Trang chu

Thứ Hai, 30 tháng 3, 2015

Nguồn gốc danh từ ‘Mạnh Thường Quân’

Chúng ta thường gọi những người hay làm từ thiện là ‘Mạnh Thường Quân’. Câu chuyện cổ về nguồn gốc của danh từ này là một bài học quý, đáng để suy ngẫm


‘Mạnh Thường Quân’ là danh từ chỉ người làm việc thiện.(Fotolia)


Dưới thời của Tướng quốc nước Tề – Mạnh Thường Quân có một thực khách tên là Phùng Hoan, anh là một người đa mưu túc trí, có tầm nhìn xa trông rộng. Một lần Mạnh Thường Quân sai Phùng Hoan đến Tiết Địa thu thuế, Phùng hỏi: “Thu thuế xong có cần mua thứ gì về không, thưa chủ nhân?”. Chủ nhân trả lời: “Ngươi xem ta còn thiếu thứ gì thì mua thứ đó về là được”.

Phùng Hoan đến Tiết Địa thấy người nộp thuế đều là những người nông dân bần cùng khốn khó, lập tức lấy danh nghĩa Mạnh Thường Quân tuyên bố hủy bỏ khoản thuế, đem đốt hết các khế ước nộp thuế của các hộ dân. Khi trở về, Mạnh Thường Quân hỏi Phùng Hoan có mua được gì không, Phùng Hoan trả lời: “Ngài tiền tài, phú quý, ngựa đẹp, mỹ nữ thứ gì cũng không thiếu, tôi chỉ thay ngài mua về hai chữ ‘nhân nghĩa’”. Mạnh Thường Quân nghe xong rất tức giận, nhưng việc đã rồi nên đành bỏ qua.

Về sau, vua nước Tề phế truất tước vị của Mạnh Thường Quân, ông ta chỉ còn cách lui về Tiết Địa sinh sống. Người dân Tiết Địa nghe tin Mạnh Thường Quân đến, già trẻ lớn bé kéo ra đứng suốt 10 dặm đường để chào đón. Lúc đó ông ta mới đột nhiên hiểu ra cái giá mà Phùng Hoan đã mua ‘nhân nghĩa’ về cho ông, trong lòng hết mực cảm ơn Phùng Hoan.

Câu chuyện này rất nhiều người đều biết, qua đó sự đa mưu túc trí và tầm nhìn xa trông rộng của Phùng Hoan khiến người ta cảm phục. Mạnh Thường Quân không thiếu thốn gì về vật chất, nhưng ông ta thiếu một chút ‘nhân nghĩa’, Phùng Hoan đã nhìn ra được thứ mà tương lai khi thế sự thay đổi hoặc chủ nhân thất thế có thể dùng đến.

Một trí giả hiểu rằng trời đất phong ba bão táp khó lường, con người có lúc thăng lúc trầm, cho nên khi có điều kiện thì phải biết tích đức hành thiện, phòng khi biến cố thì vẫn có thể bình an. Cho nên Phùng Hoan đã để lại cho chủ nhân của mình một con đường ‘nhân nghĩa’.

Trong lịch sử Trung Quốc, những trí giả như Phùng Hoan nhiều như sao buổi sớm, rất nhiều câu chuyện về họ còn lưu lại để truyền dạy người đời cách sống cho phải Đạo.

Thứ Hai, 23 tháng 3, 2015

Câu chuyện của quá khứ, hôm nay và ngày mai

Những việc trong quá khứ nói cho người khác biết bạn đã từng là người như thế nào, nhưng chính những việc làm ở hiện tại và tương lai mới nói lên bạn là ai. Chỉ bằng cách quên đi quá khứ, sống hết mình cho hiện tại, bạn mới có thể có được cuộc sống mà mình từng mơ ước.



Trong một trường tiểu học tại Mỹ, có một lớp học nọ với 26 em học sinh cá biệt. Trong những học sinh đó có em từng tiêm chích, có em từng vào trại cải tạo, thậm chí có một học sinh nữ mà trong một năm đã đi phá thai 3 lần. Gia đình đã từ bỏ chúng, các thầy cô giáo và nhà trường cũng coi chúng là đồ bỏ đi, cuối cùng chúng được chuyển sang lớp do cô Phila làm chủ nhiệm.

