rằng những lúc nhớ tôi ngủ không được thì làm thế nào đây?

Thiên Trì bảo là lên mạng hoặc là xem ti vi, nếu như vẫn không được thì nằm ở đó, mở to mắt mà nhớ tôi vậy.

Buổi tối hôm đó, chúng tôi nói chuyện mãi đến khi điện thoại hết pin mới thôi.

Vốn dĩ muốn chọc ghẹo chồng một chút, thật không ngờ……

Nằm trên giường ngủ trong khách sạn, nhìn ánh trăng tròn bên ngoài cửa sổ, tôi làm thế nào cũng không ngủ được. Mở to đôi mắt mà nước mắt cứ chảy mãi không ngừng, tôi thất sự rất nhớ Thiên Trì, nhớ ba và mẹ.

Nghĩ rằng Thiên Trì chắc cũng không ngủ được, nói không chừng vẫn còn đang ở trên mạng.

Tôi liền bật dậy mở vi tính, tạo một cái nick mới tên là “lắng nghe lòng bạn”, để chọc ghẹo Thiên Trì một chút. Dò tìm một chút, quả nhiên Thiên Trì vẫn còn ở đó, tôi chủ động nhập nick của anh, anh chấp nhận.

Tôi hỏi anh: “Ngày Tết trung thu muôn nhà đoàn viên như thế này, sao anh vẫn còn dạo chơi trên mạng vậy?”

Anh trả lời: “Vì vợ tôi đang đi công tác bên ngoài, tôi nhớ cô ấy đến không ngủ được, vậy nên lên mạng xem thế nào”.

Tôi rất vừa ý với câu nói này.

Tôi lại gõ tiếp: “Vợ không có nhà, có thể tìm một người tình khác để thay thế mà, giống như nói chuyện trên mạng vậy nè, tâm sự để tự an ủi mình một chút”.

Một lúc lâu, anh ấy mới trả lời lại: “Nếu như cô muốn tìm người tình, vậy thì xin lỗi vậy, tôi không phải là người cô cần tìm, tạm biệt”.

“Xin lỗi, tôi không phải là có ý đó, anh đừng giận nha”, Pa….pa…pa…Tôi vội vàng gửi tin nhắn cho anh.

Một lát sau, anh ấy hỏi tôi: “Sao bạn lại dạo chơi trên mạng vậy?”

Tôi nói: “Tôi làm việc bên ngoài, bây giờ cảm thấy rất nhớ ba và mẹ. Lúc nãy cũng vừa mới nói chuyện với bạn trai xong, nhưng vẫn không ngủ được, liền lên mạng để giải trí một chút”.

“Tôi cũng rất nhớ ba và mẹ tôi, chỉ có điều là người thân đang ở bên ngoài, con muốn phụng dưỡng mà không được”.

“Người thân ở bên ngoài, con muốn phụng dưỡng mà không được. Nói vậy là sao?”.

Tôi lặp lại câu này rồi gửi cho anh.

Tôi có chút khó hiểu, Thiên Trì sao lại nói những lời như thế?

“Bạn tên là ‘lắng nghe lòng bạn’, hôm nay tôi sẽ kể cho bạn nghe vậy. Có một vài chuyện mà để trong lòng quá lâu thế nào cũng sẽ sinh bệnh, đem nói ra chắc sẽ dễ chịu hơn một chút, dù sao đi nữa tôi và bạn cũng không biết gì nhau, bạn cứ xem như là nghe một câu chuyện vậy”.

Thế là, tôi tình cờ biết được câu chuyện mà Thiên Trì đã cất giấu trong lòng bấy lâu nay


30 năm trước, cha tôi lúc ấy đã gần 50 tuổi rồi mà vẫn chưa lấy được vợ, vì ông bị què cộng thêm gia cảnh nghèo khó nên không có cô gái nào muốn gả về gia đình ông. Về sau, trong làng có một ông lão ăn xin dẫn theo cô con gái bị mù. Ông già đó bị bệnh rất nặng, ba tôi thấy họ đáng thương liền bảo họ vào nhà nghỉ ngơi. Thật không ngờ vừa nằm xuống thì không dậy được nữa, sau này con gái của ông già đó, cũng chính là cô gái mù kia đã được gả cho ba tôi.

Hai năm sau thì sinh ra tôi.

