Trang chu

Thứ Năm, 6 tháng 7, 2017

Cổ tích tình yêu: Có cánh chuồn chuồn câm lặng đậu trên vai…

Yêu một người không nhất định là phải có được người ấy. Nhưng nếu đã có được người ấy rồi thì hãy biết trân quý họ, đừng khiến họ tổn thương, nếu không, sẽ có lúc bạn phải ngậm ngùi hối tiếc.

(Ảnh minh họa)

Ở một thành phố nhỏ bình yên, có một đôi tình nhân rất yêu thương nhau, mỗi ngày họ cùng nắm tay nhau ngắm bình minh, tối đến lại đi ngắm hoàng hôn bên bãi biển, người khác nhìn thấy ai cũng đều ngưỡng mộ.

Nhưng có một ngày, trong một vụ tai nạn xe hơi, cô gái chẳng may đã bị thương nặng, cô chỉ nằm im trên giường bệnh, mấy ngày mấy đêm đều không có tỉnh lại. Ban ngày, chàng trai ở bên giường bệnh không ngừng gọi tên người yêu; tối đến, anh lại chạy đến giáo đường trong thành phố cầu khẩn Đức Chúa, anh đã khóc đến khô cả nước mắt.

Một tháng đã qua đi, cô gái vẫn hôn mê bất tỉnh, còn chàng trai thì đã tiều tụy lắm rồi, nhưng anh vẫn cố sức gắng gượng. Cuối cùng có một ngày, Đức Chúa đã bị chàng trai si tình này làm cho cảm động. Thế là Ngài quyết định cho chàng trai cố chấp này một điều ngoại lệ.

Đức Chúa hỏi anh: “Liệu con có bằng lòng dùng sinh mệnh của mình để trao đổi không?”.

Chàng trai nói: “Con bằng lòng!”.

Đức Chúa nói: “Vậy được thôi, ta có thể khiến cho người con yêu thương tỉnh lại, nhưng con phải nhận lời hóa thành chuồn chuồn trong ba năm, con có bằng lòng không?”.

Chàng trai nghe xong, vẫn trả lời một cách kiên định: “Con bằng lòng!”.

Trời đã sáng, chàng trai đã biến thành một chú chuồn chuồn xinh đẹp, anh từ biệt Đức Chúa liền vội vội vàng vàng bay đến bệnh viện. Cô gái đã thật sự tỉnh lại, hơn nữa cô còn đang trò chuyện gì đó với một vị bác sĩ trẻ bên cạnh, tiếc là anh không nghe được.

Mấy ngày sau, cô gái đã khỏe mạnh xuất viện, nhưng cô lại không thấy vui. Cô hỏi thăm tung tích của chàng trai khắp nơi, nhưng không có ai biết được rằng rốt cuộc chàng trai đã đi đâu.

Cô gái cả ngày không ngừng tìm kiếm, tuy nhiên chàng trai từ sớm đã hóa thân thành chuồn chuồn luôn bên cạnh cô, chỉ là anh không biết kêu lên, không biết ôm ấp, anh chỉ lặng lẽ chịu đựng trước thái độ nhìn mà như không thấy của cô.

Mùa hè đã qua đi, từng cơn gió lạnh mùa thu thổi những chiếc lá rơi lả tả, chuồn chuồn không thể không rời khỏi nơi này. Thế là anh một lần sau cùng đậu lên vai của cô gái. Anh muốn dùng đôi cánh của mình vuốt ve gương mặt của cô, dùng cái miệng nhỏ xíu hôn lên trán của cô, tuy nhiên tấm thân nhỏ bé vẫn không đủ để cô nhận ra anh.


Thoáng một cái, mùa xuân đã đến, chuồn chuồn không kịp chờ đợi đã bay về tìm người yêu của mình. Vậy mà, bên cạnh thân hình quen thuộc của người yêu có một chàng trai đứng bên cạnh, trong giây phút đó, chuồn chuồn tưởng như sắp rơi từ trên trời xuống.

(Ảnh: Internet)

Chuồn chuồn nghe thấy mọi người kể rằng sau tai nạn xe cô gái đã bệnh nặng như thế nào, kể rằng chàng bác sĩ đó thiện lương, đáng yêu ra sao, còn kể rằng tình yêu của họ thật đúng là chuyện đương nhiên như thế nào, và tất nhiên cũng đã kể cô gái đã vui vẻ như xưa.

Chuồn chuồn đau đớn biết bao, mấy ngày tiếp sau đó, anh thường hay nhìn thấy chàng trai kia dẫn người yêu của mình đến bên bờ biển ngắm mặt trời mọc, tối đến lại đến đây ngắm hoàng hôn bên bờ biển. Còn chuồn chuồn ngoài việc đôi khi có thể đậu ở trên vai của cô gái ra, thì cũng chẳng thể làm được gì nữa.

Mùa hè năm nay đặc biệt dài, mỗi ngày chuồn chuồn đau đớn bay lượn, anh đã không còn can đảm để đến gần người yêu của mình nữa. Những cuộc trò chuyện giữa cô gái và chàng trai kia, tiếng cười đùa giữa họ khiến chuồn chuồn như muốn nghẹt thở.

Mùa hè năm thứ ba, chuồn chuồn đã không còn thường xuyên đi thăm người yêu nữa. Bờ vai của cô đã được chàng bác sĩ trẻ kia ôm ấp, gương mặt của cô đã được bác sĩ trẻ kia hôn lên, căn bản không còn có thời gian để mắt đến một chú chuồn chuồn thương tâm kia, càng không có tâm trạng để nhớ về quá khứ.

Kỳ hạn ba năm hẹn ước cùng Đức Chúa rất mau đã đến. Chính vào ngày cuối cùng, người yêu năm xưa của chuồn chuồn đã cử hành hôn lễ với chàng bác sĩ kia.

Chú chuồn chuồn lặng lẽ bay vào giáo đường, đậu trên vai của Đức Chúa, anh nghe thấy người yêu bên dưới đang thề với Đức Chúa: “Con bằng lòng!”. Anh nhìn thấy chàng bác sĩ đó đeo nhẫn lên tay của cô, sau đó nhìn họ trao cho nhau nụ hôn ngọt ngào. Chuồn chuồn không ngừng rơi những giọt nước mắt cay đắng.

Đức Chúa thở dài nói: “Con có hối hận không?”.

Chuồn chuồn lau khô nước mắt, nói: “Không!”.

Đức Chúa vui vẻ được đôi chút, nói: “Vậy thì, ngày mai con có thể biến trở lại là chính con rồi”.

Chuồn chuồn lắc lắc đầu, nói: “Không! Xin Người hãy để con làm chuồn chuồn đến hết cả một đời…”.

Có những duyên phận định sẵn là phải mất đi, có những duyên phận là mãi mãi sẽ không có được kết quả tốt đẹp.

Yêu một người không nhất định là phải có được người ấy, nhưng đã có được người ấy rồi thì nhất định phải biết trân trọng. Trên vai của bạn có con chuồn chuồn nào chăng?

Thứ Tư, 28 tháng 6, 2017

Chuyện ở đời, đừng nhìn vẻ bề ngoài, hãy nhìn vào trái tim

Trên thế gian, mọi chuyện không thể chỉ nhìn vào cái vẻ bề ngoài, mà phải nhìn vào trái tim, nhìn vào bản chất, như thế mới giúp được bản thân tránh khỏi những phán đoán sai lầm.

Trên thế gian mọi chuyện đều không thể nhìn vào cái bên ngoài mà phải nhìn vào trái tim. (Ảnh: Internet)

Một ông bố có niềm đam mê đặc biệt dành cho xe hơi, cũng vì để mua được chiếc xe yêu thích nên đã tích cóp tiền trong một thời gian rất lâu.

Khi mua được xe, mỗi ngày, ông không ngại cực khổ, cặm cụi rửa xe, đánh sáp, công việc chăm sóc xe đã trở thành việc “hưởng thụ” của ông. Con trai Jake thấy bố yêu thích chiếc xe như vậy, cũng thường xuyên phụ rửa xe, hai bố con vô cùng vui vẻ.

Một ngày, người bố về nhà sau một trận mưa lớn, chiếc xe dính đầy bùn đất, nhưng ông lại quá mệt mỏi, nên nói với con trai: “Hôm khác rửa xe nhé con!”.

Jake thấy mình đang rảnh rỗi, liền xung phong muốn thay bố rửa xe, và được đồng ý. Tuy nhiên, người bố này lại quên là con trai mình mới có 5 tuổi, ông trở về phòng nghỉ ngơi mà quên không chuẩn bị dụng cụ gì cho cậu bé cả.

Con trai hào hứng xông ra rửa xe, nhưng lại không tìm thấy khăn lau. Cậu bé chạy vào trong bếp, đột nhiên cậu nghĩ tới cái miếng chùi xoong mà mẹ vẫn thường dùng để chà nồi rất sạch sẽ, vì vậy cậu liền lấy ngay miếng thép ấy để dùng.

Jake cầm miếng chùi xoong, chạy tới chỗ xe và ra sức chà, hết lần này tới lần khác. Sau khi cậu chà xe xong, cậu phát hiện trên xe có những vết nguệch ngoạc, cậu sờ lên chỗ đó, lại thấy sần sùi, lồi lõm.

Jake sợ tới mức khóc toáng lên. Cậu chạy ngay tới phòng ngủ vừa khóc vừa nói:“Bố ơi, con xin lỗi, bố mau tới xem đi!”.

Ông bố vội vàng theo con trai chạy ra ngoài, chứng kiến chiếc xe “cưng” của mình thê thảm như vậy thật không dám tin là sự thật, ông ngẩn người nói không nên lời, sau cả nửa ngày mới kêu lên: “Ôi! xe của ta, xe của ta!”.

Ông cảm thấy tức giận tới cực điểm, xông vào trong phòng, ngửa mặt lên trời mà nói rằng: “Thượng đế! Đây là chiếc xe mà con dùng hết tài sản tích lũy mới mua được, chưa đến một tháng, đã biến thành như vậy, thỉnh người cho con biết, con nên làm như thế nào? Con nên xử phạt đứa con này như thế nào đây?”.

Lời cầu xin vừa chấm dứt, đầu óc của ông đột nhiên trở nên sáng suốt, một suy nghĩ chợt lóe lên: “Trên thế gian mọi chuyện đều không thể nhìn vào cái bên ngoài mà phải nhìn vào trái tim”.

Lúc này, nhìn đứa con trai nước mắt đầm đìa, ánh mắt sợ hãi cùng áy náy, ông bố từ từ lại gần khiến con trai phát run lên. Ông ôm đứa con trai nhỏ vào lòng, mắt đỏ hoe nói: “Cảm ơn con trai đã giúp ta rửa xe, ta yêu con, còn yêu hơn cả chiếc xe này!”.

Thứ Sáu, 23 tháng 6, 2017

Khi con hiểu ra sự thật thì mẹ đã đi rồi, mẹ ơi…!

Người con trai đọc xong bức thư thì òa khóc nức nở, những hình ảnh như một bộ phim quay chậm cứ ùa về. Đó là những ký ức của hai mẹ con lúc cậu còn bé thơ cho tới lúc cậu trưởng thành; nhưng đã muộn mất rồi …

Những năm tháng qua, trong nhà lại chỉ có mỗi con mèo làm bạn cùng mẹ, không có một ai khác. (Ảnh minh họa)

Câu chuyện này kể rằng, có một cậu thanh niên, vì mẹ già yếu qua đời, nên đã vội vã từ thành phố lớn trở về quê hương để chịu tang.

Quê hương của cậu ta là một ngôi làng nhỏ ở miền núi, những con người nơi đây cũng nhỏ bé nhưng lại mang một tấm lòng rất rộng lớn. Người mẹ của cậu ấy chính là một ví dụ điển hình.

Mặc dù đã già đến mức thân hình đã co lại nhỏ bé như một “con tôm”, nhưng người mẹ ấy vẫn luôn luôn “đòi tiền” cậu con trai của bà. Không những thế, chỉ cần cậu con trai gửi tiền về chậm một ngày thôi là bà đã gọi điện và mắng té tát rồi. Hơn nữa, khi cậu con trai được thăng chức càng cao thì số tiền bà yêu cầu gửi về cũng càng nhiều lên…

Cậu con trai nghĩ rằng mẹ của mình đã già rồi lại có lòng tham lam vô độ nên mặc dù không nói ra thành lời nhưng trong lòng cậu luôn cảm thấy rất chán ghét và không muốn gặp mặt bà.

Trải qua nhiều năm tháng với ý nghĩ không tốt về mẹ như vậy, nhưng khi đã trở về quê hương, cậu ta đã không thể chịu đựng được mà òa lên khóc nức nở như một đứa trẻ. Cứ nghĩ đến việc bản thân luôn luôn ở ngoài làm việc, không thể ở bên phụng dưỡng tốt cho mẹ, để mẹ bao năm tháng sống cảnh buồn tủi một mình, trong lòng cậu lại trào dâng một nỗi buồn đau xót xa.

