Trang chu

Thứ Ba, 27 tháng 8, 2013

Gương người xưa: Cự tuyệt dâm bôn, kéo dài tuổi thọ

Người xưa đều rất chú trọng tu dưỡng đạo đức nhân luân, cũng tin rằng hành thiện là phải lấy thủ đức bất tà dâm làm trọng. Người có thể nhìn sắc mà bất tà dâm ắt sẽ tích đại âm đức (*), được đại phúc báo.

Vào triều Minh, ở Ninh Ba tỉnh Chiết Giang có một thư sinh tên là Tôn Đạo, do gia cảnh bần hàn nên lấy việc dạy dỗ trẻ con làm nghề nghiệp kiếm sống. Sau đó vì không giữ được chức nghiệp này, bèn gửi thân nơi nhà họ Trương ở Đường Tây, giúp sao chép viết lách, đổi lấy chút cơm áo sống qua ngày. Tuy thân trong cảnh thanh bần, nhưng trước sau vẫn kiên trì chính trực, không thay đổi tiết tháo thanh bạch của mình.

Một hôm lúc đêm khuya, nhà họ Trương có một nữ tỳ, lớn lên có chút nhan sắc, nhìn thấy Tôn Đạo tuy ăn mặc giản dị nhưng mặt mày khôi ngô tuấn tú, cử chỉ nho nhã, bất giác xuân tình dập dờn, mới lẻn vào phòng Tôn Đạo định gạ gẫm quan hệ bất chính. Tôn Đạo sau khi biết ý đồ cô gái, liền dùng lời lẽ nghiêm khắc cự tuyệt: “Cô nương hãy bỏ ngay ý nghĩ sai lầm ấy! Phải biết quý trọng thanh danh của mình chứ! Tôi là người đọc sách Khổng Mạnh, nghe theo lời dạy nam nữ thụ thụ bất thân, lẽ nào đi làm cái việc thú tính đồi phong bại tục như thế! Xin cô mau đi đi cho!” Nói rồi trừng mi trợn mắt, mở rộng cửa để cô gái bước ra. Cô nữ tỳ đành chịu, thẹn thùng bước ra cửa mà đi.

Nào ngờ cảnh này đã bị ông thầy tư thục phẩm hạnh không đoan chính của nhà họ Trương thấy được. Ông ta thấy cô gái mỹ miều như hoa, nên lợi dụng cơ hội này tìm cớ lén hẹn hò cô nữ tỳ. Sau khi làm việc cẩu thả không lâu, ông thầy tư thục bỗng nổi mụn nhọt, không thuốc trị được, đau quá bèn bỏ dạy về nhà điều trị. Quả báo tà dâm đến ngay lập tức, quả nhiên rõ như ban ngày! Lẽ nào chưa đủ khiến người đời sau lấy làm gương?

Vị thầy tư thục đi rồi, chủ nhà mời Tôn Đạo làm thầy dạy con của họ. Một ngày nọ, Tôn Đạo chạm mặt người chú ở Giang Khẩu. Người chú kinh ngạc nói: “Có một việc kỳ quái mà ta tìm cháu để nói. Vì con ta mắc bệnh nặng, ta đến miếu hoàng thành cầu khấn, tối hôm ấy ta có một giấc mộng rõ ràng. Mộng thấy lão thành hoàng ngồi trên điện, hô hoán thuộc hạ cải mệnh cho một số người được định sẵn là sẽ bị chết đói. Khi đọc đến khoảng người thứ mười mấy, ta nghe thấy tên cháu. Ta trộm hỏi vị minh quan, vì sao Tôn Đạo có thể cải mệnh? Minh quan nói: ‘Bản mệnh người này, năm 46 tuổi sẽ chết đói ở xứ người. Vì đêm ngày 18 tháng 4 năm nay, anh ta nghiêm khắc cự tuyệt dâm bôn với tỳ nữ, tích được đại âm đức, bởi thế kéo dài thọ mệnh hai kỷ (một kỷ là 12 năm), đổi từ chết đói thành lộc tịch’. Cháu nhớ lại xem, có đúng cháu từng cự tuyệt tỳ nữ dâm bôn hay không?”

Tôn Đạo lặng lẽ gật đầu thừa nhận là có chuyện đó.

Sau đó, thuận theo việc học sinh theo học Tôn Đạo ngày càng nhiều, tiền học học sinh nộp mỗi năm mấy trăm lạng bạc. Đến năm Vạn Lịch thứ 36 triều Minh, Tôn Đạo 46 tuổi, cũng chính là năm cần cải mệnh chết đói, quả nhiên xảy ra mất mùa, giá gạo trở nên rất đắt, người nghèo hoàn toàn không có tiền mua, khi ấy người chết đói rất nhiều. Tuy nhiên Tôn Đạo không chỉ thoát được kiếp này, mà cuộc sống còn hết sức dư dả. Đến những năm cuối đời, phủ họ Tôn đã trở thành cự phú, ứng nghiệm với điều mà minh quan gọi là “lộc tịch”. Năm 70 tuổi, ứng nghiệm với câu “kéo dài thọ mệnh hai kỷ”, Tôn Đạo không bệnh mà mất.

Từ đó mà thấy, đúng là: trên đầu ba thước có trời xanh, hành vi nơi phòng kín mà bị Thần nhìn rõ. Cự nữ dâm bôn âm đức lớn, thọ thêm hai kỷ bất hư truyền. Xin khuyên người đời mau thủ đức, Trời ban Thần tặng phúc lộc toàn. Ngẫm chuyện xưa xét việc nay mà cảm khái vô cùng. Dưới sự đầu độc của thuyết vô thần, hiện nay ở Trung Quốc, quan viên hủ bại, tham lam tột độ, dân chúng cũng bị cuốn theo, trong dòng dơ bẩn của đồi trụy mà như cá gặp nước, tự cảm thấy vui vẻ lắm. Nào là tình dục ngoài hôn nhân, tình một đêm, bao bồ nhí, ở với nhau không cần kết hôn, sống thử, v.v. có thể nói là loạn bát nháo cả rồi.

Vạn ác dâm vi thủ, thiện ác hữu báo thị thiên lý, đây là định luật bất di bất dịch của Trời, không phụ thuộc ý chí con người. Vậy thì thử nghĩ xem: cổ nhân cự nữ dâm bôn tích đức được phúc báo thọ thêm hai kỷ, phóng túng tà dâm tổn âm đức gặp phải báo ứng như thế nào? Hỡi những ai lạc đường, hãy mau thanh tỉnh đi thôi! Triệt để vứt bỏ hành vi tà dâm đồi bại, trở về khí tiết chính đạo trọng đức, chính khí trời đất trường thịnh bất suy, thì may mắn lắm thay!