Nhà chúng tôi sống rất kham khổ, nhưng trước sau tôi vẫn không hề đói bữa nào



Ba mẹ không thể trồng trọt được, không có thu nhập, đành phải tách hạt bắp cho người ta, một ngày lột đến cả mười ngón tay đều sưng rộp lên chảy cả máu, ngày hôm sau liền quấn tấm vải rồi tách tiếp.

Vì để cho tôi được đi học, trong nhà ba mẹ nuôi ba con gà mái, hai con đẻ trứng bán lấy tiền, con còn lại đẻ trứng cho tôi ăn. Mẹ bảo rằng những lúc bà đi xin ăn ở trong thành phố, nghe nói những đứa trẻ trong thành đi học đều được ăn trứng gà, con nhà chúng ta cũng được ăn, sau này nhất định sẽ thông minh hơn cả những đứa trẻ khác trong thành.

Vậy mà trước sau họ đều không ăn, có lần tôi nhìn thấy mẹ sau khi đánh quả trứng vào nồi, bà đã dùng lưỡi liếm liếm những lòng trắng còn sót lại trong vỏ trứng, tôi liền ôm chầm lấy bà khóc sướt mướt. Dù nói thế nào, tôi cũng không chịu ăn trứng nữa, ba tôi sau khi biết được đầu đuôi câu chuyện, tức giận đến mức muốn dùng gậy đánh mẹ. Cuối cùng tôi đã thỏa hiệp, điều kiện tiên quyết chính là chia đều quả trứng đó để ba người chúng tôi cùng nhau ăn. Tuy họ đã đồng ý, nhưng mỗi lần cũng chỉ là dùng răng nhâm nhi một hai miếng cho có vậy thôi.

Những người trong thôn trước giờ đều không hề gọi tên tôi, mà đều gọi tôi là con của ông chồng què bà vợ mù. Ba mẹ chỉ cần nghe thấy có người gọi tôi như vậy, thì nhất định sẽ liều mạng với người đó.

Mẹ nhìn không thấy thì sẽ lấy miếng gạch mà ném loạn xạ cả lên, miệng chửi rằng: “Cái đồ trời đánh nhà chúng mày, chúng tôi tuy bị què bị mù, nhưng con chúng tôi bình thường lành lặn, nên không cho phép chúng mày gọi như thế. Sau này chúng mày sẽ chẳng có đứa nào bằng được con tao cả”.

Kì thi trung học năm đó, đứa con trai của vợ chồng què mù kia thi được giải nhất huyện, khiến cho họ thật sự được nở mày nở mặt một phen. Mọi người trong thị trấn đã chu cấp tất cả số tiền học phí thay nhà chúng tôi, ngày tiễn tôi đi lên thành phố học, ba tôi cũng lần đầu tiền bước ra khỏi làng vùng sâu vùng xa này.

Lúc lên xe, nước mắt tôi chảy mãi không dừng,

Ba một tay chống gậy, một tay lau nước mắt cho tôi

“Vào thành phố rồi hãy cố gắng học hành, sau này sẽ tìm được việc làm và lấy vợ ở đó luôn. Người khác mà có hỏi đến ba mẹ con thì con hãy nói rằng con là trẻ mồ côi, không có ba mẹ, nếu không thì người khác sẽ xem thường con cho xem. Nhất là con sẽ không lấy được vợ, người ta sẽ chê bai con. Nếu làm lỡ việc lấy vợ của con thì ba cũng không còn mặt mũi nào để đi gặp tổ tiên nữa”.

“Ba!”, tôi bảo ông đừng nói nữa, “đây là những lời gì thế, chỉ có những kẻ không ra gì mời không chịu nhận ba mẹ thôi?”

Mẹ cũng nói: “Những lời này đều đúng cả đấy, con phải nghe mới được. Con có còn nhớ lúc còn ở trong trường hay không? Chỉ cần nói con là con cái của vợ chồng què mù trong làng, mọi người thì lập tức khinh thường chế giễu con ngay. Lúc mới bắt đầu, ngay cả thầy cô trong trường cũng không thích con. Sau này nếu con dẫn vợ thành phố về thì hãy nói chúng ta chính là ông chú và bà thím của con”.

Nói xong, bà vừa khóc vừa lau nước mắt.