Dù sao đi nữa, cậu cũng là người con trai độc nhất của bà. Những năm tháng qua, trong nhà lại chỉ có mỗi con mèo làm bạn cùng mẹ, không có một ai khác. Vừa nghĩ đến như thế thôi, trong lòng cậu đã tha thứ hết cho mẹ, mà không thể tha thứ cho chính mình.

Khi tang lễ đã xong xuôi, đến lúc cậu thanh niên ấy chuẩn bị rời quê hương, thì một vị trưởng bối trong họ mang đến và đưa cho cậu ta một chiếc chìa khóa rồi nói: “Đây là chiếc chìa khóa mà mẹ cháu khi còn sống đã nhờ ta bảo quản hộ, bây giờ ta giao nó lại cho cháu”.

Cậu thanh niên làm theo hướng dẫn và đã tìm được một cái két an toàn ở trong nhà rồi lấy ra một cuốn sổ tiết kiệm cùng với một lá thư. Nhìn chữ viết trên lá thư, cậu biết ngay đó chính là nét chữ của người cậu mình. Trong thư, người mẹ đã nhờ người cậu viết hộ rằng:

“Con trai yêu quý của mẹ! Con từ nhỏ đã rất có tình có nghĩa, rất hào phóng với bạn bè, hơn nữa, khi trưởng thành lại thích nhiều bạn gái. Lúc con nói muốn lên thành phố lớn, mẹ đã rất lo lắng rằng con sẽ trở thành một người ăn xin. Cho nên mẹ đã một mực sống chết mà đòi tiền của con, một mực đòi con phải gửi tiền về nhà, ép con kiếm nhiều tiền hơn. Nhưng cơ bản là mẹ không tiêu dùng đến, mẹ tự mình trồng các loại cây trái, cậu của con lại luôn quan tâm chăm sóc cho mẹ, hơn nữa mấy năm nay trong nhà cũng có Đại Hoàng (con mèo) luôn ở bên mẹ rồi. Cho nên tiền của con vẫn là của con, con đừng ghét mẹ nữa được không? Bây giờ con hãy cầm lấy số tiền này và sử dụng cho thật có ích nhé! Mẹ hi vọng sau này con nhận được cuốn sổ tiết kiệm này, sẽ hiểu được nỗi khổ tâm của mẹ…!”.

Lúc ấy người con trai không nhìn rõ được những dòng chữ còn lại nữa, phủ phục trên mặt đất khóc to: “Mẹ ơi! Con không ghét mẹ! Con ghét bản thân mình! Sao con lại ngu ngốc như thế…?”.

Giống như từ trong bộ phim chiếu ra, rất nhiều hình ảnh hiện lên trong đầu não cậu ấy, là những ký ức của hai mẹ con lúc cậu còn bé thơ cho tới lúc cậu đã lớn lên và hình ảnh cuối cùng là cuốn sổ tiết kiệm và hình ảnh người mẹ đã rời đi.

Con số gần đây nhất ở trên cuốn sổ là 3 tỷ đồng, gần như là nguyên vẹn tổng số tiền mà cậu ấy đã gửi về cho mẹ mình trong những năm tháng qua.

Cha mẹ thương yêu và bảo vệ con đã là thiên tính, vì vậy hãy luôn hiếu thuận cha mẹ, đừng để đến lúc nhận ra thì đã quá muộn!

Thứ Hai, 29 tháng 5, 2017

Câu chuyện hai chị em: Trên đời, chỉ có tình yêu thương là mãi mãi…

Câu chuyện ấm áp tình người về hai chị em khiến người ta không khỏi nghẹn ngào xúc động. Quả đúng là, mọi thứ trên đời đều có thể mất đi, duy chỉ có tình yêu thương là mãi mãi!

Câu chuyện hai chị em. (Ảnh: Internet)


Tôi sinh ra tại một vùng quê hẻo lánh. Ngày qua ngày, cha mẹ tôi phải ra sức cày cấy trên mảnh ruộng khô cằn để nuôi hai chị em tôi ăn học.

Một ngày kia tôi lén ăn cắp 15 đồng trong ngăn kéo của cha để mua một chiếc khăn tay mà những đứa con gái trong làng đều có. Cha tôi phát hiện, ông lấy chiếc roi tre treo trên vách xuống, bắt hai chị em tôi quỳ trước mặt và hỏi rằng ai đã lấy cắp.

Vì sợ hãi, tôi đã không dám đứng lên nhận lỗi. Cha tức giận định đánh cả hai chị em, ông đưa chiếc roi lên. Em níu tay cha lại và nói:

“Thưa cha, con trót dại…”

Em nói loanh quanh, không giải thích được đã dùng số tiền ấy vào việc gì. Cha giận đến tái mặt nghĩ rằng em đã ăn chơi lêu lổng và quất liên hồi chiếc roi dài vào lưng em cho đến khi cha gần như ko thở được nữa.

Đêm ấy, mẹ và tôi đã dỗ dành em. Nhìn thân thể đầy những lằn roi của em, tôi oà khóc. Em vội vàng nói:

“Chị ơi đừng khóc, kẻo cha nghe thấy cha sẽ đánh đòn chị đấy!”.

Năm ấy em vừa lên 8 và tôi 11 tuổi.

***

Năm em tôi được tuyển thẳng vào trường trung học thì tôi cũng trúng tuyển vào đại học. Chưa kịp vui với niềm mơ ước được chạm vào cánh cửa đại học thì tôi đã đối diện với nỗi lo lắng về học phí. Cha mẹ tôi không đủ tiền để cho hai chị em ăn học cùng một lúc.

Em tôi quyết định bỏ học nhưng cha mẹ và cả tôi đều không đồng ý. Tôi nói:

“Em cần phải tiếp tục đi học để tìm cách thoát ra khỏi cảnh nghèo khó sau này. Chính chị mới là người không nên tiếp tục vào đại học”.

Nhưng em đã bỏ nhà ra đi với vài bộ quần áo cũ và một ít muối mè trong chiếc túi sách nhỏ. Em đã lén đến bên giường tôi và để lại một mảnh giấy bên gối tôi với lời nhắn nhủ: “Chị ơi, được vào đại học không phải là điều dễ dàng. Em sẽ tìm việc làm để gởi tiền về cho chị”.

Tôi trào nước mắt, chẳng nói lên lời.

Năm ấy em mới 17 và tôi tròn 20.

***

Với số tiền ba tôi vay được trong làng cộng với số tiền gởi về của em, cuối cùng tôi cũng học xong năm thứ 3 đại học.


Một hôm đang ngồi học trong phòng, một đứa bạn chạy vào gọi tôi và nói: “Có người cùng làng đợi cậu ngoài kia”.

(Ảnh: Internet)

Tôi chạy ra và thấy em đứng từ xa, quần áo lấm lem dầu nhớt. Tôi hỏi em:

“Sao em không nói với bạn của chị, em là em trai chị chứ?”

Em cười đáp lại: “Em sợ mọi người sẽ cười chị khi nhìn thấy bộ dạng nhếch nhác của em”.

Tôi lặng người, nước mắt tuôn trào.

Em mỉm cười, đôi mắt ánh lên lấp lánh. Em đưa tay vào túi áo lấy ra một chiếc kẹp tóc hình con bướm và nói:

“Em thấy mọi cô gái đều cài nó trên tóc, vì thế em mua tặng chị!”

Tôi không kìm được niềm xúc động, ôm chầm lấy em nức nở.

Năm ấy tôi đã 23 và em mới 20.

***

Khi lần đầu tôi đưa bạn trai về nhà ra mắt cha mẹ, mọi thứ trong nhà đều rất sạch sẽ và ngăn nắp, ngay cả miếng cửa sổ bị bể cũng đã được lắp lại. Mẹ cho tôi biết trong khi dọn dẹp và thay khung cửa sổ, em đã bị miếng kính đâm vào tay chảy máu.

Tôi chạy vào tìm em. Nhìn vết thương trên tay em, tôi cảm thấy như có hàng ngàn mũi kim đâm vào tim mình. Tôi lấy thuốc và bông băng để băng lại vết thương cho em. Em cười: “Em không muốn anh ấy chê nhà mình nghèo khổ!”

Năm ấy em 23 và tôi 26.

***

Sau khi lập gia đình, tôi về sống với chồng ở thành phố. Vài năm sau, chồng tôi trở thành giám đốc của một xí nghiệp. Vợ chồng tôi muốn đưa em vào làm nhưng em từ chối vì sợ mọi người sẽ xì xầm bàn tán những lời không hay về chồng tôi.

30 tuổi, em lập gia đình với một cô gái trong thôn.

Năm tôi 40, cuộc hôn nhân tưởng chừng như mĩ mãn của tôi bị đỏ vỡ vì sự xuất hiện của một người phụ nữ khác. Em vứt hết chuyện gia đình đến chăm lo cho các con tôi, vực tôi dậy sau những đắng cay nghiệt ngã.

Rồi một ngày cả hai chúng tôi đều già nua, tóc bạc gần hết mái đầu. Em ngồi bên tôi nhắc lại chuyện xưa.

Ngày ấy, chị em tôi mỗi ngày phải lội bộ hơn hai tiếng mới có thể đến trường. Một hôm, em làm mất chiếc giày. Một phần sợ cha đánh em, một phần biết mẹ không có tiền mua giày mới, tôi đã nhường cho em đôi giày của mình.

Và cứ thế, mỗi ngày hơn bốn tiếng đi rồi về, chân tôi phồng rộp lên và rướm máu vì những viên đá nhọn trên mặt đường nóng bỏng. Từ đó em hứa với lòng phải chăm sóc và đối xử với tôi thật tốt.

Nước mắt tôi chợt ứa ra vì hạnh phúc.

Năm ấy em chỉ vừa lên 5!

Mọi thứ trên đời đều có thể mất đi, duy chỉ có tình yêu thương là mãi mãi!

Thứ Tư, 24 tháng 5, 2017

Ba nhân vật nhờ có tâm đại nhẫn mà làm được việc lớn trong thiên hạ

Nhẫn luôn là đức tính cao quý và tốt đẹp nhất của con người. Trong lịch sử, có nhiều tấm gương nhờ có tâm đại nhẫn mà có thể làm được việc lớn trong thiên hạ. Dưới đây là ba người như thế.

Nhân vật Chu Du trong “Tam Quốc Diễn Nghĩa”. (Ảnh: Internet)

Từ xưa đến nay, Bậc Đế Vương vì đại nhẫn mà được thiên hạ, tướng lĩnh vì nhẫn mà được lâu dài, thương nhân vì nhẫn mà được giàu sang phú quý, người thường vì nhẫn mà có được tri kỷ.

Trong cuốn “Lưu hầu luận” của Tô Thức có đoạn viết: “Kẻ mà được gọi là hào kiệt, ắt phải có tiết khí hơn người. Nhân tình có chỗ không thể nhịn được, bởi vậy, kẻ thất phu gặp nhục thì tuốt kiếm tương đấu, cái đó chưa đủ gọi là dũng. Những bậc đại dũng trong thiên hạ, trái lại, thình lình gặp những việc kinh thiên động địa cũng không kinh sợ, vô cớ gặp những điều ngang trái cũng không oán giận. Đó là nhờ chỗ hoài bão của họ rất lớn và chí của họ ở rất xa”.

Một người khi gặp vấn đề về lợi ích của bản thân hay bị người khác làm nhục, nghe phải những lời nói kịch liệt công kích mà có thể thản nhiên nhẫn chịu, không động tâm oán giận thì đó là một loại đại trí tuệ. Người như vậy, họ có thể dùng tâm thái bình thản, khoan dung đại lượng để đối đãi với ý kiến và sự phê bình của người khác đối với mình.

“Nhẫn” cũng không phải dễ dàng làm được, nhưng ở vào lúc suy sụp trong cuộc đời, hay lúc bị vũ nhục, đối diện với được và mất, vinh và nhục, lý trí dùng bình tĩnh thong dong, khoan dung, nhẫn nại để ứng đối thì thông thường sự tình sẽ xuất hiện chuyển biến, mở ra một cảnh tượng mới. “Nhẫn” là một cách hữu hiệu để “rời xa họa, chiêu mời phúc”.

Chúng ta cùng xem một số điển tích về “nhẫn” trong lịch sử Trung Hoa.

1. Lâu Sư Đức

Triều đại nhà Đường, em trai của Lâu Sư Đức được bổ nhiệm làm quan thứ sử ở Đại Châu, nhưng ông ta lại là người rất háo thắng. Trước lúc đi nhận chức, Lâu Sư Đức nói với người em trai rằng: “Ta là tể tướng, đệ cũng được phong làm thứ sử Đại Châu. Huynh đệ chúng ta nhận được ân sủng của quốc gia quá nhiều nên sẽ có người ghen ghét đố kỵ. Đệ có cách nào bảo toàn được tính mạng không?”.

Người em liền nói: “Sau này nếu như có người nhổ nước bọt vào mặt đệ thì đệ cũng chỉ cần lau đi là xong thôi chứ không phản ứng lại họ. Như thế là có thể tránh được phiền phức. Huynh cứ yên tâm”.