(*) âm đức: người xưa cho rằng việc làm nhân đức trên dương gian đều được ghi công ở âm phủ.

Thứ Tư, 14 tháng 8, 2013

Vu lan vắng mẹ!

Con biết Vu lan về, mẹ cũng xao xuyến lòng như con! Nhưng ở đâu đâu cũng có bóng dáng mẹ trong vô số cõi. 

Lại một mùa Vu lan nữa về! Bóng mây đang ôm choàng lấy con như hạt mưa thu rơi nhẹ vào tận đáy hồn sâu thẳm của đời con. Ngày xưa con ước mơ, đến cái tuổi chừng đó, con sẽ là người chăm sóc cho mẹ, làm những việc mà mẹ đã làm cho con như thuở còn thơ. Vào buổi chiều nay, ra phố nhìn mọi người lai vãng, xa xa bên kia chiếc cầu bắt ngang, con đã tận mắt nhìn thấy một hình ảnh "Mẹ và con" đang dắt bộ cùng đi hóng gió và nhìn dòng sông Hương thơ mộng. Trong con lại chợt nghĩ rằng, con đã kém may mắn hơn chàng trai kia, đã tuột khỏi tầm tay yêu thương của mẹ.
Vu lan về ai chẳng muốn, một ánh mắt, một nụ cười, một hơi ấm dịu êm...Dù mẹ có bận rộn mấy đi chăng nữa thì con cũng tìm giờ rảnh rỗi nhất mà mẹ có để con sột soạt tới ngồi lặng lẽ bên vòng tay ram rám khô gầy của mẹ và con sẽ thốt lên "con yêu mẹ"...

Thế nhưng điều con từng ước, nay đã không còn là sự thật, vì thời gian con chờ đến cái chừng ấy tuổi thì mẹ đã không còn trên trần gian nữa rồi. Con chỉ biết cách chấp nhận sự thật ấy, một lần nữa để thao thức, để chờ mong biến ước mơ gặp mẹ trở thành những việc làm với tình nhân gian.
Mỗi độ Vu lan về, trái tim con cũng hoài vọng thương thương nhớ nhớ như đứa bé lúc mẹ mới sinh con ra đời. Bây chừ nỗi nhớ đó mãi sẽ không bao giờ nguôi. Nhưng có lẽ tình mẹ thắm thiết sẽ một lần nữa minh định cho sự trưởng thành của con hôm nay, vẫn không còn như đứa trẻ thơ mà mẹ phải lo lắng, nhắc nhủ từng bữa cơm chiều.
Con biết Vu lan về, mẹ cũng xao xuyến lòng như con! Nhưng ở đâu đâu cũng có bóng dáng mẹ trong vô số cõi. Nơi ấy con biết mẹ cũng đang từng phút từng giây mong muốn đứa con của mình sẽ là hoa thơm trái ngọt. Và con cũng sẽ thực hiện được ước mơ ở tương lai để mẹ luôn hài lòng về con về con đường con đang đi đến đó...
Con vẫn còn nhớ, khi mùa Vu lan sắp sửa mang làn gió hiu hiu lạnh lạnh và nguồn hương thơm nhè nhẹ là lúc mẹ cho con nguồn cảm hứng bất tận về chữ tâm, chữ hiếu, chữ tình mà con tự thai nghén từ vô thỉ. Vì sao mới mở mắt chào đời mẹ lại con chữ tâm, lúc biết cắp sách đến trường mẹ lại cho con bài học đầy tính nhân văn về chữ hiếu, đến khi con vừa bước vào cuộc đời là lúc mẹ gọi con lại và bảo: Sống chữ tình con nhé!
Đúng một nghĩa mà con đã mặn nồng bấy lâu nay là "thiên chức làm mẹ", thiên chức ấy lại là một tôn xưng mà vũ trụ ban tặng cho người mẹ của con.

Chủ Nhật, 11 tháng 8, 2013

Nỗi oan đạo Phật

"Tôi ngỡ ngàng, hiểu ra rằng đạo Phật không hề mê tín; sách báo và đĩa không hề dạy người ta mê tín, trái lại còn giảng giải cặn kẽ, khuyên mọi người tránh xa mê tín, cõi u mê, khiến con người khổ đau và tăm tối.

Câu chuyện từ một bức thư gửi về từ thôn Xuân Lai, xã An Ấp, huyện Quỳnh Phụ (Thái Bình) cho thấy những nông dân ở đây rất thiết tha với Phật pháp, họ bắt đầu tìm hiểu và tập tu…

"Bố tôi sinh ra và được giáo dục trong một giáo đình có truyền thống Nho giáo. Ảnh hưởng của ông với tôi rất lớn. Sinh thời, ông khuyên chị em tôi : “Đừng bao giờ mê tín, mê tín là khổ đấy các con ạ”.

Thấm nhuần lời cha dạy, tôi khép mình tu tại gia. Sống sao cho hết phận con, tròn đạo vợ, tôi tránh xa mọi việc lễ bái mê tín, kể cả lễ chùa cũng không, bởi tôi không bao giờ tin vào ma quỷ, thần thánh. Tôi cứ nghĩ rằng đi lễ chùa là mê tín. Bởi chùa quê tôi, ngoài lễ Phật, người ta còn xóc thẻ, gọi hồn người chết vào dịp 49 ngày, dâng sao giải hạn, cắt tiền duyên…


Chị Nguyễn Thị Sơn (giữa) tự tìm hiểu đạo Phậtqua sách báo Phật giáo

Ngoài thời gian lao động, tranh thủ thời gian rảnh rỗi, tôi xem ti vi thường là những chương trình nông nghiệp. Từ nhỏ, tôi rất ham đọc sách, nhưng Thái Bình quê tôi thư viện huyện thì ở xa, còn điểm bưu điện văn hóa xã thì sách báo nghèo nàn; quanh đi quẩn lại trước đây thì nghe đài, giờ thì xem ti vi. Một nông dân nghèo như tôi thì làm sao dám bỏ tiền mua sách?

Rất may mắn là nhóm các bạn trẻ Không gian đọc – thành lập các điểm đọc sách miễn phí cho các cộng đồng tại nông thôn đã tặng tôi một số sách báo, trong đó có sách, báo, đĩa về đạo Phật, trong đó có khá nhiều báo Giác Ngộ.

Thú thực là tôi đâu có hứng thú với sách, đĩa nói về nhà Phật. Tôi nghĩ rằng, sách báo và đĩa ấy xem chỉ tổ nhiễm duy tâm. Nhưng sự tò mò đã khiến tôi xem và nghe thử sách dạy …mê tín đến mức nào.