Ba nó: “Tốt nhất là đừng có dẫn vợ về nhà, hễ dẫn về nhà, mẹ con lại không nhịn được, như vậy sẽ lộ tất cả thì nguy”.

Sau đó, ông liền dúi mười quả trứng gà đã luộc chín sẵn vào lòng tôi, rồi dẫn mẹ đi mất. Tôi đứng lặng nhìn theo hình bóng của họ, nước mắt chảy mãi không thôi.

Nghe kể đến đây, khóe mắt tôi bỗng thấy cay cay, tàn tật không phải là lỗi của họ, đó chẳng qua chỉ là số mệnh buộc họ phải thế, nhưng họ đã sinh cho tôi một Thiên Trì hoàn mỹ.

Thiên Trì ngốc nghếch này, cha mẹ như thế này, thử hỏi còn có cha mẹ nào hoàn mỹ hơn thế nữa chứ.

Tôi rất tức giận, sao anh ấy lại xem thường tôi như thế?

“Vậy sau đó, anh liền nói với vợ anh rằng họ chính là ông chú và bà thím của anh sao?”.Tôi gõ câu hỏi này rồi gửi cho anh

“Vốn dĩ tôi không tin. Người vợ tôi tìm là tôi, chứ không phải ba mẹ, tại sao ngay cả ba mẹ cũng không thể nhận chứ?

Vậy mà tôi ở bên ngoài mười năm, ba mẹ không hề đến trường thăm tôi dù chỉ một lần.

Năm đầu tiên làm việc, tôi muốn dẫn họ vào thành phố chơi, họ đều không chịu, nói rằng nếu chẳng may để cho người khác biết ba mẹ tôi là người tàn tật, họ sẽ bôi tro trát trấu lên mặt tôi, như vậy sẽ ảnh hưởng đến việc lấy vợ của tôi”.

Người thân ở bên ngoài, con muốn tận hiếu mà không được

Cả đời họ đều ở trong vùng núi xa xôi mà không muốn ra ngoài.

Mẹ có nói rằng bà chính là từ thành thị đến đây, nhưng như vậy nào có ý nghĩa gì đâu.

Sau này, tôi đã quen một người bạn gái, khi tôi cho rằng thời cơ đã chín muồi rồi, liền dẫn cô ấy về thăm nhà một chuyến.

Nào có ngờ đâu, sau khi đến nhà, cô ấy ngay cả cơm còn chưa ăn một bữa liền bỏ đi ngay, tôi vội đuổi theo sau, cô ấy nói rằng, nếu phải sống với những người như thế, ngay cả một ngày cô ấy cũng không sống nổi. Còn nói gien nhà chúng tôi có vấn đề, con cái sau này nhất định cũng sẽ không được khỏe mạnh.

Nghe xong những lời này, tôi tức đến nỗi bảo cô ấy rằng đi được bao xa thì cứ đi. Về đến nhà, mẹ tôi đang khóc nức nở, còn ba thì luôn miệng trách mắng tôi. Bảo tôi không nghe những lời họ nói, không muốn đứt hương hỏa nhà chúng tôi.

Về sau, tôi đã quen bạn gái thứ hai, chính là vợ tôi bây giờ.

Tôi rất yêu cô ấy, ngay cả nằm mơ tôi cũng sợ mất cô ấy, nhà của cô ấy lại giàu có, họ hàng thân thích đều là những người có địa vị trong xã hội.

Đã có vết xe đổ lần trước rồi, tôi rất sợ, đành phải làm đứa con bất hiếu.

Nhưng mỗi lần đến ngày lễ Tết tôi đều nhớ đến họ, trong lòng như có tảng đá lớn đè lên, rất khó chịu.

“Vậy anh trước giờ không nói cho vợ anh biết sao? Biết đâu cô ấy sẽ thông cảm chuyện này thì sao?”

“Tôi chưa từng nói, cũng không dám nói. Nếu như cô ấy chấp nhận, tôi nghĩ rằng mẹ vợ tôi cũng sẽ không chấp nhận. Tôi sống cùng với họ, ba vợ là người rất có tiếng tăm bên ngoài. Nếu như ba mẹ tôi đến rồi, không phải là bôi tro trát trấu vào mặt họ sao? Tôi cũng chỉ có thể tranh thủ những lúc ra ngoài công tác, học tập mà lén lén trở về thăm họ một lúc…

Cảm ơn bạn đã nghe tôi nói nhiều như vậy, bây giờ lòng tôi đã thấy nhẹ nhõm thoải mái hơn nhiều rồi”.