Lâu Sư Đức nói: “Đây chính là điều ta lo lắng nhất! Khi người ta nhổ bọt vào mặt đệ là lúc người ta tức giận đệ nhất. Đệ lau nước bọt đi chứng tỏ đệ bất mãn, phản kháng. Như vậy sẽ khiến họ càng thêm tức giận. Đệ nên cười mà nhẫn nhịn, không lau nước bọt mà để nó tự khô”.

Về sau “Thóa diện tự kiền” (nước bọt trên mặt tự khô) trở thành thành ngữ nổi tiếng của Trung Hoa. Ví dụ này chỉ ra rằng, khi bị người khác vũ nhục nên cực độ mà nhẫn nại, tuyệt đối không được phản kháng, bất mãn.

Chân dung tể tướng Lâu Sư Đức. (Ảnh: Internet)

Lâu Sư Đức từng tiến cử Địch Nhân Kiệt làm tể tướng nhưng Địch Nhân Kiệt không biết. Sau khi Địch Nhân Kiệt lên làm tể tướng thường xa lánh ông.

Võ Tắc Thiên từng hỏi Địch Nhân Kiệt: “Khanh xem Lâu Sư Đức có phải người thông minh sáng suốt không?”.

Địch Nhân Kiệt nói: “Lâu Sư Đức là người như thế nào thần không biết rõ”.

Võ Tắc Thiên lại hỏi: “Lâu Sư Đức có khả năng nhìn người không?”

Địch Nhân Kiệt trả lời: “Thần từng có thời gian làm việc với ông ta, nhưng không nghe nói ông ấy có khả năng này”.

Võ Tắc Thiên nói: “Ta phong khanh làm tể tướng chính là do Lâu Sư Đức tiến cử, xem ra ông ta quả là biết nhìn người”. Võ Tắc Thiên cũng lấy ra tấu chương tiến cử của Lâu Sư Đức cho Địch Nhân Kiệt xem.

Địch Nhân Kiệt thở dài than trách: “Lâu Sư Đức! Ta được ông khoan dung đối xử mà không hề biết. Ta quả thực thua ông quá xa!”.

Lý học gia nổi tiếng thời nhà Tống, Trình Di từng nói: Nhẫn được cả việc mà người thường không thể nhẫn, khoan dung cả việc mà người thường không thể khoan dung, ấy chỉ có bậc trí huệ hơn người mới làm được.

Lâu Sư Đức khoan dung độ lượng, có thể bị người khác nhổ bọt lên mặt mà để nước bọt tự khô. Kỳ thực có thể thấy được công phu của “Nhẫn” là vô cùng thâm sâu. Lâu Sư Đức, vị danh tướng, tể tướng triều đại nhà Đường, với phẩm chất cao thượng thận trọng nhẫn nhịn hơn người được lưu vào sử sách văn hóa Trung Hoa.

2. Chu Du

Chu Du là người biết lễ nghĩa, khiêm tốn. Tôn Quyền mặc dù coi Chu Du là huynh trưởng nhưng ông vẫn một mực không kiêu ngạo, kính trọng và phục sự Tôn Quyền. Ông hoàn toàn dựa theo lễ nghĩa quân thần mà đối đãi, vô cùng trung thành với Tôn Quyền.

Ngoài ra ông cũng là người vô cùng thân thiện, nhiệt tình. Dân chúng Dương Châu tôn Chu Du và Tôn Sách là Chu Lang và Tôn Lang. Lang là chỉ người đàn ông anh tuấn, hào hiệp, dung mạo đẹp.

Trong “Tam Quốc Chí”, tác giả Trần Thọ viết, Chu Du là người quảng đại, biết dùng người. Thời niên thiếu, ông là người học giỏi, tướng mạo cao gầy, tính cách cởi mở khoáng đạt, khiêm tốn, nhún nhường, được người người mong muốn kết bạn. Duy chỉ có Trình Phổ lớn tuổi hơn Chu Du nhưng chức vị lại thấp hơn nên sinh lòng đố kỵ, không phục. Vì thế, Trình Phổ nhiều lần vũ nhục Chu Du nhưng Chu Du trước sau đều thủy chung khoan dung tha thứ.

Sau nhiều lần như vậy, Trình Phổ đã thay đổi quan niệm với Chu Du, ông nói: “Dữ chu công cẩn giao, như ẩm thuần lao, bất giác tự túy” (Ý nói làm bạn với Chu Du giống như uống rượu ngon, không biết bị say lúc nào). Trong “Tam Quốc Chí” cũng viết rằng, trong chiến trận Xích Bích, Chu Du cùng với Trình Phổ, Hoàng Cái đồng tâm hiệp lực cuối cùng đã giành thắng lợi.

Bị Trình Phổ nhiều lần vũ nhục nhưng Chu Du luôn lấy đại cục làm trọng, không so đo tính toán mà nhường nhịn hết lần này đến lần khác. Chính vì sự nhẫn nhịn mà cuối cùng Trình Phổ đã bị Chu Du cảm hóa. Từ trong điển cố này có thể thấy được rằng, “nhẫn” có thể biến “vũ khí” thành “tơ lụa”. Trước mâu thuẫn xung đột lấy hòa làm trọng, bao dung người khác, lấy ý chí cao xa thản nhiên đối đãi thì mọi mâu thuẫn xung đột đều sẽ được hóa giải. Người với người có thể hòa thuận cùng nhau thì phải lấy bao dung, nhường nhịn làm trọng.

3. Lý Thầm

Chân dung Hoàng đế nhà Đường – Đường Tuyên Tông Lý Thầm (Nguồn: wikipedia.org)

Đường Tuyên Tông Lý Thầm trước khi lên ngôi bị buộc phải rời khỏi kinh đô. Tháng 2/820, anh của Lý Thầm là Lý Hằng được thái giám giúp lên làm Hoàng đế lấy hiệu là Đường Mục Tông. Bốn năm sau, Đường Mục Tông bị bệnh chết, Đường Kính Tông Lý Trạm lên ngôi. Nhưng ông cũng chỉ sống đến năm 18 tuổi rồi băng hà.

Sau khi ông chết, Đường Văn Tông Lý Ngang và Đường Vũ Tông Lý Viêm lần lượt lên thay. Trong khoảng thời gian dài 20 năm, Lý Thầm đều trốn tránh, giả ngốc, không tham dự vào việc gì, hạn chế nói. Đường Văn Tông thường đến dụ ông nói chuyện, xem như là một trò vui. Khi Đường Vũ Tông lên ngôi, xem thường tôn ti trật tự, nên coi thường và không tôn trọng ông. Năm 841 khi Đường Vũ Tông lên ngôi, vì để tránh tai họa, bảo toàn tính mạng ông liền xin làm hòa thượng và đi du hành khắp nơi, rời xa chốn thị phi.

Trong thời gian này, ông vẫn giả ngây giả ngốc, che dấu danh tính của mình. Sau khi Đường Vũ Tông chết, hoạn quan khuynh đảo triều đình, muốn nhân lúc này mà lập người ngu dốt lên ngôi để dễ bề thao túng, nên cuối cùng quyết định chọn Lý Thầm. Năm 846, Lý Thầm sau thời gian chịu khổ nhẫn nhục đã trở lại cung, đăng cơ trở thành vị Hoàng đế có nhiều công lao với đất nước. Từ khi lên ngôi, Lý Thầm như trở thành người hoàn toàn khác, thông minh, trí tuệ hơn người khiến nhiều người nể phục.

Trong suốt thời gian lưu lạc tại nhân gian, ông biết rõ khó khăn của dân chúng, ông cũng sống thanh đạm tiết kiệm cho nên đến tận thời nhà Đường suy vong, ông vẫn được dân chúng xưng tụng là “Tiểu Thái Tông”, có ý so sánh ông với Đường Thái Tông – vị hoàng đế vĩ đại của Trung Hoa.

Lý Thầm trước khi lên ngôi phải đối mặt với rất nhiều hoàn cảnh phức tạp rối ren nhưng ông có thể nhẫn chịu hết thảy, tránh được tai họa mất mạng. Chính điều này khiến Lý Thầm cuối cùng có cơ hội lên ngôi, thành tựu được nghiệp lớn. Nếu không có nhẫn nhịn, biết thoái lui thì sẽ không thể có kết quả sau này như vậy. Có thể thấy rằng, nhẫn nại, nhượng bộ là một phương diện tu thân vô cùng quan trọng của mỗi cá nhân.

Chữ Nhẫn trong tiếng Hán. (Ảnh: Internet)

Lời kết

Nhẫn không phải không phân biệt thiện ác, đúng sai, nguyên tắc hay vô nguyên tắc mà là chỉ phương diện lợi ích của cá nhân, trình độ tu dưỡng của cá nhân, lùi một bước, ít so đo, nhiều nhẫn nại. Khi đối mặt với đúng sai đương nhiên phải giữ chính nghĩa, bảo vệ chân lý. Trong lịch sử có rất nhiều nhân vật đại nhẫn, họ đối với phương diện lợi ích cá nhân thì coi nhẹ, không tranh giành lại luôn khoan dung tha thứ và không dễ hồ đồ.

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, chúng ta thường xuyên phải đối mặt với đủ các loại mâu thuẫn, khiên chiến trong công tác cũng như trong các mỗi quan hệ. Những khi ấy, khoan dung nhẫn nại chẳng những giúp chúng ta tránh được mầm tai họa mà còn hóa giải được mâu thuẫn, đồng thời còn nâng cao tâm tính và cảnh giới tu dưỡng của bản thân. Từ đó, các mối quan hệ của chúng ta sẽ rộng mở hơn, cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn!

Thứ Ba, 16 tháng 5, 2017

Câu chuyện tình yêu: Điều quan trọng nhất trong đời người phụ nữ…

Câu chuyện về một cuộc hôn nhân đầy toan tính. Vợ từng là góa phụ nuôi đứa con gái đần độn, chồng là một thợ mỏ chuyện sống chết luôn gần kề. Nhưng kết cục của chuyện tình này lại khiến nhiều người rơi nước mắt.

Chung quy điều mà người phụ nữ muốn nhất chẳng qua chỉ là tình yêu và sự che chở của người đàn ông. (Ảnh minh họa)

Cô ấy 30 tuổi, người xinh đẹp, nước da trắng, thân hình nhỏ gọn, nhưng số mệnh cô không được tốt, trước tiên là sinh hạ một cô con gái đần độn, sau đó nữa thì, năm cô 29 tuổi, chồng cô mất. Về sau, cô đã quyết định tái giá, cô gả cho một người đàn ông lớn hơn cô 15 tuổi.

Cô không chịu nổi khổ, huống hồ còn phải dẫn theo cô con gái đần độn. Điều quan trọng là, ông ấy là một người thợ mỏ, thu nhập bao nhiêu thì không nói, chỉ là nếu như xảy ra tai nạn, thông thường nạn nhân sẽ được bồi thường bảy, tám trăm triệu.

Cô đã nghèo khổ đến sợ rồi, nếu không, tại sao xinh đẹp như vậy lại muốn gả cho một người có chút tật ở chân cơ chứ. Ông ấy vừa già vừa khó coi, miệng méo mắt lệch…

Ông ấy cũng biết rằng bản thân mình không xứng, nhưng vẫn cảm thấy giống như có được báu vật vậy…

Số tiền ông kiếm được, toàn bộ đều đưa hết cho cô, nhưng mỗi tháng cũng chỉ khoảng 3 triệu, trừ đi các khoản chi dùng cho cơm ăn áo mặc thì cũng chẳng còn lại bao nhiêu.

Cô thật sự không can tâm, cô con gái ngốc của cô sau này còn phải dùng đến tiền nữa, bản thân không muốn sống với ông cả đời như vậy. Khai thác khoáng sản, đâu đâu cũng dễ xảy ra tai nạn như vậy, tại sao ông ấy lại không gặp phải nhỉ?

Điều cô nghĩ đến chính là vài trăm triệu đó, nếu như ông ấy chết rồi, cô sẽ ôm tiền bỏ đi. Đây là một suy nghĩ ác độc, nhưng lại là điều chân thật nhất…

Cô mua quần áo phấn son tô điểm cho chính mình, liếc mắt đưa tình với người hàng xóm…

Có người nói cho ông hay rằng: “Hãy nhìn vợ ông kìa, lấy tiền của ông chưng diện rồi gian díu với người đàn ông khác!”.

Ông chỉ cười: “Cô ấy ở nhà cô đơn buồn chán, ăn diện một chút thì có sao đâu”. Thật ra, trái tim ông đang đau nhói, ông không muốn thấy cô phóng đãng như vậy.

Cô nói muốn ăn quýt, ông liền đi ra tận thị trấn mua, nhưng lúc đi không có nói với cô trước. Cũng ngay lúc đó, tại hầm mỏ xảy ra tai nạn, suy nghĩ đầu tiên của cô chính là, lần này tốt rồi, tiền đã đến tay rồi!

Bao nhiêu thi thể được khiêng ra, cô nhìn xem từng người từng người một, nhưng không có nhìn thấy ông, trong lòng không khỏi thất vọng cùng cực.

(Ảnh minh họa)

Bỗng nhiên quay đầu lại, cô nhìn thấy ông ấy tay ôm theo giỏ quýt đi đến trước mặt cô, ngây thơ giống như một đứa trẻ.