Tôi xem. Tôi nghe. Tôi ngỡ ngàng, hiểu ra rằng đạo Phật không hề mê tín; sách báo và đĩa không hề dạy người ta mê tín, trái lại còn giảng giải cặn kẽ, khuyên mọi người tránh xa mê tín, cõi u mê, khiến con người khổ đau và tăm tối.

Càng xem, càng nghe, tôi càng thấy lòng mình rộng mở, thấy đạo Phật chính là tấm gương trong suốt, phản chiếu tất cả những gì vẩn đục của đời tôi.

Nghe bài giảng về “Bảy đặc điểm của đạo Phật” của thượng tọa Thích Nhật Từ (trụ trì chùa Giác Ngộ, quận 10, TP HCM) và đọc cuốn “Bước đầu học Phật” của hòa thượng Thích Thanh Từ, tôi ngộ ra rằng : Những trò mê tín lâu nay tôi vẫn thấy diễn ra nơi cửa thiền như: gọi hồn dịp 49 ngày, cắt tiền duyên, dâng sao giải hạn, xóc thẻ, xem ngày cưới thật cưới giả…chỉ là do những kẻ lợi dụng mượn danh nghĩa đạo Phật làm méo mó, biến dạng con đường vốn sáng ngời của Phật giáo, khác nào cành tầm gửi bám vào làm hại đại thụ mà thôi.

Thấy rằng đạo Phật là chân lý sáng ngời, tôi rất thích nên đã chuyển cho các chị em là nông dân trong xóm cùng xem và ai cũng tâm đắc.

Thay vì xem ti vi giải trí như trước đây, bây giờ chúng tôi cùng nhau đọc sách, xem đĩa các thầy giảng giải, cảm thấy đầu óc sáng láng hơn.

Chị Mơ nói : “Đấy, từ xưa tới nay, chúng ta không biết, cứ nghe người ta lễ bái linh tinh tốn tiền mà chẳng mang lại lợi ích gì. Từ nay, mình nghe lời các thầy giảng, chỉ đi lễ Phật cho tâm mình sáng lại thôi”.

Năm bảy chị em ngồi xem đều gật đầu đồng tình. Chị Hòa ước ao : “Giá như ở quê mình thỉnh thoảng có các thầy giảng như các thầy ở miền Nam thì bận mải mấy chị em ta cũng đi nghe và rủ nhau đi thật đông”.

Chị Liễu tiếp lời : “Được như thế chắc người với người ở quê ta sẽ yêu thương nhau hơn, cuộc đời sẽ bớt sân hận hơn”.

Đúng vậy, cùng với sự đổi mới của đất nước, đạo Phật ở tỉnh Thái Bình cũng như cả nước đang đà hưng thịnh. Chùa ở các làng quê đã và đang được xây dựng, trùng tu tôn tạo to đẹp và trang nghiêm. Phật tử quy y Tam bảo đông hơn. Nhưng vẫn còn một bộ phận không nhỏ dân chúng chưa tin hoặc lung lay lòng tin vào đạo Phật.

Vì đây đó chốn thiền môn vẫn diễn ra các trò mê tín như tôi đã nói ở trên, gây phiền hà, tốn kém tiền bạc, có khi còn làm đảo lộn cuộc sống, tăng thêm nỗi khổ vốn đã trăm bề khốn khó của người nông dân.

Đành rằng đó là tập tục và vẫn là nguyện vọng của người dân, nhưng tôi cứ băn khoăn : tại sao các vị tăng ni trụ trì không giải thích cho dân rằng như vậy là mê tín và khuyên mọi người không nên làm; tại sao không nói cho họ hiểu đó là điều trái với đạo lý nhà Phật. Và giá như các chùa có thêm sách, đĩa Pháp thoại, Pháp đàm để Phật tử đến lễ chùa đọc, xem, lĩnh hội và về giảng lại cho con cháu ở nhà thì thật đáng quí.

Điều này chắc chắn khiến những kẻ buôn thần bán Phật không còn đất dung thân và tất cả mọi người dẫu tận hang cùng ngõ hẻm sẽ nhìn đạo Phật với con mắt trong sáng hơn. Đại thụ Phật giáo sẽ gỡ bỏ được loài tầm gửi xấu xa lâu nay vẫn đeo bám, nỗi oan khiên sẽ được hóa giải. Lúc ấy, chắc chắn hàng ngũ Phật tử sẽ đông hơn bây giờ gấp bội.

Với tôi, thì cảm ơn thiện tâm của các bạn trẻ nhóm Không gian đọc, cảm ơn sư cô Diệu Huệ (chùa Giác Ngộ, quận 10, TP HCM) đã tặng sách, báo, đĩa cho tôi hiểu về đạo Phật.

Cảm ơn các hòa thượng Thích Thanh Từ, thượng tọa Thích Nhật Từ về những bài giảng.

Mặc dù kiến thức về đạo Phật là mênh mông, một người nông dân như tôi chưa đọc được nhiều lắm, nhưng tôi và một số chị em phụ nữ ở thôn quê đã thấy tâm mình sáng hơn; bởi đạo Phật như một ngọn đuốc rực sáng để tôi soi đường qua cõi u mình, trên con đường kiếm tìn chân thiện mỹ.

Là một người tu tại gia, tôi xin quỳ bái vọng đức Phật ở Tây Trúc, xin Người mở lòng từ bi mà đại xá cho những suy nghĩ sai lầm trước đây rằng : đạo Phật là mê tín. Tôi quỳ bái vọng và như nhìn thấy từ chốn xa xôi, đức Thích Ca Mâu Ni nở nụ cười thật hiền hậu."