Vào ngày đầu tiên của năm học, Phila bước lên bục giảng, đưa mắt nhìn học sinh của mình một lượt với vẻ trầm ngâm rồi nói:

“Cô sẽ kể cho các em nghe về quá khứ của 3 người đàn ông khác nhau. Người thứ nhất luôn tin vào y thuật của thầy cúng, ông ấy có tới 2 người tình, ông ta cũng nghiện rượu và hút thuốc lá trong nhiều năm liền. Người thứ 2 từng bị đuổi việc 2 lần. Ngày nào ông ta cũng ngủ tới trưa và tối nào cũng uống 1 lít rượu brandy. Hồi trẻ ông ta còn hít thuốc phiện… Người thứ ba là anh hùng trong chiến đấu. Ông ta có thói quen ăn kiêng, không bao giờ hút thuốc và thỉnh thoảng mới uống rượu, có uống bia nhưng uống không nhiều. Thời thanh niên chưa từng làm gì phạm pháp. Cô hỏi cả lớp, trong 3 người, ai sau này sẽ cống hiến nhiều nhất cho nhân loại?”

Những đứa trẻ đồng thanh chọn người thứ 3, nhưng câu trả lời của Phila đã khiến cả lớp phải kinh ngạc.

“Các em thân mến! Cô biết chắc là các em sẽ chọn người thứ 3 và cho rằng chỉ ông ta mới có thể cống hiến được nhiều cho nhân loại. Nhưng các em đã sai rồi đấy. Ba người này đều là những nhân vật nổi tiếng trong thế chiến thứ 2. Người thứ nhất là Franklin Roosevelt, tuy tàn tật nhưng ý chí kiên cường. Ông ta đã đảm nhận chức vụ Tổng thống Mỹ trong bốn nhiệm kỳ liên tiếp. Người thứ hai là Winston Churchill, vị Thủ tướng nổi tiếng nhất trong lịch sử nước Anh. Người thứ ba là Adolf Hitler, con ác quỷ phát xít Đức đã cướp đi sinh mạng của hàng chục triệu người dân vô tội”, Phila nói.

Tất cả những học sinh trong lớp đều ngây người trước câu trả lời của Phila và dường như không tin nổi vào những gì chúng vừa nghe thấy.

“Các em có biết không, những điều mà cô vừa nói là quá khứ của họ, còn sự nghiệp sau này của họ, là những việc mà họ đã làm sau khi đã thoát ra khỏi cái quá khứ đó. Các em ạ, cuộc sống của các em chỉ mới bắt đầu. Vinh quang và tủi nhục trong quá khứ chỉ đại diện cho quá khứ, còn cái thực sự đại diện cho cuộc đời một con người chính là những việc làm ở hiện tại và tương lai. Hãy bước ra từ bóng tối của quá khứ, bắt đầu làm lại từ hôm nay, cố gắng làm những việc mà các em muốn làm, và cô tin các em sẽ trở thành những người xuất chúng…”, Phila vừa nói vừa nhìn chúng với ánh mắt đầy hi vọng.

Sau này khi trưởng thành, rất nhiều học sinh trong số họ đã trở thành những người thành đạt trong cuộc sống. Có người trở thành bác sĩ tâm lý, có người trở thành quan tòa, có người lại trở thành nhà du hành vũ trụ. Và trong số đó phải kể đến Robert Harrison, cậu học sinh thấp nhất và quậy phá nhất lớp, nay đã trở thành Giám đốc tài chính của phố Wall.

Thứ Tư, 18 tháng 3, 2015

Câu chuyện thành công của những người “thật lòng mong muốn”

Khi bắt tay vào bất cứ việc gì, dù không biết nó có thành công hay không, nhưng một yếu tố dường như không thể thiếu trên hành trình của bạn chính là “thật lòng mong muốn”. Đôi khi bạn bất giác cảm thấy chán nản vì không đạt được một mục tiêu hay những khó khăn trong cuộc sống ngăn trở, hy vọng những câu chuyện sau đây sẽ tiếp thêm động lực cho bạn.



1. Lòng mong muốn học tập của Antonio di Marco Magliabechi:

Antonio di Marco Magliabechi là người sống cùng thời với Spinoza, Christopher Wren, Issac Newton và Leibniz. Ông sinh ngày 29 tháng 10 năm 1633 tại Florence, quê hương của Leonardo da Vinci. Do cha mẹ quá nghèo nên ông không được học hành gì và phải học việc tại một cửa hàng bán trái cây trong vùng khi tuổi đời còn rất trẻ. Nhưng ông rất yêu thích việc học, nên dù không biết chữ ông vẫn dành thời gian rảnh ở cửa hàng để cố gắng đoán hiểu nội dung trong các tờ báo và tạp chí gói hàng.