Sau khi tắt máy rồi, tôi vẫn không sao ngủ được.

Ai cũng bảo là con cái không chê mẹ xấu, chó không chê nhà nghèo, nhưng hãy nhìn xem chúng tôi đã làm gì đây?

Tôi hiểu được chỗ khó xử của Thiên Trì, cũng hiểu được nỗi khổ tâm của ba mẹ anh.

Nhưng họ lại không biết rằng cả hai đã đẩy người vô tội là tôi vào trong nghịch cảnh vô tình vô nghĩa.

……..

Trời vừa sáng, tôi liền đến gõ cửa phòng ban giám đốc, nói với ông ấy rằng những sự việc còn lại xin ông toàn quyền xử lý, tôi có chuyện vô cùng quan trọng cần phải làm ngay, mọi chuyện giờ đều phải trông cậy vào ông ấy. Sau đó, tôi vội thu dọn ít đồ, rồi đi thẳng ra trạm xe lửa. Cũng may, tôi đã bắt được chuyến xe lửa đầu tiên.

Con đường núi đó quả thật là rất khó đi.

Vừa mới bắt đầu hai chân đã mỏi đến không còn chút sức lực nào nữa, về sau bàn chân sưng phồng cả lên, không thể nào đi tiếp được nữa.

Ngay lúc giữa trưa, trời lại nắng gắt, tôi đành phải ngồi nghỉ bên đường một lúc.

Nước uống mang theo trên người gần như sắp uống hết cả rồi, mà tôi cũng không biết phía sau còn bao nhiêu lộ trình phải đi nữa.

Cởi giày, bóp cho mụn nước dưới chân chảy ra, lúc đó đau đến nỗi tôi khóc bật thành tiếng, thật sự muốn gọi điện bảo Thiên Trì đến rước tôi về nhà, nhưng lại thôi tôi phải có chịu đựng. Tôi lấy tay tóm lấy một nắm hoa cỏ lau ở ven đường lót vào dưới chân, cảm thấy bàn chân thoải mái hơn nhiều.

Nghĩ đến ba mẹ của Thiên Trì, bây giờ vẫn còn làm việc vất vả ở nhà, bàn chân bỗng nhiên tràn trề sức lực, đứng thẳng dậy mà tiếp tục đi tiếp về phía trước. Khi trưởng thôn dẫn tôi đến trước cửa nhà của Thiên Trì, một vùng trời kia, ráng chiều đỏ rực đang chiếu lên cây táo lâu năm trước cửa nhà họ.

Dưới cây táo, ông chú của Thiên Trì, không phải, ba của Thiên Trì đang ngồi ở đó, nhìn ông còn già hơn nhiều so với lúc đám cưới. Tay đang bóc những hạt bắp, cây gậy lặng lẽ dựa vào cái chân tàn tật kia của ông.

Mẹ thì quỳ ở dưới đất chuẩn bị thu dọn số bắp đã phơi xong, bàn tay bà đang gom những hạt bắp lại thành đống.

Tựa một bức tranh, mà trong bức tranh ấy chính là người cha người mẹ hoàn mỹ nhất trên đời này


Tôi từng bước từng bước đi về phía họ, ba vừa nhìn thấy tôi, quả bắp ông đang cầm trên tay liền rơi xuống đất, miệng há thật to, giật mình hỏi: “Con, sao con lại đến đây?”

Mẹ ở bên cạnh hỏi dò: “Ba nó à, ai đến vậy?”

“ Vợ…vợ của Thiên Trì”.

“Hả. Ở đâu?”, mẹ hoảng hốt dùng tay sờ soạng chung quanh để tìm về phía tôi.

Tôi khom lưng đặt hành lí xuống đất, sau đó dùng tay nắm chặt tay bà, quỳ mọp xuống đất, nghẹn ngào nói với ba mẹ rằng: “Ba! Mẹ! Con đến đón ba mẹ về nhà đây!”

Ba ho vài tiếng, nước mắt chảy dài khắp gương mặt chi chít nếp nhăn.