Cứu người tích âm đức, thăng quan làm Thượng thư

Bài viết của Đồng Tâm
Cổ ngữ có câu “Tích thiện chi gia, tất hữu dư khánh” (Gia đình tích thiện, tất có của cải dư thừa). Câu này không có điểm nào là giả. Còn nói “Cứu nhân nhất mệnh, thắng tạo thất cấp phù đồ” (Cứu một mạng người hơn xây tòa tháp bảy tầng). Câu này càng nói lên rằng cứu mạng người sẽ tích được đức lớn, từ đó mà được Thiên thượng bảo hộ, người lương thiện đắc phúc báo.
Vào thời nhà Minh, tại Đài Châu, Chiết Giang có một thư sinh hiếu học hiểu biết, họ Ứng, tên Đại Du. Ông là người chính trực, cử chỉ đoan trang nho nhã, chăm chỉ, hiếu học. Cho nên ông luôn thích môi trường thanh tĩnh, vắng vẻ, u nhã trên núi, lánh xa những nơi huyên náo, dốc lòng chuyên tâm học tập, nghiên cứu những chỗ học vấn hay.
Sau này Ứng Đại Du nghe tin dưới chân đồi ngoại thành vừa hay có một căn nhà tinh tế như vậy, chủ nhà không dám ở vì ngôi nhà hay bị ma quỷ quấy nhiễu. Trước kia cũng từng cho vài vị khách trọ thuê, những vị khách ấy đều vì căn nhà bị ma ám, mà lần lượt dọn đi không trở lại.
Ứng Đại Du vốn đã tin có quỷ thần tồn tại, nhưng ông lại khác với người thường. Sau khi nghe những lời đồn này, ông bèn nghĩ: “Những người không làm chuyện trái với lương tâm, nửa đêm ma quỷ gõ cửa cũng không sợ, tâm chính trấn áp bách tà. Một nơi đọc sách thanh tĩnh như vậy, ta quyết không thể bỏ lỡ!”
Ông chủ động xin ý kiến chủ nhà và vô cùng mừng rỡ dọn vào trong căn nhà mà ai nấy đều tránh xa. Dốc công đọc sách tại một nơi thanh tĩnh như vậy, ông thực sự cảm thấy tinh thần sảng khoái, mọi ưu phiền đều tan biến.
Ngay đêm hôm đó ông đang say sưa đọc sách dưới ánh đèn, đột nhiên nghe thấy tiếng kêu kỳ quái bên ngoài. Ông vẫn điềm tĩnh như không nghe thấy gì, tập trung đọc sách. Sau này ông không những nghe thấy tiếng ma kêu mà còn thường xuyên nghe thấy lũ quỷ nói chuyện với nhau.
Một hôm, ông vô tình nghe thấy một con quỷ nói: “Thôn phía trước có một người phụ nữ, chồng cô ấy ra ngoài làm ăn, nhiều năm không về, nghe ngóng nhiều nơi mà không tìm được tin tức. Phụ mẫu của cô cho rằng con trai mình không còn hy vọng quay trở về nữa, bèn ép con dâu tái giá. Nhưng người phụ nữ này rất hiền thục, cũng rất có khí tiết. Cô đã quyết định, thà chết cũng không tái giá. Sau này phụ mẫu bức bách ngày càng căng thẳng, cô cảm thấy không còn đường để đi, liền có ý định thắt cổ tự tử. Nếu cô ta thực sự thắt cổ tự vẫn, ta lập tức có thể tìm cô ta làm người thế thân rồi!” Con quỷ kia nói: “Ngươi chỉ còn vài ngày nữa là đến ngày đầu thai rồi, quả thực là chuyện vui đáng chúc mừng. Sau khi Ứng Đại Du nghe xong mới biết con quỷ nói đầu tiên chết vì thắt cổ.”
Ứng Đại Du vô tình biết được chuyện thôn phía trước có người sắp bị bức treo cổ, đột nhiên động lòng trắc ẩn thương người phụ nữ đó, bèn quyết định nghĩ cách cứu cô. Ông vắt óc suy nghĩ, cuối cùng cũng tìm ra một cách hay. Ông vội vội vàng vàng chạy về nhà, bán đi mấy mẫu ruộng, được 42 lạng bạc, liền lập tức làm giả một bức thư người chồng viết gửi cho người vợ, và tìm cách mang bức thư và bốn hai lạng bạc tới nhà người phụ nữ đó.
Người nhà cô ấy nhận được tin và bạc, đương nhiên là vui mừng khôn xiết. Nhưng xem kỹ nội dung bức thư, lại không giống bút tích của chồng nên nửa tin nửa ngờ. Nhưng phụ mẫu của cô cho rằng, thư có thể là nhờ người khác viết hộ, bạc lại càng không thể là giả được, nên đoán là con trai ở bên ngoài bình an vô sự và không nhắc tới việc để con dâu tái giá nữa. Đương nhiên là, người phụ nữ đó cũng không còn ý định treo cổ tự vẫn nữa.
Hai ngày sau, người chồng của cô quả nhiên từ nơi xa trở về. Người nhà mừng vui khôn xiết, từ đó lại đoàn viên hòa hợp như thuở ban đầu. Cả nhà hồ hởi nhắc tới chuyện đó, cũng không thể đoán được bức thư và số bạc đó từ đâu đến, chỉ biết thành tâm cảm ơn người hảo tâm đã âm thầm cứu giúp.
Vài ngày sau, Ứng Đại Du lại nghe thấy hai con quỷ nói chuyện. Con quỷ chết vì treo cổ nói: “Ta vốn đã có thể tìm được kẻ thế thân, chỉ vì bản thân không biết bảo mật, lần trước nói chuyện với ngươi, vô tình tiết lộ chuyện cơ mật, bị tên tú tài trong phòng đang đọc sách nghe thấy, không ngờ hắn lại phá hoại chuyện đại sự của ta! Giờ ta thực sự thấy hối hận!” Con quỷ kia nói tiếp: “Nếu đã như vậy, sao ngươi không hãm hại hắn để báo thù?” Con quỷ chết vì treo cổ nói: “Tên thư sinh này lòng dạ từ bi, đã cứu mệnh người phụ nữ đó, nghe nói đã tích được âm đức lớn, sau này sẽ nhận được phúc báo lớn, phải làm đến chức quan Thượng thư. Ta sao dám hãm hại một người tốt đại phú quý như vậy?”
Sau này, Ứng Đại Du ứng thí quả nhiên đậu bảng vàng, đến bậc tiến sỹ, sau này lại được Hoàng Đế phong làm Thượng thư Bộ hình. Ứng Đại Du nhớ lại cuộc trò chuyện giữa hai con quỷ ngày trước, càng thêm tin vào nhân quả báo ứng quả thực là có chính xác không sai. Từ đó ông càng chăm chỉ hành thiện hơn, gặp năm có nạn đói ông thường quyên thóc gạo cứu tế; bạn bè người thân gặp nguy nan, ông thường nhân nhượng giúp đỡ; khi giữ chức Thượng thư Bộ hình, ông chấp pháp nghiêm minh, không ham quyền quý, nhiều lần còn lật lại các vụ án oan. Nếu gặp chuyện không như ý, ông thường tự vấn lương tâm và vui lòng thuận theo. Con cháu ông cũng rất nhiều người thi cử đỗ đạt.
Con người sống trên đời, ai là người không muốn bình an, hạnh phúc, ai là người không hi vọng con cháu hiếu thuận, đỗ đạt. Nhưng muốn có được tất cả những phúc báo thiện quả này, thì không có con đường nào khác, chỉ có thể mau chóng phá trừ những quan niệm sai lầm – chỉ nhìn trước mắt – do những lời tuyên truyền giả dối của thuyết Vô thần luận tạo nên. Từ giờ trở đi hãy thành tâm thừa nhận và đồng hóa với Chân – Thiện – Nhẫn của Đại Pháp đức độ cao thâm; trọng đức hành thiện; còn nếu phóng túng làm liều, thì chính là cái gọi là “Họa phúc vô môn, duy nhân tự chiêu” (Họa phúc không ngẫu nhiên tìm đến, chỉ do con người tự chiêu mời.) Chỉ có sớm gieo mầm trọng đức hành thiện, sau này mới được Thần trên Thiên thượng ban cho phúc báo thiện duyên. Lẽ nào chuyện Ứng Đại Du cứu người tích âm đức, đến sau này ghi danh bảng vàng thăng làm Thượng thư, chẳng phải đã chứng minh rất đầy đủ điều này hay sao? Lấy người hiền đức làm gương, sao chúng ta lại không thành tâm thực hiện điều này ngay từ bây giờ?
(Trích từ “Đức Dục Cổ Giám” và “Liễu Phàm Tứ Huấn”)