Trong số khách thường lui tới cửa hàng có một người là chủ hiệu sách địa phương. Người này chú ý đến chàng trai đang mải mê đọc các ký tự lạ lùng trước mặt. Hỏi ra mới biết, anh không biết chữ nhưng lại có trí nhờ phi thường, và thế là ông quyết định đưa anh về hiệu sách của mình. Gần như tức thời, Magliabechi có thể nhận biết, nhớ, nhận dạng được tất cả các sách. Với sự giúp đỡ của người chủ hiệu sách, Magliabechi cuối cùng cũng đã học đọc đúng cách rồi bắt đầu kết hợp khả năng đọc vừa học được với những kỹ thuật nhớ phi thường, giúp anh có thể nhớ trọn vẹn gần như mọi thứ đọc được (gồm cả dấu chấm câu).

Một tác giả cảm thấy hoài nghi nên quyết định thử tài đọc nhanh và trí nhớ đang bắt đầu nổi tiếng của Magliabechi, bằng cách đưa cho anh xấp bản thảo mới mà anh chưa từng xem qua rồi bảo anh cứ đọc cho vui. Magliabechi đọc hết bản thảo với tốc độ đáng kinh ngạc và trả lời lại gần như ngay lập tức với lời khẳng định rằng anh đã xem trọn vẹn. Ít lâu sau, vị tác giả kia giả vờ làm mất bản thảo và hỏi Magliabechi xem anh có thể giúp ông ta nhớ lại phần nào nội dung không. Trước sự ngạc nhiên của vị tác giả này, Magliabechi đã viết ra toàn bộ cuốn sách, không sót một từ hay dấu chấm câu nào, giống hệt như sao lại từ bản gốc.

Theo thời gian, Magliabechi đọc ngày càng nhanh hơn cũng như nhớ được nhiều sách hơn. Cuối cùng, anh nổi tiếng về tốc độ đọc và tiếp thu kiến thức đến mức chuyên gia trong tất cả các ngành đều đến học đồng thời nhờ anh cho biết những tài liệu gốc liên quan đến lĩnh vực của họ. Với bất kỳ câu hỏi nào, Magliabechi cũng trả lời bằng cách trích dẫn nguyên văn từ các cuốn sách mà anh đã đọc và tự động nhớ. (Trích Sách dạy đọc nhanh của Tony Buzan)

Việc không được học hành của Magliabechi không ngăn cản được lòng mong muốn học tập của ông. Sự thành tâm học tập thúc đẩy tận dụng mọi cơ hội có thể để học tập, thậm chí trông có vẻ rất buồn cười là đoán hiểu nội dung của những tờ báo và tạp chí trong khi mình không hiểu ký tự viết. Thế nhưng, chính niềm đam mê ấy đã giúp ông có được khả năng phi thường “đọc nhanh như chụp ảnh” và trở thành một học giả nổi tiếng

2. Ước mơ thuở bé của David Copperfield

David Copperfield là một nhà ảo thuật nổi tiếng trên thế giới với những màn ảo thuật đặc sắc như đi xuyên qua Vạn Lý Trường Thành, làm biến mất tượng Nữ thần Tự do, và vô vàn buổi diễn ảo thuật khác,… Ông không chỉ giỏi ảo thuật, mà rất giỏi tương tác với khán giả qua những câu chuyện. Và biết cách truyền cảm hứng cho khán giả từ những câu chuyện của mình.

Trong màn biểu diễn tuyết rơi. Ông kể về giấc mơ và niềm tin thời thơ ấu của ông đã ảnh hưởng đến cuộc đời ông như thế nào:




Một màn biểu diễn rất ấn tượng truyền đến bạn thông điệp: “Biết rằng bạn có đức tin và đủ lòng mong muốn, không gì là không thể”.

3. 9 năm cầu đạo của Tôn Ngộ Không

Ai từng xem Tây Du Ký sẽ không thể quên hình ảnh Mỹ Hầu Vương, vì đi tìm câu trả lời cho câu hỏi “tại sao khỉ trong đàn lại chết, tại sao một sinh mệnh phải trải qua sinh lão bệnh tử”, đã quyết tâm một lòng cầu Đạo. Hầu Vương đã dùng tre kết bè vượt qua hai cửa biển, trèo non lặn lội hơn chín năm trời mới tìm đến được nơi cần đến. Khó khăn so với việc cùng Đường Tăng đi thỉnh kinh cũng không kém là bao. Rồi khi gặp được Tổ Sư, được đặt tên họ là “Tôn Ngộ Không”, thì cũng mất bảy năm trời nữa để học nghi lễ, cách ăn ở, lối cư xử, quét trước dọn sau, tưới hoa nhổ cỏ. Sau cả chục năm trời gian nan khổ cực, Ngộ Không mới được Tổ Sư truyền cho Đạo thật sự.