“Tôi đã nói rồi mà, thằng con của chúng ta không hề nuôi vô ích!”

Còn mẹ thì ôm chầm lấy tôi, từng hàng từng hàng nước mắt từ trong hốc mắt của bà chảy xuống cổ tôi.

Khi tôi dẫn ba mẹ đi, mọi người trong làng đều đốt pháo hoan hô.

Tôi một lần nữa lại thấy tự hào vì ba mẹ.

Khi Thiên Trì mở cửa ra, nhìn thấy ba và mẹ đứng ở bên trái bên phải tôi, không khỏi lấy làm kinh ngạc, người anh ngây như khúc gỗ, không nói một lời nào.

Tôi nói: “Thiên Trì, em chính là người đã đọc câu chuyện của anh đó, em đã đón ba mẹ chúng ta về rồi này. Ba mẹ hoàn mỹ như thế, sao anh lại nỡ để cho họ ở trong vùng núi xa xôi hẻo lánh được chứ?”

Thiên Trì khóc không thành tiếng, ôm chặt lấy tôi, hai hàng nước mắt lăn dài xuống cổ tôi giống như mẹ anh vậy.

Ba và mẹ, hai từ ngữ thần thánh, thiêng liêng bao quát hết thảy tình yêu trên thế gian này, thật đáng để cho chúng ta dùng cả đời để gọi.

Thứ Hai, 3 tháng 8, 2015

Giá trị của lòng trung thực

Thuở xưa, tại một vương quốc nọ có một vị vua rất có tài chăm sóc hoa và cây cối. Dù tuổi đã cao nhưng ông vẫn rất yêu quý vườn hoa và vẫn miệt mài chăm sóc.


Ảnh minh họa


Nhưng đời người có mấy lâu, khi nhìn lại thì mình cũng đã già và không hề có con cái. Ông nghĩ rằng khi mình chết đi thì vườn hoa của mình sẽ do ai chăm sóc, vương quốc của mình sẽ do ai chăm nom…Ông muốn tìm một người “vừa ý” để kế vị mình.


Ông quyết định dùng những bông hoa để làm cuộc khảo nghiệm. Ông đưa cho mỗi người một hạt giống mà ông đã thu nhặt qua từng mùa khác nhau. Sau đó ông ban lệnh rằng nếu ai trồng được những bông hoa đẹp nhất từ những hạt giống kia sẽ được lên ngôi làm vua coi như quà tặng cuối đời của ông dành cho thần dân vương quốc này…


Có một cậu bé tuổi vừa 15 cũng muốn tham gia vào cuộc khảo thí này để trồng những bông hoa đẹp nhất. Cậu gieo hạt giống của mình trong 1 cái chậu rất đẹp và chăm sóc rất kỹ càng, nhưng không hiểu sao đợi mãi mà chẳng thấy hạt giống nảy mầm…

Đến kỳ hạn, cậu thấy tất cả mọi người đều tụ tập tại cung điện của đức vua, trên tay cầm những chậu hoa rất đẹp. Cậu buồn bã và thất vọng, nhưng vẫn tới cuộc tụ họp với chậu hoa trống rỗng trên tay. Nhà vua đi kiểm tra lần lượt tất cả các chậu hoa, rồi dừng lại chỗ chậu hoa của cậu. Lúc đó ngài thắc mắc:

– Tại sao chậu hoa của con lại không có gì vậy ?

Cậu bé buồn rầu đáp :

-Thưa bệ hạ, thần dân đã cố gắng chăm sóc hết sức mình để nó có thể lớn lên như mong đợi, nhưng đã thất bại.

Khi đó nhà vua vừa xoa đầu cậu bé vừa đáp lại rằng:

– Không, con không hề thất bại. Bởi những hạt giống mà ta ban phát cho toàn dân trong vương quốc này đều đã được luộc chín, do đó chúng không thể nào mà nảy mầm được. Ta không biết những bông hoa đẹp mà thần dân mang đến cho ta ở đâu mà có. Tuy nhiên chỉ có con là trung thực nhất, dám đem đến cái mà không ai có thể thực hiện, vì thế mà con xứng đáng được đội chiếc vương miện này. Con sẽ là vị hoàng đế cai trị vương quốc này và hãy giúp ta chăm sóc vườn hoa của ta nữa nhé…