Ông nói: “Cho em này. Anh đi ra thị trấn mua quýt cho em, vậy nên đã thay ca với người khác!”.

Cô khóc òa lên, không phải xúc động vì thấy ông bình an, mà là bởi hy vọng tan vỡ.


Ông khuyên rằng: “Anh không sao, em đừng sợ”. Ông tưởng rằng cô đang sợ hãi lo lắng cho mình.

Khi ăn trái quýt, trong lòng cô cảm thấy bản thân mình thật không ra gì.

Ông yêu cô, cũng yêu thương cô con gái ngốc này…

Một thời gian sau, ông len lén chạy lên núi trồng cây, mỗi tháng trồng được khoảng bốn năm chục cây. Có người hỏi ông trồng cây để làm gì? Ông cười trả lời rằng: “Trồng cho hai mẹ con họ, sau này khi tôi chết rồi, thì số cây này cũng đã lớn, có thể nuôi sống hai mẹ con họ”.

Lời này đã đồn đến tai cô, trong lòng cô không khỏi chua xót, suýt chút nữa là rơi nước mắt.

Về sau, cô bị nhiễm phong hàn, ông ấy đã không quản ngày đêm chăm sóc cho cô. Nửa đêm tỉnh dậy, phát hiện người chồng đang ôm chân của mình. Cô hỏi: “Anh ôm chân em làm gì vậy?”.

Ông nói: “Chỉ cần em tỉnh dậy, anh sẽ biết được, nếu như em phải đi vệ sinh sẽ có người dìu em”.

Lần này cô thật sự đã khóc, nghẹn ngào nói: “Anh đúng là ngốc mà”.

Sau khi bệnh khỏi rồi, cô khuyên ông rằng: “Anh đừng có đi làm ở khu mỏ nữa được không? Chỗ đó lúc nào cũng có tai nạn rình rập, hôm trước lại chết mấy người nữa, em thật sự rất sợ”.

Lần này cô thật lòng, bởi vì cô đã nghĩ thông suốt rồi, con người là quan trọng nhất, người không còn nữa, thì cái gì cũng đều không có nữa.

Sau đó, cô nghiêm túc hẳn, không có đi đây đi đó nữa, cũng không còn trang điểm quyến rũ nữa. Cô mở một tiệm tạp hóa nhỏ, hàng ngày đứng tựa cửa chờ ông trở về.

Bác sĩ nói, ung thư gan thời kỳ cuối, nhiều nhất chỉ còn sống được hơn ba tháng…

Không lâu sau đó, ông đột nhiên cảm thấy lồng ngực đau nhói, mới làm việc được một lúc, mồ hôi đã đầm đìa, thế là ông lén uống thuốc giảm đau, mỗi lần uống là năm sáu viên, nhưng vùng ngực vẫn cứ đau.

Ông lén đi ra thị trấn khám thử. Bác sĩ nói, ung thư gan thời kỳ cuối, nhiều nhất chỉ sống được hơn ba tháng nữa, muốn ăn gì thì hãy cứ ăn, đừng có làm khổ bản thân mình.

Đi ra chợ, ông đã tiêu xài hết toàn bộ số tiền mang theo, ông đã mua rất nhiều đồ, quần áo mới cho cô, áo khoác hoa cho con gái, son phấn nước hoa, nhưng lại không có mua một món gì cho bản thân mình.

Buổi sáng hôm sau, ông nói ông tính đến khu mỏ làm việc.

Cô nói: “Đừng đi, chỗ đó rất nguy hiểm, dễ xảy ra chuyện, đừng có đi, dứt khoát đừng có đi!”.

Ông cười hì hì, cuối cùng vẫn đi. Ông nói với ông chủ rằng: “Hãy sắp xếp cho tôi phần công việc khó nhất, có mệt tôi cũng không sợ”. Ông chủ đương nhiên đồng ý, bèn cử ông xuống hầm mỏ sâu nhất. Khi cơn đau kéo đến, ở trong bóng tối ông thầm gọi tên cô.

(Ảnh minh họa)

Người đàn ông đã dùng sinh mệnh của mình để yêu thương cô một lần sau cùng

Đi làm được ngày thứ ba, dưới hầm bắt đầu ngập nước, ông vốn dĩ là có cơ hội chạy thoát được, nhưng ông nghĩ, có được tiền rồi, cô và con gái cả đời cũng không cần phải lo nghĩ nhiều nữa. Thế là, ông không có chạy, cũng không kêu cứu.

Sau khi hay tin, cô đầu tóc cũng không chải mà chạy đến nơi, dùng tay gắng sức đào bới ngoài cửa mỏ, hai tay đều đã chảy máu. Nhìn thấy thi thể của ông, cô gọi tên của ông, khóc lóc kêu gào thảm thiết rằng: “Em không muốn! Em không muốn! Anh đừng bỏ em, đừng bỏ em, làm ơn đừng bỏ lại em mà!”.

Từ trong túi áo của ông rơi ra một mẩu giấy chẩn đoán của bệnh viện, lúc này cô mới hiểu rằng, người đàn ông này đã dùng sinh mệnh của mình để yêu thương cô một lần cuối cùng.


Phụ nữ cần được yêu thương, vậy nên tình thương của người chồng mới là niềm ao ước lớn nhất của người phụ nữ.

Tiền bạc, địa vị…

Chung quy điều mà người phụ nữ muốn nhất chẳng qua chỉ là tình yêu và sự che chở của người đàn ông.

Người đàn ông cần được thấu hiểu, vậy nên sự thấu hiểu của người vợ mới là niềm an ủi lớn nhất của người đàn ông.

Vẻ đẹp, khao khát …

Điều mà người đàn ông mong muốn sau cùng chỉ là sự dịu dàng và bầu bạn quan tâm của người phụ nữ.

Thứ Tư, 10 tháng 5, 2017

3 người cùng kinh doanh 1 loại táo, chỉ 1 người thành công, vì sao?

Cùng một xuất phát điểm như nhau, nhưng ba chàng trai ôm mộng làm giàu lại đạt được những kết quả khác nhau. Tại sao như vậy? Hãy cùng xem câu chuyện và tự mình chiêm nghiệm, rút ra bài học cho bản thân!


(Ảnh minh họa)

Có ba người cùng tìm kiếm cơ hội kinh doanh và đến một thị trấn hẻo lánh nơi có vườn táo ra trái to, thơm ngọt cực kỳ hấp dẫn. Trái táo này lại được bán với giá cực rẻ ở thị trấn hẻo lánh này.

Ngay khi nhìn thấy trái táo thơm ngon giá rẻ, chàng trai thứ nhất đã cảm thấy mình rất may mắn. Anh lập tức mua 10 tấn táo, lựa trái ngon nhất và đưa về quê nhà để bán với giá gấp đôi. Sau nhiều lần làm vậy, anh đã dành dụm được khá nhiều tiền.

Chàng trai thứ hai suy nghĩ một lát rồi bỏ ra nửa số tiền để mua hạt giống trái táo, nửa còn lại thuê một khu đồi và tự canh tác, tưới tiêu chăm sóc cho giống táo đó.

Người cuối cùng ngắm nghía cây táo, đi bộ nhiều ngày trong khu vườn táo tuyệt vời này, rồi cuối cùng tới gặp chủ vườn và nói: “Tôi muốn mua đất ở vườn táo này”.

Ông chủ lắc đầu: “Không, chúng tôi không bán đất, chỉ bán táo thôi”.

Thấy vậy chàng trai bèn lấy tay vốc đất lên và nói như cầu khẩn: “Tôi rất muốn mua đất ở đây, xin ông bán cho tôi, tôi chỉ mua một chút này thôi”.


Ông chủ thấy vậy mỉm cười đáp: “Thôi được, thấy anh khẩn nài vậy, tôi sẽ bán đất cho anh, kèm theo hạt giống táo”.

Vườn táo trĩu quả thơm ngon, ngọt là phần thưởng cho người có tầm nhìn xa, trông rộng. (Ảnh: Internet)

Chàng trai mang số đất về quê nhà, nhờ người có chuyên môn kiểm tra, phân tích thành phần đất, độ ẩm, so sánh với nhiệt độ và ánh sáng để xem tiềm năng ra sao.

Sau đó anh thuê một khu đồi, cải tạo đất nơi đó sao cho giống hệt số đất mang về, và gieo trồng số hạt giống được cho. Năm sau, anh đã có cả vườn cây trái xum xuê trĩu quả không khác gì vườn táo trước đó.

Còn số phận 2 người kia thì sao?

Chàng trai đầu tiên, ban đầu ăn nên làm ra, tuy nhiên dần dần doanh thu giảm hẳn bởi cạnh tranh ngày càng gia tăng, chưa kể rủi ro khi vận chuyển làm mất số hàng, cuối cùng lỗ nặng.

Chàng trai thứ hai chăm chỉ tưới tiêu vun xới cho cây táo, nhưng do không hợp đất nên trái ra không to, thơm và ngọt như ở vùng quê nọ, cuối cùng cũng chẳng kiếm được tiền.

Còn chàng trai thứ ba, nhờ phân tích mẫu đất và cải tạo đất ở quê nhà cho phù hợp mà cuối cùng được mùa bội thu, cho ra trái táo thơm ngon rất được ưa thích, lại bán tại vườn nên không bị rủi ro vận chuyển, tiện lợi giao thương, thu hút rất nhiều khách hàng. Chẳng mấy chốc anh đã trở thành doanh nhân thành đạt và giàu có.

Có thể nhận thấy rằng, cùng cơ hội và xuất phát điểm, nhưng mấu chốt của sự thành công không phải ở chỗ bạn đã tận sức làm bao nhiêu việc, mà ở chỗ bạn phải nắm bắt được vấn đề, biết nhìn xa trông rộng và có những bước đi thật vững vàng.

Thứ Tư, 26 tháng 4, 2017

Chuyện người đàn ông mua vé trẻ em và bài học dạy con làm người

Một người đàn ông mua hai tấm vé trẻ em đi xe lửa, cuối cùng bị phát hiện trốn vé. Lúc này cậu con trai 5 tuổi của ông đã làm một việc khiến nhiều người trên toa xe rưng rưng nước mắt…

Sự tự tôn có thể thành tựu một đứa trẻ, cũng có thể hủy đi một đứa trẻ. (Ảnh: internet)

Một người đàn ông dáng vẻ nông dân dẫn theo bé trai khoảng 5 tuổi đi xe lửa. Làn da của cả hai người trông ngăm ngăm đen, dường như đều có thể nhìn thấy được vết tích dầm mưa dãi nắng.

Chuyến tàu đi được hơn nửa chặng đường, lúc này một nhân viên phục vụ đến kiểm tra vé. Cậu bé đưa ra một tấm vé trẻ em, còn người đàn ông thì sờ soạng trong túi một hồi như đang tìm kiếm thứ gì đó, rồi dè dặt hỏi:

“Anh này, vé trẻ em và loại vé dành cho người tàn tật là cùng mức giá phải không?”.

Người phục vụ không lên tiếng.

“Anh xem, tôi là người tàn tật, tôi mua vé trẻ em”.

Ông vừa nói vừa giơ ra cái chân giả bên trái…

“Hãy đưa giấy chứng nhận tàn tật cho tôi xem thử!”.

“Chuyện là như thế này, giấy chứng nhận tàn tật của tôi vẫn còn chưa làm xong. Lúc làm thuê cho một người chủ tư nhân tôi đã gặp tai nạn ngoài ý muốn, chân bị cưa đi, còn người chủ thì đã bỏ trốn, ngay đến cả tiền lương cũng không thể nhận được. Chúng tôi lần này là đi đến công trường khác để tìm việc”.

“Anh nói nhiều vậy cũng vô dụng thôi! Chúng tôi quy định nhất định cần phải xuất trình giấy chứng nhận thương tật mới có thể mua loại vé dành cho người tàn tật được. Hãy bù tiền vé đi!”, người phục vụ lạnh lùng nói.

Người đàn ông loay hoay mãi cũng chỉ sờ thấy mấy đồng bạc lẻ, nghẹn ngào nói: “Anh này, tôi không có tiền, mua vé trẻ em tôi cũng là bất đắc dĩ. Tôi thật sự là người tàn tật, không tin anh hãy xem đi!”.

Ông vừa nói vừa đưa chiếc chân giả ra chứng minh.

Đứa trẻ bên cạnh cúi gầm mặt xuống không nói lời nào, khắp mặt đỏ ửng, có lẽ cậu cảm thấy hành vi “trốn vé” của bố minh khiến cậu thấy rất mất mặt, cũng có thể là vì những gì đang diễn ra xung quanh khiến lòng tự tôn của cậu bị tổn thương.

Trong lúc hai bên đang lời qua tiếng lại, cậu bé nói với người phục vụ rằng: “Chú ơi, bố cháu rất nghèo, cháu có thể giúp chú lau bàn ghế để trừ vào tiền vé của bố cháu, được không?”. Đang nói, nước mắt cậu bé như muốn trào ra, còn người phục vụ vẫn dửng dưng không chịu.