Thứ Sáu, 9 tháng 8, 2013

Mong làm điều phải

Nước Lỗ có người ở một mình một nhà. Bên láng giềng có người đàn bà góa cũng ở một mình một nhà.


Một đêm, mưa to, gió lớn, nhà người đàn bà đổ, người đàn bà sang xin ngủ nhờ nhà người láng giếng. Người láng giềng đóng cửa, không cho vào. Người đàn bà đứng trước cửa sổ, nói rằng:

- Ngươi sao bất nhân thế! Không cho ta vào ư?

Người láng giềng đáp:

- Ta nghe đàn ông, đàn bà sáu mươi tuổi trở lên mới ở chung được. Nay ngươi còn trẻ, mà ta cũng còn trẻ, cho nên ta không cho ngươi vào ngủ nhờ được.

Người đàn bà nói:

- Ngươi sao không làm như ông Liễu Hạ Huệ ủ người con gái ngồi vào lòng mà không tai tiếng gì?

- Ông Liễu Hạ Huệ thì thế được, ta đây thật chưa thế được. Ví ta cho ngươi vào mà ta không được như ông Liễu Hạ Huệ thì thà rằng, ta không cho ngươi vào, mà ta cũng giữ không tai tiếng gì được như ông Liễu Hạ Huệ. Thế chẳng là ta không làm theo như Liễu Hạ Huệ mà cũng được như Liễu Hạ Huệ ư?

Khổng Tử nghe chuyện, nói:

- Phải lắm! Kẻ muốn học ông Liễu Hạ Huệ chưa ai giống được như người nước Lỗ này: "Mong làm điều rất phải mà không bắt chước cách làm, rồi mà làm được, thế mới thật là khôn”.

Lã Thị Xuân Thu

LỜI BÀN: 

Cái tình cảnh éo le khó xử thật!. Đêm khuya trời mưa gió, một người đàn ông trẻ tuổi có nên tiếp một người đàn bà trẻ tuổi vào nhà không? Không tiếp thì là bất nhân, vì không chịu cứu giúp một kẻ yếu đuối đang gặp lúc mưa gió khổ thân. Tiếp, thì là bất nghĩa và không khỏi cái tiếng trai gái có tình ý, mang cái tội tà dâm bất chính. Một đằng bất nhân, một đằng bất nghĩa, chọn đàng nào vì cái tình cảnh không sao giữ trọn vẹn được cả đôi đàng? Dễ chỉ có làm như ông Vân Trường đốt đuốc cầm suốt đêm chỗ trước cửa cho hai chị dâu ngủ, họa mới rõ là người nghĩa sĩ mà thôi. Như người nước Lỗ đây đành là bất nhân, cố giữ lấy cái “nghĩa” là theo lý tưởng rất nghiêm bên Á Đông ta là: “Nam nữ hữu biệt”.

(Theo “Cổ học tinh hoa” của Nguyễn Văn Ngọc và Trần Lê Nhân – NXB Trẻ)

Chú thích:

Liễu Hạ Huệ: người nước Lỗ, thời Xuân Thu, nổi tiếng là một chính nhân quân tử. Mạnh Tử khen ông là bậc thánh về Hòa. Liễu Hạ Huệ một hôm dừng chân nghỉ qua đêm trước cổng thành, có một phụ nữ cũng đến trú chân. Trời lạnh người phụ nữ này bị cảm lạnh, rét cóng, Liễu Hạ Huệ liền cởi áo mình ra khoác lên người cô ta rồi ôm vào lòng để cô ta hết lạnh, mà trong lòng không hề có một chút tà tâm.
Lại có lần Liễu Hạ Huệ ngồi xe ngựa với đàn bà, đi cả quãng đường dài mà mắt ông chỉ nhìn thẳng chứ không hề liếc ngang lần nào.

Thứ Năm, 8 tháng 8, 2013

Rơi nước mắt trước tình mẫu tử của loài vật

Hình ảnh cảm động khi chú chó nhỏ ngồi canh bên thân xác chó mẹ đã gần như phân hủy, hay chú voi con không ngừng gọi voi mẹ đã chết vì bị đầu độc đã làm rung động hàng triệu trái tim. 

Voi con gọi mẹ quá cố

Khi phát hiện một trong những cá thể voi lùn bị đầu độc chết trong khu vực bảo tàng trên đảo Borneo, thuộc chủ quyền Malaysia, nhiều người vô cùng phẫn nộ.

Đau xót hơn nữa, con voi lùn bị đầu độc chết là một cá thể voi cái, đang nuôi con nhỏ. Khi được các quan chức khu bảo tồn phát hiện, chú voi con vẫn nỗ lực đánh thức voi mẹ đã chết. Chỉ 2 ngày sau khi tiến hành việc kiểm tra toàn bộ khu bảo toàn, các quan chức phát hiện tới 4 cá thể voi lùn quý hiếm đã chết.


Chú voi lùn con nỗ lực gọi voi mẹ quá cố.

Hình ảnh chú voi lùn con miệt mài gọi voi mẹ đã chết khiến nhiều người vô cùng xót xa.

Các quan chức bảo tồn cho biết, loài voi lùn là một trong những độc vật quý hiếm nhất trên thế giới, hiện đang đứng sát bờ vực tuyệt chủng.

Theo bác sĩ thú y Sen Nathan, những cá thể voi này có dấu hiệu chết do ngộ độc sau khi khám nghiệm cho thấy phát hiện hiện tượng chảy máu trong ruột của cả 4 con voi.