Tất nhiên đây chỉ là một câu chuyện, nhưng câu chuyện ấy ẩn chứa những ý nghĩa sâu xa. Ví như việc Tổ Sư “đập bàn hét lớn”, “gõ óc ngộ không ba cái, chắp tay sau lưng quay vào phòng đóng cửa”, đều là ẩn ý cho Ngộ Không. Thông điệp từ bộ phim rất nhiều, nhưng trong đó yếu tố kiên trì, không bao giờ từ bỏ cũng là điều không thể thiếu và đã giúp họ đến được nơi mình muốn, và có được thứ mình cần.

Có trải qua gian khổ thì mới trân quý những gì mình có được, chỉ với sự thành tâm chuyên cần học tập thì người ta mới có thể thành công.

Hy vọng trong những gian khổ của cuộc sống để tìm chân lý. Các bạn sẽ giữ được niềm tin và hy vọng của mình vào những gì tốt đẹp. Hy vọng những câu chuyện trên sẽ truyền thêm cảm hứng cho các bạn.

Thứ Hai, 9 tháng 3, 2015

Tâm hồn cao thượng bên trong một đứa trẻ nghèo

Đây là câu chuyện có thật do chính người trong cuộc thuật lại. Ông là một giáo viên người Anh. Mỗi khi kể, ông thường không cầm được nước mắt, xúc động nghẹn ngào.



Ông nói:

Nhà tôi ở một con giữa lòng Thủ đô Luân Đôn. Một hôm, tôi vừa ra khỏi cửa thì gặp một cậu bé chừng mười hai, mười ba tuổi ăn mặt tồi tàn, rách rưới; mặt mũi gầy gò, xanh xao; chìa những bao diêm khẩn khoản mời tôi mua giúp một bao.

Tôi mở ví tiền và chép miệng:

– Rất tiếc là tôi không có xu lẻ.

– Thưa ông, không sao ạ. Ông cứ đưa cho cháu một đồng tiền vàng. Cháu chỉ chạy loáng một lát đến hiệu buôn để đổi, rồi hoàn lại cho ông tiền lẻ còn thừa.

Tôi chăm chú nhìn cậu bé và lưỡng lự :

– Thật chứ?

– Thưa ông, thật ạ. Cháu không phải là một đứa dối trá. Nét mặt của cậu bé trông rất cương trực và tự hào tới mức làm tôi tin và giao ngay cho cậu một đồng tiền vàng.

Nhưng năm phút, mười phút, rồi mười lăm phút trôi qua mà vẫn không thấy cậu trở lại. Tôi bắt đầu nghi ngờ cậu bé. Nửa giờ sau, chờ mất công, tôi lững thững tiếp tục cuộc dạo chơi và tự nhủ:”Cần rút kinh nghiệm, không nên tin vào bọn trẻ này”!

Vài giờ sau tôi trở về nhà và ngạc nhiên khi thấy một cậu bé đang đứng đó đợi tôi. Diện mạo cậu bé này rất giống cậu bé đã cầm tiền của tôi, nhưng nhỏ hơn vài tuổi, gầy gò, xanh xao hơn và thoáng một nỗi buồn tuyệt vọng:

– Thưa ông, có phải ông vừa đưa cho Rô-be một đồng tiền vàng không ạ?

Tôi khẽ gật đầu.

Cậu bé tiếp:

-Thưa ông, đây là tiền lẻ hoàn lại… Rô-be nhờ cháu… mang đến trả ông… Rô-be là anh cháu… chúng cháu mồ côi… Anh cháu không thể mang tiền trả ông được.. vì anh ấy bị xe chẹt… đang nằm ở nhà và khó lòng… sống nổi…

Em bé không nói được hết câu vì những tiếng nấc xé lòng. Tôi sững sờ cả người, tim se lại vì hối hận, hỏi dồn:

– Vậy bây giờ Rô-be ở đâu? Hãy đưa tôi đến.