(Ảnh: Internet)

Lúc này, một nữ nhân viên làm vệ sinh trên đoàn xe không nhìn tiếp được nữa, nói với cậu bé rằng: “Được chứ, cháu có thể lau bàn ghế để bù vào số tiền mà bố cháu còn thiếu”.

Người phục vụ trừng mắt nhìn, đang muốn nói gì đó, liền bị nữ nhân viên kia ngăn lại.

Thì ra, người phụ nữ tốt bụng này cũng có đứa con 5 tuổi. Khi cô nhìn thấy người đàn ông tàn tật nghèo khổ và sự bối rối ngượng nghịu của đứa trẻ, trong lòng không khỏi chua xót. Về sau người phụ nữ tốt bụng này đã lén bù thêm tiền giúp người đàn ông tàn tật kia, và yêu cầu người phục vụ không được nói với hai cha con họ.

Nhìn thấy chiếc cổ áo thun rộng thùng thình trên người đứa trẻ tụt đến bả vai đang chăm chú lau từng chiếc bàn một, không ít người đều rơm rớm nước mắt.

“Nam tử hán” bé nhỏ này đang gánh chịu một trách nhiệm khó khăn, nhưng có thể chắc chắn rằng, lúc này cậu bé không hề cảm thấy bị mất mặt, trái lại gương mặt còn mang theo nụ cười.

Sự tự tôn có thể thành tựu một đứa trẻ, cũng có thể hủy đi một đứa trẻ. Nếu như người phục vụ kiên trì đòi người đàn ông tàn tật này bù tiền vé, trong khi hai cha con họ không có tiền, hậu quả có thể rất xấu hổ, đối với một đứa trẻ mà nói cũng là một loại tổn thương.

Người phụ nữ làm vệ sinh tốt bụng này đã giúp đỡ hai cha con họ, còn khiến cho cậu bé cảm thấy rằng thông qua lao động của chính mình đã giúp đỡ được cho bố, loại tự tin và cảm giác thành tựu đó có dùng tiền cũng không đánh đổi được.

Tự trọng rất quan trọng đối với sự trưởng thành của trẻ

Lòng tự tôn của đứa trẻ giống như mầm cây non nớt, một khi bị thương tổn, sẽ để lại vết thương khó mà lành lặn được, thậm chí sẽ ảnh hưởng đến cả cuộc đời.

Một chuyên gia giáo dục từng đưa ra lời khuyên rằng, một đứa trẻ mất đi lòng tự tôn từ nhỏ, sau khi lớn lên rất khó làm người một cách đường đường chính chính, rất khó có được nhân cách toàn vẹn.

Ví như lòng tự tôn của một đứa trẻ khi còn nhỏ bị tổn thương, bị người khác xem thường bắt nạt, thế thì sau khi đứa trẻ đó lớn lên, rất có khả năng sẽ nghĩ đủ mọi cách chi phối, sai khiến người khác, cũng rất khó có được cảm giác hạnh phúc.

Trái lại, một đứa trẻ được đối xử bình đẳng, mọi chuyện đều được tôn trọng, tâm thái của chúng sẽ trở nên bình thản, hiểu được tự tôn tự ái, cố gắng vươn lên, tự tin vui vẻ.

Những ông bố bà mẹ, nếu muốn đào tạo một đứa trẻ đầy lòng tự tin, thì xin hãy bảo vệ lòng tự tôn của trẻ ngay từ khi còn nhỏ; hãy bắt đầu từ việc bé cưng của bạn thích loại chăn gì, thích quần áo màu sắc gì, thích chơi đồ chơi gì, và thích để đồ chơi ở đâu…

Thứ Tư, 19 tháng 4, 2017

Đoạn văn tự khắc trên tấm bia mộ vô danh gây chấn động lòng người

Trên tấm bia của một ngôi mộ vô danh ở London có khắc một đoạn văn tự thu hút sự chú ý của rất nhiều du khách gần xa, rất nhiều người thấy hối tiếc vì đã không phát hiện ra nó từ sớm hơn!


Trong tầng hầm của nhà thờ Westminster ở Luân Đôn, có một tấm bia mộ nổi tiếng thế giới. Kỳ thực, đây chỉ là tấm bia mộ rất bình thường, nó được làm bằng đá hoa cương thô ráp, hình dáng cũng rất bình thường.

Xung quanh nó là những tấm bia mộ của vua Hery III đến George II và hơn 20 tấm bia mộ của những vị vua nước Anh trước đây, cho đến Newton, Darwin, Charles Dickens và nhiều nhân vật nổi tiếng khác. Vì thế ngôi mộ này trở nên bé nhỏ và không được để ý tới, trên đó không có đề ngày tháng năm sinh và mất, thậm chí một lời giới thiệu về người chủ ngôi mộ này cũng không có.

Mặc dù là tấm bia mộ vô danh như vậy, nhưng nó lại trở thành tấm bia mộ nổi tiếng khắp thế giới. Mỗi khi người ta đến nhà thờ Westminster, họ có thể không tới bái yết ngôi mộ của các vị vua đã từng có chiến công hiển hách, hay mộ của Dickens, Darwin và những của người nổi tiếng thế giới khác, nhưng không ai là không tới chiêm ngưỡng bia mộ bình thường này.

Họ đều bị ngôi mộ làm cho xúc động mạnh mẽ. Chính xác ra, họ bị xúc động bởi những dòng chữ khắc trên tấm bia mộ này. Trên tấm bia mộ này có khắc một đoạn văn tự:

“Khi tôi còn trẻ, còn tự do, trí tưởng tượng của tôi không bị giới hạn, tôi đã mơ thay đổi thế giới.

Khi tôi đã lớn hơn, khôn ngoan hơn, tôi phát hiện ra tôi sẽ không thay đổi được thế giới, vì vậy tôi rút ngắn ước mơ của mình lại và quyết định chỉ thay đổi đất nước của tôi.

Nhưng nó cũng như vậy, dường như không thể thay đổi được. Khi tôi bước vào những năm cuối đời, trong một cố gắng cuối cùng, tôi quyết định chỉ thay đổi gia đình tôi, những người gần nhất với tôi.

Nhưng than ôi, điều này cũng là không thể. Và bây giờ, khi nằm trên giường, lúc sắp lìa đời, tôi chợt nhận ra: Nếu như tôi bắt đầu thay đổi bản thân mình trước, lấy mình làm tấm gương thì có thể thay đổi được gia đình mình, với sự giúp đỡ, động viên của gia đình mình, tôi có thể làm điều gì đó thay đổi đất nước và biết đâu đấy, tôi thậm chí có thể làm thay đổi thế giới!”.

Người ta nói, nhiều nhà lãnh đạo và những người nổi tiếng trên thế giới đều bị xúc động mạnh khi đọc dòng chữ này, có người nói đó là bài học giáo lý cuộc sống, có người nói đó là nhân cách hướng nội.

Khi còn trẻ, Nelson Mandela đã đọc những dòng chữ này, đột nhiên có cảm xúc rất nghiêm túc rằng phải tự mình tìm được con đường cải biến Nam Phi, thậm chí là chìa khóa vàng để cải biến toàn thế giới.

Sau khi trở về Nam Phi, với tham vọng này, vốn là một thanh niên da đen ủng hộ chính sách phân biệt chủng tộc đầy bạo lực để cai trị, thoáng một cái, ông đã cải biến tư tưởng và thái độ đối xử của mình, từ việc cải biến chính mình, ông bắt tay vào việc cải biến gia đình và bạn bè thân hữu của mình. Sau nhiều thập kỷ, ông đã thay đổi được đất nước của mình.


Hãy luôn mang một tấm lòng lương thiện và làm những điều đúng đắn, nhắc nhở, cải biến bản thân thành một người tốt. Nếu mỗi người đều biết tự quay lại vào trong và cải biến bản thân mình cho tốt hơn, thì thế giới chắc chắn sẽ thay đổi.

Thứ Tư, 12 tháng 4, 2017

Tản mạn cuộc sống: Chuyện mắc cỡ của một người Sài Gòn

Khi đi trên đường, nếu bạn vô tình gặp phải một người đang trong cơn hoạn nạn, và cần sự giúp đỡ, bạn sẽ làm gì? Liệu sẽ quay mặt đi hay dừng lại cứu giúp? Vấn đề tưởng chừng bình thường này hóa ra lại không hề dễ…

Giúp người gặp khó khăn, bạn có dám? (Ảnh minh họa)

Ngay con hẻm trên đường Lê Văn Sỹ (Q.Tân Bình, TP.HCM) nơi tôi sống trọ trước đây có một người đàn ông lớn tuổi hằng ngày vẫn bán khoai, mì luộc và bị bệnh động kinh. Tôi biết ông bị bệnh này vì một lần chứng kiến ông ngã ra đường, co giật, giãy giụa và khóc rất nhiều, miệng méo qua 
một bên.

Tận bây giờ, tôi vẫn thấy mắc cỡ với chính mình khi nhớ lại giây phút chỉ ngồi ở quán nước kế bên theo dõi mà không làm gì để giúp ông. Tôi quan sát thấy hết người này đến người khác đi ngang qua nhìn mà không ai giúp đỡ gì.

Ngồi thẫn thờ như vậy một lúc, tôi giật mình với sự vô tâm của mình nên đến giúp ông vào lề đường trước một quán nước vỉa hè ngay đó. Sự bất lực của tôi càng lên cao hơn khi người bán nước không cho đưa ông nằm trước hàng của bà, không biết vì lý do gì, có lẽ sợ liên lụy hoặc sợ choán chỗ khách của bà không vào được?

Tôi đưa ông nằm qua vỉa hè kế bên quán nước, lúc này có hai người lại bảo “bị động kinh đó, vắt chanh vô miệng nhiều vào”. Tôi cứ vậy làm theo, mua từ bà bán nước túi chanh vắt liên tục vào miệng ông mà lòng rất sợ nếu ông bị gì, không phải động kinh mà nuốt phải chanh gây phản ứng thì sao? Nếu giúp mà ông xảy ra chuyện gì tôi có bị liên lụy không?…

Cách đây mười ngày, tôi dự một đám tang người thân ở Nha Trang cũng gặp trường hợp một phụ nữ đi bán than bị động kinh ngã ngay trước nhà đám. Mọi người túa ra đưa vào hiên nhà để cấp cứu, người phụ nữ liên tục nói “chanh, chanh, chanh”.

Sau một lúc đổ chanh vào miệng, bà cũng tỉnh. Bà kể chỉ có ba mẹ con, nghèo quá nên hết thuốc hai tuần rồi nhưng không có tiền nên mới bị như vậy. Có người nghe vậy liền đi mua theo sự mô tả viên thuốc trị huyết áp nửa trắng nửa vàng, có người bóp tay bóp chân… mỗi người mỗi cách giúp.

Tuy nhiên, đứng bên ngoài không ít người can ngăn với nhiều lý do: sợ giả vờ để xin tiền vì “thời buổi này khó nói lắm…”, sợ uống chanh bị sặc chết mất công mắc tội ngộ sát, sợ mua thuốc cho người ta uống có chuyện gì thì liên lụy, có người khuyên tốt nhất cho vài chục ngàn đồng kêu taxi chở bà tới bệnh viện cho yên thân…

(Ảnh: Internet)

Trời thì mưa rả rích, quan sát người này, lắng nghe người kia, nhìn phận người mà thấy lắm nỗi hoang mang, “không giúp thì cắn rứt lương tâm, giúp như thế nào để mình được an toàn”. Tự an ủi mình, tôi đưa bà tô cháo và thêm 100.000 đồng về mua thuốc, dặn đi đường cẩn thận…

Trong một lần khác khi đi đường, tôi cũng gặp cảnh cô gái bị tai nạn xe không ai giúp đỡ, cố quay đi để khỏi liên lụy nhưng đi được một đoạn tôi quay xe lại, đưa cô gái vào bệnh viện cấp cứu. Rất may là điện thoại cô gái xài khóa vân tay nên mở được mà gọi người thân cô đến để chăm rồi tôi đi về.

Nhiều lần tôi vừa giúp người vừa lo sợ, dù chưa lần nào tôi phải vướng vào cảnh làm ơn mắc oán. Nhưng rõ là để giúp người khi họ gặp hoạn nạn, một việc làm bình thường, cũng không hề dễ.

Thắng được nỗi lo của mình

Một buổi trưa nắng tháng 4 như đổ lửa, trên đường đi làm về, tôi ghé vào cửa hàng bên đường ở Q.Bình Thạnh (TP.HCM) mua trái cây. Bà cụ bán vé số lưng còng nhìn tôi cười hiền lành như muốn mở lời nói điều gì đó, nhưng rồi lại ngập ngừng không nói.

Tôi cũng không kịp nghĩ gì trước khi định phóng xe để chạy nhanh về nhà trốn cái nắng như thiêu như đốt ngoài đường thì bà cụ nói nhanh: “Cô ơi, cô có đi về phía bờ sông bên trong làm ơn chở giúp bà già này về với. Chân bà mỏi quá rồi…”.

Nghe bà cụ nhờ, tôi ngần ngại nghĩ trước nay mình chưa từng chở người già, lần này chở nếu không may bà cụ ngồi không vững mà té ngã thì phiền phức quá.