Hiện tại, chỉ còn dưới 2.000 cá thể voi lùn tồn tại ở đảo Berneo, nơi có biên giới chung của 3 nước Malaysia, Indonesia và Brunei. “Đó là cảnh tượng rất buồn khi phải chứng kiến những cá thể voi bên bờ tuyệt chủng chết ngay tại khu bảo tồn. Đáng buồn hơn nữa là hình ảnh chú voi con chừng 3 tháng tuổi nỗ lực gọi con voi mẹ đã chết”, bác sĩ Nathan cho biết.

Khỉ con chăm mẹ ốm

Bức ảnh về tình mẫu tử khi chú khỉ con chăm sóc khỉ mẹ đã làm lay động trái tim hàng nghìn cư dân mạng. Sau khi được đăng tải trên Facebook, bức ảnh đã nhận được hàng nghìn like và bình luận.



Người đăng tải đã chú thích bên dưới: "Bức ảnh cảm động về tình mẫu tử. Mặc dù bị ngã nhưng khỉ mẹ vẫn cố ôm và bảo vệ cho con nên bị thương nặng hơn. Rất may, nó đã được nhân viên khu bảo tồn đưa đến bác sĩ thú y cứu chữa kịp thời. Từ lúc biết khỉ mẹ bị thương, chú khỉ con không rời mẹ nửa bước và có vẻ đang rất lo lắng cho bệnh tình của mẹ, thật cảm động!".

Hình ảnh chú khỉ con chăm sóc mẹ một cách đầy quan tâm đã khiến nhiều người xúc động vì tình mẫu tử thiêng liêng và tự soi xét lại bản thân.

Cún canh xác chó mẹ đã phân hủy

Một chú chó đã ngồi cạnh xác mẹ khi thân xác của chó mẹ đã gần như phân hủy vào ngày 6/10/2012, vài ngày sau khi chó mẹ bị giết tại 1 vụ bạo động phía Đông khu Pikesake, Kyaukphyu, Myanmar. Ảnh được phóng viên Reuters chụp lại.


Xác chó mẹ đã phân hủy nhưng chú chó con vẫn ngồi đó chờ đợi

Nói về bức ảnh cảm động này, người nhiếp ảnh gia cho biết: "Khi tôi đang đi dạo quanh khu vực bị cháy của ngôi làng, tôi đã nhìn thấy cảnh tượng rung động trái tim. Tôi đã cầm máy ảnh, ngồi và quan sát chú chó nhỏ với niềm thương cảm lớn lao. Tôi bắt đầu cầm máy và chụp ảnh.

Khi phải đi, tôi định đưa chú chó nhỏ đi cùng vì không ai có thể nhận nuôi nó. Nhưng may thay, cuối cùng cũng có 1 người đàn ông tốt bụng đã nhận nuôi chú. Nhưng vì ông quá nghèo, cả tôi và ông ấy đã quyết định gửi nuôi chú chó vào khu nhà chung trong làng. Chắc chắn tôi sẽ còn thăm lại chú cún trong tương lai gần."



Ngay sau khi bức ảnh được đăng tải, nó đã được cư dân mạng toàn thế giới bình luận, chia sẻ rất nhiều trên các trang mạng xã hội. Đơn giản chỉ là sự yêu thương giữa các loài động vật nhưng nó cũng đủ khiến nhiều người trong chúng ta xúc động trào nước mắt.

Cá heo mẹ đưa tiễn xác con

Hình ảnh cảm động và hiếm thấy này đã được một đoàn khách du lịch ghi lại ở ngoài khơi vùng Guangxi Zhuang (Trung Quốc). Đây vốn là nơi nổi tiếng với tour du lịch ngắm cá heo.

Con cá heo mẹ này được cho là sẽ đưa xác con mình đi xa bờ, tới "yên nghỉ" tại một vùng nước sâu hơn. Xác của con cá heo con đã trượt khỏi lưng mẹ 5 lần khi nó bơi vượt qua các đợt sóng. Mặc dù vậy, cá heo mẹ không bỏ con và vẫn tiếp tục cuộc hành trình đơn độc của mình.


Bất chấp các đợt sóng biển, cá heo mẹ vẫn không bỏ con.

Có một vết thương dài khoảng 30cm ở bụng cá heo con. Có thể nó đã chết do chân vịt của một con tàu chém phải.

Hành động này cho thấy dường như cá heo cũng có nhận thức về cái chết, thậm chí còn suy nghĩ về nó.


Vết thương dài 30 cm ở bụng cá heo con.

Nhà nghiên cứu Joan Gonzalvo từ Viện Nghiên cứu Tethys (Ý) cũng từng quan sát được một cảnh tượng tương tự. Ông nói rằng cá heo mẹ dường như không thể chấp nhận cái chết của con mình.

Trước kia, các nhà nghiên cứu đã quan sát được những con cá heo mang theo xác của những đứa con chết non hoặc chết từ trong bụng mẹ. Đôi khi chúng ở cùng với những đứa con đã chết của mình trong vài ngày.

Lời khen thái quá hại người

Mạnh tử nói: danh dự vượt quá thực tình, đó là điều mà người quân tử lấy làm hổ thẹn. Cho nên người quân tử phải cẩn thận với những lời khen thái quá, vượt quá sự thật, lời chân thật tuy khó nghe song lại có ích cho ta, lời ngon ngọt quá trớn tuy nghe thấy hay nhưng lại làm hại ta.

Như câu chuyện dưới đây,

Xưa, có một người học trò nghèo nhưng học rất giỏi, được trên Thiên thượng chú ý, trong sổ thiên tào từ trước đã ghi cho anh đậu tiến sĩ, sau làm quan đến Thượng thư. Mệnh anh vốn đã định như vậy. Mỗi lần anh đi học thường đi qua một ngôi đền thờ thần ở làng bên cạnh. Vị thần trong đền đó vốn đã đọc ở sổ thiên tào, biết anh rồi sẽ làm Thượng thư, nên tỏ vẻ cung kính đối với người học trò ấy lắm. Những khi anh đi qua thì tượng thần đang ngồi bệ vệ, lật đật đứng dậy rất lễ phép.

Hôm nọ, người giữ đền nằm mơ thấy thần bảo:

- Ngày mai ngươi phải quét dọn đền cho sạch sẽ tử tế vì có quan lớn đến chơi nhà ta.

Người giữ đền liền làm y lời và suốt ngày hôm ấy ông ta đứng chực ở cổng đền chờ vị khách quý của ông thần. Nhưng đợi mãi, hắn ta chả thấy ai cả, trừ ra anh học trò ngày hôm đó vô tình có ghé vào đền nghỉ chân một lúc. Nên cho là bình thường không để ý gì đến.