Sau khi dừng lại một chút trước chiếc hầm nhỏ của một căn nhà đổ nát, em bé nói:

– Thưa ông, đây là nhà của chúng cháu.

Trong một góc tối của căn hầm, cạnh chiếc bếp lò cũ kĩ đã tắt ngắm từ lâu, giữa một đống giẻ rách, tôi nhận ra Rô-be nằm dài, bất động. Mặt em lúc này trắng bệch. Một dòng máu đỏ từ trán chảy xuống. Rô-be đưa mắt nhìn về phía tôi, giọng thều thào, yếu ớt:

– Thưa ông, ông hãy lại gần đây.

Tôi quỳ xuống bên em, cầm lấy bàn tay em, bàn tay khẳng khiu, gầy gò, đáng thương, lạnh ngắt.

– Sác-lây, em đưa tiền trả ông rồi chứ?

Cậu bé gật đầu, mắt vẫn sưng mọng.

– …Ôi! Đấy, ông xem, cháu không phải là đứa dối trá mà.

Tôi cúi sát xuống người em, cầm lấy bàn tay em, hôn vào chỗ trán bị thương nứt rạn và nói với Rô-be rằng: “Em hãy bình tâm, dù bất cứ tình huống nào, tôi cũng sẽ nuôi nấng Sác-lây cho em”. Tôi nói dịu dàng, âu yếm an ủi Rô-be, để cái chết của em được thanh thản. Bàn tay khốn khổ của em nằm gọn trong tay tôi lạnh dần, lạnh dần… Em bé nghèo túng của tôi đã từ giã cõi đời quá ngắn ngủi như vậy đấy.

Cái chết đó làm cho tôi thấy rằng, trong cuộc đời tôi chưa hề được thấy một cử chỉ, hành động nào đẹp đẽ, cao cả như vậy. Một tâm hồn vô cùng cao thượng ẩn náu trong một em bé sống trong cảnh rất đỗi cực khổ nghèo khổ.

Sưu tầm

Thứ Bảy, 7 tháng 3, 2015

Giúp đỡ người khác cũng chính là giúp đỡ bản thân mình

Một người lương thiện thường coi nhẹ những gian khó cũng như hỷ lạc mà họ gặp phải trong kiếp sống nhân sinh. Người có phẩm chất cao thượng và lòng tự trọng thường làm nhiều việc tốt để giúp đỡ những người khác mà không mong cầu được báo đáp.


Giúp đỡ người khác luôn chính là giúp đỡ bản thân mình.

Vào cuối thế kỷ 19, ở Mỹ, có hai thanh niên có hoàn cảnh gia đình khó khăn đã được nhận vào học tại một trường đại học. Để có tiền trang trải học phí và chi phí sinh hoạt, họ đã quyết định tổ chức một buổi hòa nhạc do một nghệ sĩ piano nổi tiếng trình diễn và hy vọng sẽ kiếm được chút tiền hoa hồng.


Họ đã tìm thấy Ignace Paderewski, một nghệ sĩ piano nổi tiếng trong vùng. Người quản lý của Paderewski và hai thanh niên trẻ đã thỏa thuận và nhất trí rằng, vị nhạc sĩ sẽ nhận được 2.000 USD thù lao cho buổi biểu diễn. Vị nhạc sĩ cũng đồng ý với đề xuất đó và cho rằng đó là một khoản thù lao hấp dẫn. Nhưng đối với hai thanh niên trẻ, 2.000 USD là một số tiền rất lớn, nếu buổi biễu diễn không thu hút được đủ lượng khách cần thiết, họ sẽ bị lỗ.

Họ đã dốc hết sức để quảng bá cho buổi hòa nhạc. Cuối buổi, sau khi kiểm kê số tiền thu được, họ phát hiện số tiền thu được chỉ là 1.600 USD. Họ đã đưa toàn bộ số tiền đó cho Paderewski và cũng đưa cho ông một giấy nợ 400 USD với lời hứa rằng sẽ hoàn trả số tiền đó ngay khi có thể.



Hai cậu thanh niên muốn tổ chức một buổi hòa nhạc để trang trải học phí và tiền sinh hoạt. (Ảnh minh họa)

Paderewski đã rất xúc động trước hai người thanh niên nghèo và đã xé giấy nợ đó. Sau đó, ông đã đưa trả 1.600 USD cho hai người thanh niên và nói: “Hãy dùng số tiền này để trả học phí và phí sinh hoạt. Với số tiền còn lại, các cậu hãy lấy 10% như là tiền hoa hồng. Tôi sẽ lấy phần còn lại”. Hai thanh niên này đã vô cùng xúc động.