Rồi máu cảnh giác của dân thành thị trước thực tế có quá nhiều người ngay bị lừa giữa đường khiến tôi nghĩ đến kịch bản tồi tệ hơn là mình chở bà cụ nếu không may bị ngã xe thì con cháu bà chạy đến ăn vạ, bắt đền chắc… chết!

Nghĩ vậy nên tôi lắc đầu từ chối: “Bà thông cảm, cháu không quen chở ai bao giờ”. Nghe tôi từ chối, mặt bà cụ buồn hiu.

Lúc này, một chị bán trái cây bên đường chạy đến nói thêm vào: “Em chở bà cụ giúp đi, chân bà đau mà ngày nào cũng đi bộ bán vé số tội lắm”. Tôi nhìn lại bà cụ rồi nhìn ra đường nắng và nghĩ nếu để bà đi bộ thì mình quá tệ, nên mời bà lên xe với lời dặn bà phải ngồi cho vững và vịn vào người tôi…

Trên đường đi, hỏi chuyện tôi biết bà đã 77 tuổi, quê ở một tỉnh miền Trung, vì con cái nghèo khó nên phải vào TP.HCM bán vé số tự nuôi sống bản thân và dành dụm gửi về giúp con cháu.

Chở bà an toàn về đến nhà trọ, nhìn bà lưng còng, chân đi liêu xiêu vào nhà, tôi ân hận vì trước đó mình đã không muốn chở giúp bà.

Vét túi biếu bà mấy chục ngàn đồng lẻ và vài trái dưa lê, tôi nghĩ cũng may là mình đã vượt lên nỗi lo của người dân phố thị là “sợ phiền phức”, “sợ bị lừa” để làm được một việc bình thường mà trong tình huống nói trên ai cũng phải làm.

Thứ Tư, 5 tháng 4, 2017

Lá thư tìm người không địa chỉ và cuộc hội ngộ thầy trò tựa trong mơ

Từ một bộ phim cũ và lá thư hy vọng, giáo viên người Nhật 106 tuổi đã có thể đoàn tụ với những học sinh Đài Loan của mình. Câu chuyện như một bộ phim có hậu, cho ta thấy cuộc sống này còn rất nhiều điều kỳ diệu.

Bức ảnh chụp ngày 26/08, ghi những dòng chữ và ảnh Namie Takaki gửi cho Yang Han-Tsong, một trong những học sinh cũ của cô tại Trường Tiểu học Wurih – Đài Trung, Đài Loan.

Nhà viết kịch người Ireland – Oscar Wilde từng nói: “Cuộc sống bắt chước nghệ thuật nhiều hơn là nghệ thuật bắt chước cuộc sống”. Ông lập luận rằng người ta thường không nhìn thấy mọi điều trên thế giới cho đến khi một nghệ sĩ thể hiện nó ra. Điều này có vẻ đã đúng.

Vào hồi tháng 2/2014, một nhân viên bưu chính ở địa bàn quận Wurih – Đài Loan đã nhận được một lá thư gửi từ Nhật Bản đến một địa chỉ không tồn tại trong vùng.

Thay vì trả lại bức thư, người giám sát Chen Huei-tse đề nghị nhân viên của mình bỏ qua các thủ tục thông thường và cố gắng xác định người nhận.

Chen đã từng xem qua bộ phim Đài Loan năm 2008 “Cape No. 7″ (Mũi đất số 7), trong đó cũng có một bao thư bị thất lạc từ lâu và rồi lại xuất hiện tại một bưu điện ở miền Nam Đài Loan.

Đó là lá thư của một người đàn ông Nhật Bản, nay đã qua đời, viết gửi đến người yêu ở Đài Loan khi ông phải trở về nước sau Chiến tranh thế giới II. Bức thư cuối cùng cũng được giao tới tận nơi nhờ sự nỗ lực của một nhân viên bưu điện.

Giống như cách nói của Oscar Wilde, khi điều tương tự xảy ra trong văn phòng của Chen, ông đã nhận ra rằng mọi chuyện có khả năng sẽ xảy ra như thế. “Đó là phiên bản Đài Trung của ‘Cape No. 7′”, Chen chia sẻ.

Một vài người nghi ngờ. Tuy nhiên, nhân viên của Chen vẫn làm theo yêu cầu, và hai tuần sau đó, họ đã thành công trong việc tìm kiếm người nhận bức thư, Yang Han-Tsong.

Yang Han-Tsong, 88 tuổi, đang sống trong một nhà dưỡng lão. Tuy nhiên, cả ông lẫn con trai của mình, Yang Ben-ron, đều không thể đọc tiếng Nhật.

Vì vậy một lần nữa, lá thư đặt trên bàn, gần như bị lãng quên, lẫn ​​lộn với xấp hóa đơn thường ngày và tờ rơi quảng cáo gửi đến hộp thư mỗi ngày.

Sau đó vào giữa Tháng Ba, cháu gái của Yang Han-Tsong đã tìm thấy một người biết tiếng Nhật, và trong vài phút, mọi chuyện đã được sáng tỏ.

Bức thư được gửi từ một người phụ nữ Nhật Bản 106 tuổi ở tỉnh Kumamoto, cũng giống như người đàn ông trong “Cape No. 7″, bà đã sống ở Đài Loan dưới thời cai trị của đế quốc Nhật.

Người phụ nữ tên Namie Takaki này đã đến Đài Loan cùng gia đình khi bà 6 tuổi. Sau khi tốt nghiệp trường nữ Trung học Đài Trung, từ năm 1929 đến năm 1939 bà đã giảng dạy tại Trường Tiểu học Wurih. Yang Han-Tsong là một trong những học sinh của bà.

Khi còn ở Đài Loan, Takaki đã kết hôn và có một gia đình riêng. Con gái của bà, Keiko Takaki, cũng thường nhớ lại thời thơ ấu ở Đài Trung, ở đó cô và em trai cùng học tiếng Đài Loan.

Trong suốt 50 năm Nhật Bản cai trị, nhiều người đã coi Đài Loan như là nhà của mình. Nhưng khi chiến tranh kết thúc, Takaki và gia đình bà phải rời Đài Loan để trở về nước. Đó là quãng thời gian rất buồn, đặc biệt là đối với những người được nuôi lớn trên đảo.

Ở Nhật Bản, chồng của bà làm nhân viên công chức. Bà có thêm một đứa con nữa và dành toàn thời gian làm nội trợ.

Takaki chưa bao giờ trở lại Đài Loan. Nhưng nhiều thập kỷ đã trôi qua, bà thường nghĩ về những em học sinh của mình, tự hỏi họ đang ở đâu và làm gì.

Khi đó, một bộ phim Đài Loan đã thuyết phục bà biến giấc mơ thành sự thật. Đó là một bộ phim tên “KANO” được sản xuất năm 2014, kể về câu chuyện có thật của một đội bóng chày trường trung học Đài Loan trong những năm 1930.

Hồi tưởng lại, bà đã rất thích bóng chày Đài Loan biết bao nhiêu, Takaki nhờ Keiko viết thư cho Yang, là lớp trưởng trong danh sách mà bà lưu lại từ năm 1935.

Trong khi địa chỉ này đã lâu lắm rồi, Chen vẫn nỗ lực tìm ra manh mối.

Sau khi nhận được thư của Takaki, Yang Ben-ron bắt đầu kết nối càng nhiều bạn cùng lớp cũ của cha mình càng tốt.

Cuối cùng, có đến 23 địa chỉ được tìm ra, họ đã gửi rất nhiều thư và hình ảnh đến Takaki. Mọi người đều nhớ bà vì bà là một giáo viên tận tâm.

“Hồi đó chúng tôi phải tỏ lòng tôn kính tuyệt đối với giáo viên”, ông Yang Er-Tsong 88 tuổi, nói. “Chúng tôi thậm chí không thể đi trong bóng của các thầy cô”. Nhưng Takaki thì khác. “Cô ấy yêu trẻ nhỏ và không ngần ngại thể hiện tình cảm của mình”, ông nói.

Xuất thân từ một gia đình nghèo, Yang cho biết cha mẹ của ông không đủ khả năng để mua quần áo cho ông. Vì vậy, khi nhìn thấy ông run lên vì lạnh trong một ngày đông, Takaki đã cho ông một chiếc áo ấm.

“Tôi không bao giờ bỏ lỡ một buổi học nào trong suốt sáu năm ở trường”, ông nói đầy tự hào. “Bởi vì cô ấy, tôi thích học và học giỏi ở trường”.

Chen Bai-sha, 88 tuổi, cho biết Takaki đã dạy bà và những bạn gái khác may khăn trải bàn và các vật dụng trong nhà. Họ cũng may những bộ kimono và mặc chúng vào ngày tốt nghiệp, cô nhớ lại.

Ban đầu, các giáo viên và học sinh có kế hoạch đến thăm bà, nhưng tuổi tác đã ngăn trở chuyến đi của họ.

Chen Huei-tse sau đó đã có ý tưởng tổ chức một cuộc gặp mặt bằng video, nhờ sự tài trợ của công ty Nhật Bản V-CUBE và Chính phủ thành phố Đài Trung.

“Đó có thể là lần cuối cùng họ có cơ hội để nhìn thấy nhau”, Chen nói.

Ngoài học sinh của Takaki và gia đình của họ, Thị trưởng Đài Trung Lin Chia-lung cũng tham dự cuộc hội ngộ qua video này, và đã đề nghị Đài Trung và tỉnh Kumamoto hãy trở thành thành phố anh em.

Những học sinh tại Trường Tiểu học Wurih cũng tham dự, và Takaki hát theo khi các em biểu diễn bài thánh ca của trường từ thời Nhật Bản, chúng đã được dạy để hát trong dịp này.

Khi nghe tin một trong những cựu học sinh của mình vừa mới qua đời, Takaki đan hai tay vào nhau cầu nguyện.

Với vai trò mang lại cuộc hội ngộ đầy bất ngờ này, Chen đã so sánh mình như một hiệp khách. Là con cả trong gia đình, ông cho biết ông cảm thấy trợ giúp người yếu hơn đó là nhiệm vụ của mình, và ông không ngần ngại “rút đao tương trợ”.

Chủ Nhật, 2 tháng 4, 2017

Giàu không chỉ tại số, câu chuyện này sẽ cho bạn thấy nghèo là do mình

Giàu nghèo không phải chỉ là do số định, mà còn bởi thói quen quyết định! Câu chuyện nhỏ dưới đây sẽ cho bạn thấy rằng giàu hay nghèo cũng là do chính mình.

Giàu nghèo không phải chỉ là do số định, mà còn bởi thói quen quyết định! Câu chuyện nhỏ dưới đây sẽ cho bạn thấy rằng giàu hay nghèo cũng là do chính mình.

Giàu nghèo không chỉ do số. (Ảnh minh họa)

Thói quen là cái máy ATM, và cũng có thể là chủ nợ muôn thủa của chúng ta

Trước tiên hãy nghe câu chuyện này:

Trên một hòn đảo nhỏ ở Đông Nam Á, những người giàu có kiếm được tiền, phát tài đều là người Hoa, người bản địa ở đây thì vẫn nghèo rớt mồng tơi.

Nguyên nhân là vì sao? Là do người bản địa ở đây quá lười nhác, chỉ ham món lợi trước mắt mà không biết nhìn xa trông rộng!

Chẳng hạn, có một người dân bản địa trên đảo này làm thuê cho gia đình ông chủ người Hoa, đã làm được hơn 10 năm. Một ngày nọ anh ta nhìn thấy bà chủ cất tiền vào trong tủ quần áo, số tiền khoảng cỡ 2.000 USD.

Việc này khiến người bản địa nọ động tâm, vì thế đêm đó anh ta đã mang dao tới giết chết gia đình nhà ông chủ, tổng cộng 5 người.

Cướp tiền xong, anh này đốt nhà rồi bỏ đi. Không lâu sau hung thủ bị bắt, và bị xử tử hình. 2.000 USD, kỳ thực không phải là một số tiền lớn, nhưng lúc đó người bản địa kia trong đầu chỉ có một suy nghĩ là chiếm được 2.000 USD, hoàn toàn không nghĩ tới mối ân tình hơn 10 năm giữa nhà chủ với mình, và hậu quả thế nào anh ta cũng không lường trước.

Câu chuyện này cho chúng ta thấy kiểu người sống không có ngày mai, không muốn thay đổi thói quen, rất đáng sợ!

Trong giới trẻ hiện nay, có rất nhiều người cũng giống như vậy. Có người từ đầu tháng đến cuối tháng chỉ ăn mì gói, có người người sống dựa dẫm vào cha mẹ, có người la cà khắp nơi hết ăn rồi lại uống, sống một cuộc sống nhu nhược tẻ nhạt.

Về bản chất là giống với người bản địa trên đảo kia, khác biệt chỉ là ở chỗ, không vì 2.000 USD mà giết người.

2 kiểu người này đều không dựa vào thực lực của bản thân, cũng không có đủ động lực để bứt phá ra khỏi cái khung hiện tại của mình.

Những điều mà người đi làm thường xuyên phải đối mặt trong công việc

Lương thấp, bận rộn, thời gian làm việc dài, cho dù tăng ca đến kiệt sức, tiết kiệm từng khoản tiền nhỏ, nhưng mục tiêu tự do về tài chính chỉ là xa vời vợi.