Ít lâu sau, người giữ đền cũng lại chiêm bao thấy ông thần dặn dò như trước. Lần này, cũng chả thấy ai lạ hơn là anh học trò hôm nó đến ngâm một bài phú rồi lại đi.

Ðến lượt thứ ba cũng thế. Bây giờ người giữ đền mới cho là quả phù hợp với lời thần dặn, đinh ninh là vị quan đó là người học trò, không thể sai chạy đi đâu được, bèn kể chuyện đó cho người học trò nọ nghe và bảo:

- Ðã ba lần như thế, nên tôi chắc rằng nhà thầy sau này sẽ đỗ đạt làm quan to chứ chẳng chơi.

Nghe nói, người học trò như mở cờ trong bụng, trong lòng mừng thầm. Anh ta nghĩ sự vinh hoa phú quý đã cầm chắc trong tay. Rồi lại nghĩ ngợi nhiều về tương lai của mình. Hôm kia, ngắm lại nhan sắc vợ mình, hắn thấy không được đẹp tí nào cả. Đêm hôm ấy nằm dưới bóng trăng, hình dung mơ tưởng một người đẹp như chị Hằng. thầm nghĩ:

- Rồi ta sẽ cho vợ ta về đi thôi! Một khi đỗ đạt thì thiếu gì người ngấp nghé muốn làm bà. Lúc đó ta sẽ tìm những đám con vua cháu chúa, đã da trắng môi son lại vừa lắm của.

Nghĩ thế, qua ngày hôm sau kiếm cơ gây sự với vợ và đòi bỏ cho được. Mọi người đều lấy làm lạ và tỏ vẻ khinh bỉ một người có học như anh ta lại có thể nhẫn tâm đến thế được. Nhưng anh ta chỉ cười khẩy mà không kể gì ai.

Một hôm khác có người đến hỏi nợ anh ta. Vừa bước vào sân, người ấy đã bị anh ta chỉ tay vào mặt mắng một trận:

- Ta chưa có trả. Không khéo nay mai ta sẽ cắm đất vào vườn ở của mày cho mày biết mặt.


Anh ta còn đe doạ nhiều người nữa. Gặp ai không vừa ý, hắn nói: "Rồi chúng sẽ biết tay ông!"

Lời đã thốt ra cũng như nước đổ rồi khó hốt lại, anh biết đâu tất cả những lời nói, hành động của mình đều được tâu báo về Thiên thượng. Ít lâu sau đó, người giữ đền mơ thấy ông thần báo cho biết là không phải kinh sợ đối với người học trò đó nữa vì trên Thiên đình đã tước sổ mất rồi, không cho đỗ đạt. Ông giữ đền nói:

- Tội của nó như thế nào?

- Nó bị kết án là "dưới trăng bỏ vợ, trước sân đuổi bạn, chưa làm nên đã thất đức". Bây giờ nó không được hưởng phúc nữa.

Quả nhiên người học trò ấy từ đó thi mãi không đỗ, muốn nối duyên lại với vợ cũ cũng không được. Cửa nhà ngày một sa sút đi. Câu "Chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng" cũng từ chuyện này mà ra.

Thứ Tư, 7 tháng 8, 2013

Thần Tiên Truyện: Lão Tử

Lão Tử, Đạo giáo gọi là “Thái Thượng Lão Quân”, trong dân gian cho đến nhiều hý kịch, tiểu thuyết thời ấy gọi Ngài như thế.

Căn cứ “Hỗn độn đồ” ghi chép , đầu thời Tam Hoàng xa xưa,Lão Tử hóa thân làm Vạn Pháp Thiên Sư, giữa thời Tam Hoàng làm Bàn Cổ Tiên Sinh, thời Phục Hy làm Úc Hoa Tử, thời Nữ Oa làm Úc Mật Tử, thời Thần Nông làm Thái Thành Tử, thời Hiên Viên làm Quảng Thành Tử, thời Thiếu Hao làm Tùy Úng Tử, thời Chuyên Đế làm Xích Tinh Tử, thời Đế Hạo làm Lục Đồ Tử, thời vua Nghiêu làm Vụ Thành Tử, thời vua Thuấn làm Y Thọ Tử, thời vua Vũ làm Chân Thành Tử, thời vua Thang làm Tích Tắc Tử.

Tuy Lão Quân nhiều kiếp hóa thân, nhưng từ trước đến nay chưa người nào biết ngày sinh và lai lịch của Ông. Đến thời nhà Thương năm Dương áp ông giáng sinh tại nước Sở, huyện Khổ, thôn Lai, phố Khúc Nhân.

Khi Lão Tử sanh ra tướng mạo rất đặc biệt, tóc bạc, mặt vàng, trên trán màu trắng và nhiều nếp nhăn, đầu nhô cao, trái tai dài, tròng mắt vuông. Kỳ quái nhất là Ông sinh ra đã có râu đầy cắm, dáng hoàn toàn giống một ông già có bộ râu mép đẹp, cũng có người nói bở cớ duyên như thế nên gọi Ông là Lão Tử.


Lão Tử lúc sinh thành. Ảnh: Internet.

Lão Tử vốn tên là Lý Nhĩ, tự Bá Dương, hiệu Lão Tử, lại hiệu Lão Đam. Châu Văn Vương lúc ấy làm ở Tây Bá từng mời ông ta làm quan (Thủ Tàng sử) giữ kho sử, quản lý kho sách của nội cung. Thời Châu Võ Vương ông ta đảm nhiệm trụ hạ sử, đây là một chức quan chưởng quản điển chương văn vật. Ông làm mãi cho đến thời Châu Thành Vương, sau đó truyền thuyết nói thời đại Chiêu Vương từ quan ở ẩn.

Thời Chiêu Vương năm 23, ông đánh xe trâu đi về ải Hàm Cốc. Người giữ ải là Lệnh Y Hỷ cũng là người thích đạo thuật, lúc Lão Tử chưa đến ông trông thấy có một mống trời màu tím từ đông thẳng sang tây, lúc đó rất vui mừng ngẩng trông, nghĩ có thánh nhân đến, bèn đích thân vui mừng đón ông và hỏi đạo lý với Lão Tử. Nghe nói Lão Tử ở chốn này viết xong quyển Đạo đức Kinh 5000 chữ, đó là quyển sách nổi tiếng của ông.