Nhiều năm sau, cuối chiến tranh thế giới I, Paderewski đã trở lại quê hương Ba Lan và trở thành Thủ tướng Ba Lan. Bị tàn phá bởi chiến tranh, đất nước này đã trải qua những khó khăn về tài chính và người dân ở đó đang chết đói. Hàng vạn người dân đói khổ đang cầu xin ông giúp đỡ. Ông đã đôn đáo khắp nơi nhưng không thể giải quyết cuộc khủng hoảng nghiêm trọng này. Không còn lựa chọn nào khác, ông đã tìm đến Herbert Hoover, chủ tịch Cơ quan Cứu trợ và Lương thực Hoa Kỳ để cầu trợ giúp. Khi Herbert Hoover nhận được lời kêu gọi trợ giúp, ông đã lập tức phản hồi rằng ông sẽ gửi cho Ba Lan một lượng viện trợ lớn.

Không lâu sau, hơn một vạn tấn lương thực viện trợ đã đến Ba Lan. Thảm kịch ở Ba Lan đã được đẩy lùi. Thủ tướng Paderewski muốn gặp mặt trực tiếp để cảm ơn Herbert Hoover và hẹn gặp ông ở Paris. Khi hai người gặp nhau, Herbert Hoover nói: “Ông không cần cảm ơn tôi. Chính tôi mới phải cảm ơn ông. Thủ tướng Paderewski, có một việc có lẽ ngài đã quên từ lâu, nhưng tôi lại luôn ghi nhớ! Khi còn ở Hoa Kỳ, ngài đã giúp đỡ hai sinh viên đại học nghèo. Tôi chính là một trong hai thanh niên đó”.



Thủ tướng Paderewski (ảnh trái) và Herbert Hoover, chủ tịch Cơ quan Cứu trợ và Lương thực Hoa Kỳ.

Làm việc tốt mà không mong cầu báo đáp là một hành động nhân đức của người có đạo đức cao thượng. Nhưng có mất ắt sẽ có được. Đó là chân lý vũ trụ. Lòng tốt chân chính và sự từ bi sẽ tỏa sáng theo năm tháng và không bị phai mờ bởi thời gian.

Thứ Hai, 2 tháng 3, 2015

Người thông minh nhất trên đời là người thành thật nhất

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, nhiều người quan niệm “thẳng thắn thật thà thường thua thiệt”, họ thường chấp vào được mất ở trước mắt mà quên rằng, chỉ có dám sống thật với chính mình, chúng ta mới đủ sức vượt qua những khó khăn của cuộc sống và đạt được thành công xuất sắc trong sự nghiệp          
.
Năm mười ba, mười bốn tuổi, Án Thù đã nổi tiếng khắp nơi về sự học rộng, đa tài của mình.

Án Thù là một nhà văn, nhà chính trị nổi tiếng thời Bắc Tống. Những nhà thơ lớn thời đó như Âu Dương Tu, Phạm Trọng Yêm, v.v… đều là học trò của ông.

Năm mười ba, mười bốn tuổi, Án Thù đã nổi tiếng khắp nơi về sự học rộng, đa tài của mình. Các quan lại địa phương rất mến mộ tài năng của ông và đã quyết định tiến cử với triều đình, cho ông đi gặp hoàng thượng.

Thật trùng hợp! Khi Án Thù đến kinh thành thì cũng đúng là lúc đang diễn ra kỳ thi đình. Người tham gia cuộc thì này là đều là những ông cống, ông nghè được các địa phương lựa chọn, cử đi thi. Án Thù không phải tham gia thi tuyển, mà được tiến cử đến gặp nhà vua. Nhưng Án Thù cho rằng, chỉ có thông qua thi cử mới có thể đánh giá mình có tài học thực sự hay không. Vì thế ông chủ động xin được tham dự kỳ thi và đã được nhà vua ân chuẩn.

Tham gia kỳ thi này có hơn 1.000 người. Có nhiều người là học giả cao tuổi đã liên tục ứng thí trong nhiều năm, mái đầu đã điểm bạc. Có nhiều người là thí sinh trẻ tuổi đang tràn đầy sức xuân và người ít tuổi nhất trong kỳ thi này chính là Án Thù.


Sau vài ngày chấm thi vất vả, các quan chủ khảo công bố, Án Thù là một trong những thí sinh có điểm cao nhất và được vào cung điện diện kiến nhà vua để tiến hành thi thêm lần nữa.