Nhưng cuộc sống vẫn tiếp diễn, câu nói “hài lòng chính là hạnh phúc, nỗ lực sẽ được hồi đáp” cũng tương đương với nói dối, tương đương với bán mạng cho công việc và không dám nghĩ mình sẽ thoát ra khỏi cái lồng bận bịu khốn khó.

“Hài lòng là vui vẻ” chỉ là một câu nói dối, hài lòng không phải là vui vẻ, mà ngược lại “hài lòng” lạị khiến bạn rơi vào cảnh khốn khổ “một đời nghèo khó”.

Thực tế khi bạn ở trong trạng thái không hài lòng, mới có thể có quyết tâm lột bỏ được sự nghèo khó, mới có động lực theo đuổi tài phú, dám dũng cảm thay đổi hành động của mình.

Giàu hay nghèo cũng không phải hoàn toàn do số định, nó còn là do thói quen tạo thành, chỉ cần bạn dám thay đổi từ bây giờ, thì mỗi người chúng ta đều có cơ hội trở mình thoát khỏi sự nghèo khó, trở thành một người giàu có đích thực.

Chủ Nhật, 26 tháng 3, 2017

Bị người khác làm vỡ bình trà quý và xử sự bất ngờ của lão hòa thượng

“Cầm lên được thì cũng phải bỏ xuống được”, mấy ai có thể hành xử được như lão hòa thượng trong câu chuyện này!


Xưa kia ở trong một ngôi chùa cổ có một vị hòa thượng rất đam mê và yêu thích bình cổ. Chỉ cần nghe thấy có người nói ở đâu đó có chiếc bình cổ đẹp là ông sẽ không quản ngại đường xá xa xôi để đến mua về thưởng thức. Trong những thứ mà ông sưu tập được, có một chiếc ấm pha trà mà ông rất yêu thích.

Một hôm có một người bạn rất lâu ngày đến chùa thăm hòa thượng. Vị hòa thượng trong lòng rất vui liền lấy chiếc ấm pha trà ra pha để tiếp đãi bạn. Người bạn của ông hết lời khen ngợi chiếc ấm trà và không ngừng cầm lên để bình luận, thưởng thức vẻ đẹp của nó. Thế rồi, thật không may, người bạn lỡ tay đánh rơi, ấm trà rơi xuống đất vỡ tan.

Vị hòa thượng liền ngồi xuống nhặt những mảnh vỡ ấy lại và lấy ra một chiếc ấm khác rồi tiếp tục pha trà. Sau đó vị hòa thượng tiếp tục cười nói như chưa có chuyện gì xảy ra.

Trong chùa có một vị hòa thượng trẻ tuổi chứng kiến sự việc ấy thì rất lấy làm khó hiểu, hỏi ông: “Thưa thầy! Đây là chiếc ấm mà thầy yêu thích nhất, nhưng lại bị rơi vỡ mất. Chẳng lẽ, thầy không buồn, không thương tiếc hay sao ạ?”.

Vị hòa thượng cười nói: “Sự việc đã xảy ra rồi, lưu luyến, tiếc nuối nào có ích gì? Chi bằng hãy nghĩ rằng một lúc nào đó có thể sẽ tìm được một chiếc tốt hơn, đẹp hơn!”.

Trong cuộc sống, chẳng phải có rất nhiều thời điểm, chúng ta luôn canh cánh trong lòng những sự tình, những chuyện đã xảy ra sao? Kỳ thực, đó chính là ôm trong lòng sự phiền não vô ích mà không bỏ. Nếu như có thái độ sống “cầm lên được thì cũng phải bỏ xuống được” thì cuộc đời mới luôn vui vẻ, thoải mái.

Có thể ngày hôm qua, bạn đã làm ầm ĩ với một ai đó và trong lòng rất căm phẫn bất bình, cứ nghĩ đến lại thấy bực tức trong lòng. Càng nghĩ càng bực mình, thậm chí muốn “trả đũa” cho họ một phen. Nhưng hãy bình tâm suy ngẫm lại! Chẳng phải đó đã là chuyện quá khứ rồi sao? Có thể họ đã sớm đem sự tình xích mích với bạn để sang một bên và hiện giờ đang vui vẻ hưởng thụ cuộc sống của mình rồi! Vậy mà bạn vẫn còn ở đây giận dữ, làm tổn hại chính mình hay sao?

Trước đây từng có một cô gái trong lòng đầy oán hận một người đồng nghiệp mà nói rằng: “Tôi trở nên khổ sở như thế này là chính vì cô ta đã quá đáng!” 

Người bạn của cô gái nghe thấy lời than trách như vậy liền nói:“Ồ! Tình cảnh của bạn thật là bi thảm đó! Nhưng thực ra người làm bạn khổ sở như vậy lại chính là bạn đấy!”.

Cô gái hỏi lại: “Sao có thể nói là do tôi được, chính là do cô ta đã đối xử không tốt với tôi đấy chứ!”.

“Nỗi khổ của bạn chẳng phải là do cách nghĩ của bản thân bạn tạo thành sao? Hãy suy nghĩ một chút đi, sự tình cũng đã qua đi rồi, nỗi khổ hiện tại của bạn là từ đâu mà đến? Chẳng phải do bạn không buông bỏ được quá khứ hay sao? Nếu như không phải bạn suy nghĩ về nó, cấp năng lượng cho nó thì nỗi thống khổ ấy làm sao mà tồn tại mãi được?” – Người bạn nói.

Hãy buông bỏ thống khổ mà sống cuộc đời thong dong tự tại, tận hưởng cuộc sống. Ông trời sẽ không bao giờ tuyệt đường người! Điều mấu chốt là chúng ta có nguyện ý buông bỏ không mà thôi.

Suy cho cùng, chúng ta là người duy nhất quyết định bản thân phải chịu khổ bao lâu. Đã là người quyết định, tại sao còn khiến bản thân phải chịu khổ trong một thời gian lâu mà không chịu buông đây?

Thứ Ba, 14 tháng 3, 2017

Dựa núi núi ngả, dựa người người chạy, tuổi trẻ tốt nhất là dựa vào chính mình

Một cậu sinh viên năm 2 suy nghĩ: “Học để làm gì, chẳng phải để có việc làm, làm việc chẳng phải để kiếm tiền, kiếm tiền chẳng phải là để tìm bạn gái?”…

Tuổi trẻ, tốt nhất là hãy dựa vào sức của mình. (Ảnh minh họa)

Xã hội chưa từng cấp cho tuổi trẻ một chút đặc quyền nào, bởi vì xã hội này không thiếu nhất chính là người trẻ tuổi.

Những thứ rỗng tuếch, vô bổ, không ý nghĩa, nhưng lại đang làm khuynh đảo tuổi thanh xuân của rất nhiều người.

Có chàng trai 21 tuổi, học năm hai tại một trường đại học, hoàn cảnh gia đình bình thường, cậu ta không đi làm thêm, thành tích học tập cũng không phải quá xuất sắc, không có thu nhập nào, sống nhờ vào tiền bố mẹ gửi lên hàng tháng.

Cậu sống một cuộc sống hưởng thụ, sử dụng điện thoại iPhone nói chuyện yêu đương, cùng bạn bè hát Karaoke, uống cà phê, uống rượu. Hàng tháng, tới ngày 20, tiền khô cháy túi, nhưng cậu ta quyết định, vẫn phải có một buổi hẹn hò yêu đương lãng mạn.

Thế là cậu ta gọi điện về nhà, giống hệt như làm ảo thuật, chỉ cần xoay thẻ một cái là tiền tuôn ra ngay.

Rồi cậu ta đến tiệm hoa mua 99 đóa hoa hồng, sau đó mang đến tặng bạn gái. Bạn gái nhìn thấy hoa, nở một nụ cười tươi. Cậu ta rất mãn nguyện tiến đến nắm tay bạn gái, dẫn cô đến tiệm cơm khá sang ở ngã rẽ, đặt một bàn, ăn cơm xong, hai người nhìn nhau, một bầu không khí ngập tràn hạnh phúc…

Cậu ta nghĩ rằng mình thật thành công, mới năm hai đã có bạn gái, trong khi những đứa nhận học bổng suốt ngày lọ mọ trong đống sách vở, cuộc sống thật nhàm chán.

(Ảnh: Internet)

Cậu ta nghĩ, học để làm gì?

Chẳng phải để có việc làm?

Làm việc chẳng phải để kiếm tiền?

Kiếm tiền chẳng phải là để tìm bạn gái?

Bây giờ mình có bạn gái rồi, đỡ phải đi đường vòng, rút ngắn được vài bước, đường nào thì chả về đích!

Nhưng, có rất nhiều việc cậu ta không biết…

Cậu ta không biết, bố mẹ mình ở nhà đang sử dụng điện thoại Nokia đời cũ rích, hàng ngày vẫn ăn nhưng bữa ăn đạm bạc.

Cậu ta không biết, những người bạn được học bổng kia không có bạn gái, không phải là họ không tìm được, mà là họ nghĩ sẽ phiền phức, có thể ảnh hưởng đến tương lai…

Có người lái xe thể thao rất sang đi đây đi đó chơi, kỳ thực, xe là của ông chủ họ, họ chỉ là tài xế.

Có người ngày ngày đi đến quán bar, vũ trường, kỳ thực, họ chỉ là nhân viên nghiệp vụ cả ngày chỉ biết xin ông cáo bà.

Có người mua một căn nhà lớn, mọi thứ trong nhà đều rất tiện nghi, kỳ thực số tiền họ nợ còn lớn hơn giá trị căn nhà rất nhiều.

Có người vì để mua một cái túi da hàng hiệu, mà phải nhịn ăn uống dành tiền cả một năm.

Cuộc sống là vậy, rất nhiều người có cách sống hoàn toàn trái ngược với hoàn cảnh thực của mình. Đó là một dạng tâm lý “càng thiếu cái gì thì càng phơi cái đó”.

(Ảnh: Internet)

Phẩm vị không nhất thiết phải trưng bày

Cũng có những người ngày ngày cũng bắt xe công cộng đi làm, nhưng lại có đến 3 căn nhà, họ nghĩ đi xe công cộng vừa tiện lợi lại vừa bảo vệ môi trường.

Có người dùng điện thoại cũ rích, nhưng lại mua dám mua một cây đàn Piano hạng xịn.

Có người chỉ đi đôi giày vải rẻ tiền, nhưng trong nhà lại có được bộ sưu tầm được rất nhiều tranh chữ thư pháp nổi tiếng. Bởi vì, đó là niềm đam mê nghệ thuật, cũng là thể hiện của sự tu dưỡng.

Có người mua một cái túi xách cũng phải suy nghĩ rất lâu, họ muốn dành tiền giúp một em bé nghèo mù chữ ở miền núi được đến trường. Bởi vì, làm từ thiện là một loại sức mạnh.

Có người dung mạo xấu xí, nhưng lại thực hiện được ước mơ của mình. Bởi vì, họ dám nghĩ, dám làm, dám mơ.


Đời người…

Có thể theo đuổi, nhưng không cần thiết phải tranh giành.

Bạn có thể trống rỗng, nhưng nhất định phải dựa vào chính mình, bước đi trên đôi chân của mình.

Dựa núi núi ngả, dựa người người chạy, dựa cha mẹ cũng không được lâu vì cha mẹ sẽ già.

Người trẻ tuổi, dựa vào chính mình là tốt nhất!

Thứ Ba, 7 tháng 3, 2017

Cô em gái ngốc nghếch bị bỏ rơi, một câu chuyện xúc động lòng người…

Đứa trẻ tự kỷ bị bỏ rơi nơi xó chợ được một người tốt bụng nhận về nuôi, và rồi, những việc làm của cô bé ấy khiến người ta xúc động mãi…


Cha của A Lệ đã mất trong một vụ tai nạn giao thông khi cô còn quá nhỏ, mẹ cô còn trẻ đã phải ở góa. Năm cô 10 tuổi, có một lần hai mẹ con cùng đi ra chợ, nhìn thấy một đám trẻ đang vây đánh một bé gái.

Bé gái ấy không hề chống trả lại, khắp người chỉ toàn là bụi bẩn và nước miếng. Người mẹ vội vàng chạy đến gạt đám trẻ đó ra, rồi đỡ bé gái lên. Đứa bé này khoảng chừng 6, 7 tuổi, ánh mắt đờ đẫn, hỏi gì cũng đều không biết.

“Nó là con ngốc, mấy ngày trước bị người ta bỏ ở đây”, lũ trẻ nhao nhao ầm ĩ mà nói với mẹ của A Lệ.

Bà mẹ phủi sạch bụi đất trên người bé gái này rồi nói: “Hãy theo cô về nhà nào!”.

A Lệ nhìn nhìn mẹ, hỏi: “Tại sao phải dẫn con bé ngốc này về nhà chứ?”.

Mẹ nói: “Nếu như không có người lo cho nó, thì nó sẽ bị lạnh chết hoặc đói chết, đâu thể thấy chết mà không cứu chứ con”.