Lão Tử vì sao muốn vượt qua ải? Có người nói ông đã trông thấy triều Châu sắp có loạn, do đó muốn đi nơi xa khác để ẩn Nhưng cũng có người nói ông muống đến Tây Vực giáo hóa một vài tộc khác chưa có văn hóa, thậm chí có người còn nói ông ta đến Án Độ một vùng giáo đạo của Phật Thích Ca Mâu Ni sau này.

Có một sự kiện tuy không tìm được chứng cứ vô cùng xác thực, so ra rất đáng tin, nghe nói thời Châu Kinh Vương năm thứ 17, Khổng Tử từng qua hỏi đạo với Lão Tử. Lão Tử khuyên bạn thanh niên này nên thu lại tài năng, muốn hiểu được đại trí thì phải giống như chủ tài sản lớn khéo dấu kín của cải vậy. Khổng Tử nghe lời dạy sau đó khen rằng:

”Chim, ta biết nó có thể bay, cá ta biết nó có thể lội, thú nó có thể chạy, đến như rồng lúc ẩn hiện ở trên mây, gió thì khó có thể lường được.Ta ngày nay đã trông thấy Lão Tử, ngài chẳng phải là một con Rồng sao?”. 

Do đó có thể thấy trình độ tâm chiết của Khổng Tử đối với vị tiền bối náy, nhân đây nhân gian mãi lưu truyền “Khổng Tử vấn lễ đồ” vẽ bức tranh một học giả trẻ với một ông lão râu mày đều trắng phau khom lưng học hỏi, bên cạnh họ có xe cộ tùy tùng.

Thanh niên ấy chính là Khổng Tử và ông già dĩ nhiên là Lão Tử rồi. Đây là một lần đại tụ hội của Nho gia và Đạo gia, một hình ảnh rất đẹp đẽ, rất xúc động, ý vị, sâu xa.


khongtu_laotu

Châu Noãn Vương năm thứ 9, Lão Tử đi ra khỏi cửa ải, bay lên núi Côn Lôn, cũng là núi của chư Thần Tiên, nghe nói lúc ở triều Tần, ông lại giáng sanh ở ven sông Hiệp Hà, hiệu là Hà Thượng Công, truyền đạo cho An Kỳ Sinh, sau này cũng thành Thần Tiên nổi tiếng.

Thời Hán Văn Đế, lại hóa thành Quảng Thành Tử. Văn Đế luôn thích đọc Lão Tử, liền sai người mời ông hỏi đạo. Quảng Thành Tử nói: “Đạo đức là tối quý, tối tôn, cao đến vô thượng, đâu dám có thể nghe người sai bảo”.

Lúc ấy, Văn Đế bàn đích thân xa giá đến thăm. Nhưng trong lòng Văn Đế vẫn không vui, bèn nói :

”Thiên hạ rộng lớn đến đâu đều là lãnh thổ của trẫm, tiên sinh tuy có đạo, cuối cùng là thần dân của trẫm, không những không giữ lễ của thần tử, vì sao còn tự cao tự đại thế? Trẫm có năng lực khiến ngươi trong khoảng khắc biến thành nghèo hèn hay giàu sang!”. 

Quảng Thành Tử nghe xong vừa vỗ tay vừa nhảy, chầm chậm bay lên giữa không trung, giống như một đám mây, cách mặt đất khoảng hơn 100 trượng, rồi dừng lại trong không trung yên lặng. Rất lâu mới cúi đầu xuống đáp lời với Văn Đế:

“Tôi nay, trên không phải là trời, dưới không phải là đất, giữa không giống người, đâu dám là tử dân của ai hở? Bệ hạ, Ngài làm sao có thể khiến tôi giàu sang hay bần tiện được?”. 

Văn Đế thấy cảnh kỳ lạ hiếm có này mới giác ngộ, vốn chính thật là thần tiên không phải người phàm, lúc đó vội vàng xuống xe, cúi đầu làm lễ, bày tỏ ý khiêm tốn.

Chuyện giống như thế, từ đời Hán đến đời nhà Đường ở nhân gian truyền tụng mãi không dứt. Tông thất triều đại Đường, bởi vì họ Lý, lúc đó bèn thờ cúng Lão Tử là “Huyền Nguyên Hoàng Đế”. Đạo giáo cũng theo đó thành quốc giáo của nhà Đường, cực hưng thịnh một thời.

Cậu bé hấp hối làm phù rể cho bố

Dù chỉ còn sống được vài tuần nữa do căn bệnh bạch cầu quái ác, cậu bé 2 tuổi Logan Stevenson vẫn đóng vai phù rể trong đám cưới của cha mẹ mình vào ngày 3/8.

Ban đầu, anh Sean Stevenson và cô Christine Swidorsky định cưới vào tháng 7/2014, nhưng sau đó quyết định tổ chức đám cưới một cách vội vàng tại sân sau nhà mình ở Pittsburgh, bang Pennsylvania khi các bác sĩ báo tin bé Logan chỉ có thể cầm cự thêm 2 – 3 tuần nữa kể từ cuối tháng 7.


Logan tựa trên vai mẹ trong đám cưới. Ảnh: AP 
Họ muốn đám cưới này là minh chứng cho sự chung lòng tưởng nhớ cuộc sống ngắn ngủi của Logan. Họ muốn cậu bé chứng kiến cha mẹ gắn kết trong đời sống hôn nhân và có mặt trong tấm ảnh chụp gia đình.

Làm phù dâu là con gái riêng 13 tuổi của cô Swidorsky - Isabella Johns. Riêng cô con gái chung 1 tuổi của họ - Savannah – tung hoa trong lễ cưới.

Nghẹn ngào nước mắt, cô Swidorsky nói: “Giấc mơ của chúng tôi đã thành sự thật”. Chồng cô chia sẻ: “Đây là sẽ điều bạn không thể quên trong suốt cuộc đời. Chúng tôi biết ơn mỗi ngày Logan còn ở với chúng tôi”.

Logan chào đời vào ngày 22/10/2010. Khi mới hơn 1 tuổi, bé bị chẩn đoán mắc bệnh bạch cầu. Logan mắc bệnh thiếu máu – một căn bệnh hiếm gặp thường dẫn đến ung thư. Cậu đã phải trải qua nhiều ca phẫu thuật, vào tháng 7/2012 là ca ghép tế bào trực hệ, tiếp đó là cắt bỏ một quả thận bị khối u tàn phá vào tháng 3 vừa qua.

Hồi tháng 6, Logan đi chơi ở Florida nhưng ngã bệnh. Về lại Pittsburgh, xét nghiệm cho thấy quả thận còn lại của Logan cũng sắp hỏng khiến tin xấu đến nhanh hơn. Gia đình cho Logan xuất viện để trải qua những ngày cuối cùng tại nhà mình.