Lúc đầu, ông cũng hơi lo lắng, nhưng ngay sau đó ông tự trấn an rằng tuổi của mình còn nhỏ, nếu kết quả thi không cao thì điều này chứng tỏ học vấn của mình vẫn còn nông cạn, vốn kiến thức của mình vẫn chưa đủ, cần phải tiếp tục khắc khổ học tập, có gì phải lo lắng, sợ hãi chứ? Sau khi nhận đề thi, Án Thù xem cẩn thận, và cảm thấy ngạc nhiên khi phát hiện đề thi này ông đã từng làm trước đây và được rất nhiều người thầy danh tiếng khen ngợi.

Lúc bấy giờ tâm trạng án Thù rất mâu thuẫn. Quả thực bài văn đó do ông tự viết, bây giờ chỉ cần chép lại, đương nhiên nó cũng phản ánh được trình độ học vấn của bản thân, không thể nói là sao chép được, hơn nữa quan chủ khảo và các thí sinh khác đều không biết. Thế nhưng, ông lại nghĩ bài văn đó do mình ngồi ở nhà viết đương nhiên sẽ thuận lợi hơn ngồi viết ở trong phòng thi. Nếu ở phòng thi thì chưa chắc đã viết tốt được như thế. Án Thù nhớ đến lời dạy của thầy: “Nghiên cứu học vấn cần phải trung thực, nếu như buông lỏng thì chỉ làm hại bản thân mà thôi”. Nghĩ vậy, nên ông quyết định nói ra sự thật, yêu cầu quan chủ khảo đổi cho ông đề thi khác. Thế nhưng luật lệ trường thi rất nghiêm khắc. Mấy lần Án Thù định lên tiếng đều bị quan giám thị ngăn lại. Bất đắc dĩ Án Thù phải lấy bài văn đã viết làm cơ sở sau đó tiến hành sửa chữa, thêm thắt. Án Thù đã hoàn thành bài thi một cách nhanh chóng.

Sau vài ngày chấm thi vất vả, các quan chủ khảo công bố, Án Thù là một trong những thí sinh có điểm cao nhất và được vào cung điện diện kiến nhà vua để tiến hành thi thêm lần nữa.

Khi gặp Án Thù, nhà vua vui mừng nói: ”Bài thí của nhà ngươi trẫm đã đích thân xem rồi, không ngờ nhà ngươi nhỏ tuổi mà có tài học vấn sâu rộng như thế?”. Nghe nhà vua nói thế, Án Thù vội vàng quỳ xuống tâu rằng mình có tội. Rồi ông kể lại cho nhà vua nghe về sự may mắn trong kỳ thi vừa rồi, đồng thời xin nhà vua ra cho mình một đề thi khác để làm ngay trong cung điện.

Sau khi nghe Án Thù nói xong, cung điện bỗng im phăng phắc. Ai cũng ngạc nhiên, nghĩ thầm: “Cậu bé này quả là ngốc, người khác mong được may mắn như vậy mà không được, thế mà cậu ấy còn muốn đổi đề khác để thi lại”. Một lát sau, nhà vua cười lên thật to và nói: ”Quả thật trẫm không nhìn nhận ra. Nhà ngươi không những có tài học vấn uyên bác, mà còn rất thành thật. Được rồi trẫm sẽ cho ngươi được toại nguyện”. Ngay lập tức, nhà vua cùng các đại thần bàn bạc với nhau, rồi đưa ra một đề bài có mức độ khó hơn để Án Thù làm ngay trước mặt mọi người. Án Thù cố gắng kiềm chế sự căng thẳng, hồi hộp, tập trung tâm trí nhanh chóng hoàn thành bài thi và nộp cho nhà vua. Mọi người xem xong đều trầm trồ khâm phục. Nhà vua cũng rất vui mừng, khen ngợi Án Thù không ngớt lời và phong ngay cho ông học vị tương đương với tiến sĩ. Đồng thời nhà vua còn dặn dò các đại thần phong cho Án Thù một chức quan, để ông có điều kiện rèn luyện, hy vọng sau này ông sẽ trở thành rường cột của đất nước. Ngay sau đó, Án Thù được bổ nhiệm một chức quan nhỏ ở viện hàn lâm, nhưng vì bổng lộc ít nên cuộc sống của ông hết sức chật vật.

Án Thù suốt ngày đóng cửa đọc sách, không bao giờ tiệc tùng chơi bời.