A Lệ nghển thẳng cổ ra, hỏi: “Vậy tại sao những người khác đều không quản? Nó lạnh chết hay đói chết thì có liên quan gì với chúng ta chứ?”. Vừa nghe thấy lời này, người mẹ liền giơ tay lên giáng cho A Lệ một bạt tai.

Chính vì cái bạt tai này, A Lệ đã ghi hận lên người con bé ngốc này.

Cô bé ngốc được mẹ dẫn về nhà, tắm gội, cắt tóc cho nó, lại còn lấy quần áo lúc nhỏ của A Lệ ra cho nó mặc. Trong miệng nó đôi lúc cũng nói những câu mơ hồ, nhưng không ai nghe rõ được là con bé đang nói những gì.

Người mẹ thương xót nói rằng: “Sau này gọi con là A Tú vậy, A Tú, A Lệ, vừa nghe qua thì đã biết là hai chị em”.

A Lệ tức đến không chịu được, nói với mẹ rằng: “Con không có em gái”.

Mùa xuân, trong làng có một bác sĩ thường xuyên đến khám và chữa bệnh. Người mẹ vội vàng dẫn A Tú đi kiểm tra.

Bác sĩ kiểm tra một hồi, cuối cùng nói với mẹ rằng: “Đứa trẻ này có phần tự kỷ, đầu óc chỉ tương đương với đứa trẻ ba tuổi. Cách trị liệu tốt nhất chính là quan tâm đến nó nhiều hơn, trò chuyện với nó nhiều vào, tuyệt đối đừng có bỏ rơi nó”.

Người mẹ ghi nhớ lời dặn của bác sĩ, chỉ cần A Tú vừa ngủ dậy, liền luôn miệng nói này nói nọ với nó, không chỉ bản thân mẹ nói thôi, mà A Lệ cũng cần phải nói nữa.

Thấy A Lệ xụ mặt xuống, mẹ liền đặt ra một quy định cứng nhắc, mỗi ngày ít nhất phải nói với em gái một trăm câu. Cô giận dỗi, liền nói lung tung một hồi như cái máy, A Tú ngơ ngác nhìn cô, ánh mắt đờ đẫn như chẳng hiểu gì cả.

A Lệ ghét cay ghét đắng A Tú. Chỉ cần cô đến trường, thì sẽ có bạn học chỉ chỉ trỏ trỏ bàn tán sau lưng cô rằng: “Chính là nhà nó đã nhận nuôi một con ngốc đấy!”. Nghe thấy những lời này, cô tức đến tỏ mặt tía tai.

Chỉ cần mẹ không ở bên cạnh, A Lệ liền đối với A Tú rất tệ hại. Hoặc là không cho A Tú ăn no, hoặc là quăng ném quần áo của con bé khắp mọi nơi, bởi dù sao thì con bé cũng không biết nói chuyện, cũng không biết mách lại với mẹ.

Có những lúc, mẹ bảo A Lệ dắt A Tú ra ngoài chơi với các bạn. Nhưng thử hỏi có ai lại thích chơi với một con bé ngốc cơ chứ? Chỉ cần A Tú bước chân ra ngoài, thì sẽ bị đám trẻ trong xóm xúm lại bắt nạt, thậm chí có đứa còn quăng rác ném đất, ném lon nước lên người A Tú, rồi cùng nhau vỗ tay reo lên rằng “con ngốc”.

A Tú ôm đầu trốn vào trong góc tường, miệng nuốt nước mắt, khẽ kêu lên hai tiếng “chị ơi”, nhưng A Lệ trước sau lại không thèm để ý.


Năm A Tú lên 8 tuổi, mẹ bảo A Lệ dẫn theo A Tú đến trường. A Lệ khóc lóc nói với mẹ rằng: “Con thà nghỉ học, cũng không muốn dẫn A Tú đi”. Không có bố, gia cảnh lại nghèo, bản thân A Lệ vốn đã cảm thấy rất mặc cảm tự ti rồi, vậy nên cô không muốn dẫn theo đứa em gái ngốc nghếch này để mọi người cười nhạo được.

Mẹ thở dài chẳng biết làm sao. Tuy trường học chỉ ở làng bên cạnh, A Tú lại không thể một mình đi đến đó được. Ngay ở trong làng, nhiều lúc con bé còn đi lạc nữa, huống hồ là ở ngoài thôn? Không có cách nào khác, mẹ đành phải nhốt A Tú ở trong nhà. A Tú cũng chịu ở yên một chỗ, cầm lấy que củi vẽ vẽ vạch vạch trên mặt đất, hễ vẽ một cái là mất hơn nửa ngày trời.

Thoáng một cái đã mấy năm trôi qua, A Tú giờ lớn khôn trở thành một thiếu nữ, gương mặt tròn trịa xinh đẹp, nhưng đầu óc vẫn không có thay đổi gì lớn. Cô đã nhớ được đường, có thể theo mẹ ra ruộng làm những công việc đồng áng, có thể lo liệu việc nhà. Còn A Lệ thì lại thuận lợi học xong cấp ba, và thi lên đại học.

Giống như chim ưng bay ra ngoài tổ, A Lệ cảm nhận được cái cảm giác tự do thoải mái trước nay chưa từng có. Một năm này, cô đã sống rất vui vẻ, thậm chí rất ít khi thấy nhớ nhà. Nhưng sau khi cô nghỉ hè về lại nhà, vừa mới bước vào cửa thì đã nghe chuyện chẳng lành.

Mẹ cô trúng gió nằm liệt trên giường, A Tú cõng mẹ ngồi lên chiếc xe ba gác, tự mình kéo mẹ đến bệnh viện, cách một ngày phải đi một lần. A Lệ giật mình hỏi mẹ rằng: “Mẹ, mẹ bị bệnh khi nào vậy? Sao mẹ lại không nói với con một tiếng?”.

Mẹ nói: “Đã hơn ba tháng rồi, kinh phí nằm viện đắt quá, nhưng cách ngày cần phải truyền nước biển, vậy nên A Tú đã kéo mẹ đi, đi mấy dặm đường đến bệnh viện huyện”.

A Tú nhìn chị mỉm cười, không nói một lời nào. A Lệ bước lên phía trước, nhìn thấy bả vai của A Tú bị sợi dây thừng siết chảy máu, trong lòng không khỏi xúc động. Cô hỏi A Tú: “Có đau lắm không?”.

A Tú lắc lắc đầu, nói: “Mẹ không đau, thì em cũng không đau”.

A Lệ đẩy A Tú ra, khăng khăng tự mình giành kéo chiếc xe ba gác. Nhưng mà, kéo được khoảng vài chục mét, A Lệ thật sự kéo không nổi nữa. A Tú tiếp lấy dây thừng, bước nhanh như bay.

Cô vừa đi vừa trò chuyện với mẹ: “Mẹ ơi, qua mương rồi, mẹ nhớ cẩn thận; mẹ ơi, qua cầu rồi, mẹ nhắm mắt lại; mẹ ơi, cái cây trước mặt đã trổ hoa rồi, mẹ có nhìn thấy không? Mẹ ơi, sắp đến bệnh viện rồi, mẹ mang giày vào đi… “

Truyền nước biển cho mẹ xong, trở về đến nhà, A Tú bèn núp vào trong phòng của mình. A Lệ đi lên đẩy cửa, phát hiện cửa đã bị khóa trái. Mẹ nhìn thấy liền nói: “Em con đang kiếm tiền đấy, căn bệnh này của mẹ, cũng đã tiêu tốn hơn ba nghìn đồng rồi, đều là A Tú kiếm cả đấy”.

“Kiếm tiền? Nó biết kiếm tiền ư?”, A Lệ tròn xoe con mắt, cảm thấy thật không thể tin nổi.

Mẹ mỉm cười rồi nói: “Làng mình có người làm việc cho xưởng thêu của huyện. Hôm đó có một thầy thiết kế đến làng, đi ngang qua cửa nhà chúng ta, nhìn thấy A Tú lấy que củi vẽ hoa, vẽ chim, vẽ nhà trên mặt đất, nhìn cả một hồi lâu. Con cũng biết đấy, mười mấy năm nay, A Tú lúc rảnh chẳng biết làm gì cả, chỉ biết vẽ vẽ thôi.

Không ngờ rằng, thầy thiết kế đó sau khi xem xong tranh của A Tú, hôm sau lại đến đưa tặng cho Tú nhi rất nhiều rất nhiều bút vẽ, bảo nó vẽ thử xem sao. Nếu vẽ được tốt, một bức sẽ được trả 10 đồng. Biết được có thể kiếm tiền chữa bệnh cho mẹ, Tú nhi rất vui mừng, mỗi ngày đều cố gắng vẽ cho được mười mấy bức”.


Nghỉ hè xong, A Lệ nuốt nước mắt nói với mẹ rằng: “Con muốn nghỉ học, con không thể để cho A Tú một mình chăm sóc mẹ được, hơn nữa, con cũng biết rõ điều kiện kinh tế trong nhà”.

Mẹ thở dài, buồn bã đồng ý, A Tú lại lắc lắc đầu. Cô chạy vào trong phòng của mình, lấy ra mấy cọc tiền đã dùng dây thun buộc sẵn. Úp úp mở mở nói với A Lệ rằng: “Chị à, tiền đi học….. tiền đi học của chị này”, rồi cô lại vỗ vỗ vào cái túi của mình, nói với mẹ: “Mẹ ơi, tiền chữa bệnh của mẹ, ở đây có …… ở đây có”.

A Lệ nhìn từng tờ từng tờ tiền lẻ cũ kĩ nhàu nát, tựa như đã được dành dụm từ lâu lắm rồi, khóc òa lên. A Tú sợ hãi nhìn, đưa tay muốn lau nước mắt cho chị. Đây là lần đầu tiên A Lệ nhìn kỹ bàn tay của em gái, bàn tay đó vốn dĩ nên là một bàn tay đẹp đẽ giống như của mình, nhưng giờ đây, bàn tay đó thô ráp giống như vỏ cây, đến ngày hè, thì nứt ra từng vệt từng vệt máu.

Có một ngày, A Tú quên khóa trái cửa lại, A Lệ rón rén bước vào. Cô nhìn thấy A Tú quỳ trên sàn nhà, trong tay nắm chặt cây bút vẽ, giống như nắm chặt thanh củi vậy. Bởi dùng sức không đều, A Tú thường hay vạch nát bức tranh, vậy nên đành phải vẽ lại từng bức từng bức một.

Nhìn thấy cảnh này, trong lòng A Lệ không khỏi chua xót, khắp mặt nóng ran. A Tú chưa từng đi học ngày nào, nên trước nay chưa từng có ai dạy cô cách cầm bút như thế nào! Trong lòng A Lệ, giống như bị cái gì đó bóp nghẹt lại.

Chính ngay lúc A Lệ học năm thứ tư đại học, mẹ cô bị nhồi máu cơ tim qua đời. Cô nhận được điện thoại xong, lòng nóng như lửa đốt. Nhưng khi cô chạy đến trạm xe lửa, thì phát hiện rằng không thể về nhà được, vì miền nam có trận bão tuyết, khoảng trăm nghìn người bị kẹt lại trong trạm xe lửa.

Không còn cách nào khác, cô đành phải gọi điện thoại về nhà, nhưng không lần nào có người nghe máy. Lúc đầu, A Lệ đau lòng, lo lắng, sốt ruột, sau đó tức giận. A Tú rốt cuộc đã chết đi đâu rồi, tại sao lại không nghe điện thoại.

Ở trạm xe lửa chờ đợi suốt 10 ngày trời, A Lệ cuối cùng đã lên được chuyến tàu trở về nhà. Vừa vào đến cổng, cô liền nhìn thấy ánh mắt lảng tránh của người hàng xóm.

Chầm chậm đẩy cửa ra, A Lệ nhìn thấy giữa nhà đặt một thi thể, bên trên đắp một tấm chăn màu trắng. Cô bước đến, từ từ vén tấm chăn ra. Trong chốc lát, cô điếng cả người. Dưới tấm chăn không phải là mẹ, mà là A Tú! Sao lại là A Tú? Thế còn mẹ đâu?

Người hàng xóm lắc lắc đầu, nghẹn ngào nói: “Từ sau khi mẹ con qua đời, A Tú cứ quỳ mãi ở trước linh cữu, ngơ ngơ ngác ngác không ngừng gọi mẹ tỉnh dậy để A Tú đưa mẹ đi khám bệnh. Thi thể mẹ con đã để lại nhà bảy ngày, mọi người thấy thực sự không thể chờ con thêm được nữa, nên đành phải an táng.

Buổi tối hôm đó, có cơn bão tuyết, A Tú nửa đêm lại bò dậy, ôm hết tất cả chăn mền đi ra mộ. Nó đúng là ngốc mà, lại đem hết toàn bộ số chăn đó đắp lên nấm mồ của mẹ con. Còn nó thì co rúc ở dưới gốc cây, lạnh cóng cả người. Đến khi người trong làng phát hiện ra, thì nó đã chết cóng rồi…”.

Còn chưa đợi người hàng xóm kể xong, A Lệ mắt tối sầm lại, ôm chầm lấy A Tú khóc lóc thảm thiết.