Thời bấy giờ thiên hạ thái bình, trong kinh thành đâu đâu cũng thấy cảnh vui chơi, đàn hát. Các quan trong triều ai cũng ba ngày một tiệc lớn, năm ngày một lần đi du ngoạn. Cuộc sống thật nhàn hạ, thoải mái. Án Thù cũng rất thích uống rượu, làm thơ và mong muốn được giao lưu với các văn nhân khắp thiên hạ nhưng hiềm một nỗi không có tiền nên ông không thể thực hiện được ý muốn của mình. Ngày nào cũng vậy, sau khi làm xong công việc, ông lại trở về thư phòng đọc sách, hoặc cùng bạn bè bàn luận về văn chương.

Một thời gian sau, triều đình muốn tuyển chọn một viên quan phò giúp Thái tử, với điều kiện học vấn cao và phẩm hạnh phải tốt. Các đại thần phụ trách việc tuyển chọn rất thận trọng trong lần tuyển người này. Họ tiến hành xem xét, sàng lọc nhiều lần, nhưng vẫn chưa lựa chọn được ai. Nếu chọn lựa người không đảm đương được nhiệm vụ họ sẽ bị nhà vua quở trách.

Một hôm, nhà vua ra chiếu chỉ, yêu cầu các quan phụ trách việc tuyển lựa phải đưa Án Thù vào danh sách các ứng viên. Vì thời gian trôi qua đã lâu nên rất nhiều đại thần không biết Án Thù là ai. Sau khi dò hỏi, họ mới biết đó là một viên quan nhỏ trong viện hàn lâm. Mọi người đều cảm thấy kì lạ bởi không hiểu tại sao nhà vua lại đánh giá Án Thù cao như vậy.

Thì ra, nhà vua nghe nói Án Thù suốt ngày đóng cửa đọc sách, không bao giờ tiệc tùng chơi bời, lại nghĩ đến sự thể hiện của Án Thù trong cung điện, nên ông cho rằng Án Thù không chỉ là người có tài năng mà còn là người chăm chỉ, thật thà. Lựa chọn một người như thế phò tá cho Thái tử quả là rất thích hợp. Chính vì thế, nhà vua đích thân đề cử Án Thù.


Các đại thần phụ trách việc tuyển chọn người dạy dỗ cho Thái tử đã sàng lọc rất nhiều người nhưng không tìm được ai. Nhà vua chợt nhớ đến Án Thù và đã quyết định chọn ông.

Trước khi nhận chức vụ mới, theo thông lệ Án Thù phải đến cảm tạ nhà vua. Sau khi căn dặn Án Thù, nhà vua khen ngợi ông: ‘‘Ngày ngày đóng cửa đọc sách, không tiệc tùng rượu chè, quả là một tấm gương sáng cho mọi người học tập”.

Án Thù nghe xong, bèn cúi đầu nói: ”Thần không phải là không muốn rượu chè, vui chơi cùng với văn nhân trong thiên hạ. Nhưng chỉ vì thần nghèo túng, không có tiền nên không thể giao du cùng với họ. Nếu thần có tiền, chắc chắn thần cũng sẽ làm như người khác. Thần cảm thấy hổ thẹn trước lời khen của bệ hạ!”.

Nhà vua nghe xong rất cảm động và nghĩ bụng: Nhất định mình phải trọng dụng những người thành thật như thế này.

Từ đó trở đi, chức quan của Án Thù ngày càng cao, danh tiếng cũng càng ngày bay xa. Nhưng ông luôn giữ được đức tính thành thật và tinh thần cần cù chịu khó cho đến tận những ngày cuối cùng của cuộc đời.

Một nhà văn nổi tiếng đã từng nói: ”Có sự thành thật, cuộc sống con người sẽ tràn ngập ánh nắng”. Biểu hiện cụ thể của đức tính thành thật là dám nói lên sự thật, không nói những điều dối trá. Làm việc nghiêm túc, nói năng thật thà, đó là phẩm chất đạo đức mà một người muốn đạt được thành công xuất sắc trong sự nghiệp cần phải có.

Người dân cho xây tượng để tưởng nhớ tài đức vẹn toàn của Án Thù.

Một vị chính trị gia lớn đã từng nói: ”Những người tự cho mình là thông minh thường không có được những kết cục tốt đẹp. Người thông minh nhất trên thế giới là người thật thà nhất. Bởi vì chỉ có những người thành thật mới vượt qua được sự thử thách của lịch sử và thực tiễn”.