Trang chu

Thứ Tư, 31 tháng 12, 2014

Cổ nhân gương sáng còn soi, ân tròn nghĩa vẹn lưu danh anh hùng

Theo lời dạy của Khổng Tử, báo ân không đơn giản chỉ là đáp trả mà còn phải bày tỏ sự nhiệt thành. Trong Đệ Tử Quy, một bản văn vần mà trẻ em thuộc nằm lòng, viết rằng: “Ân phải báo, oán nên quên. Oán qua nhanh, ân lâu dài”.


Hàn Tín nhận thức ăn từ tay một lão nhân, tranh vẽ năm 1503 của họa sĩ Guo Xu.

Bài học về lòng biết ơn xuyên suốt trong lịch sử văn hóa Trung Hoa và được thể hiện qua câu chuyện của ba chính khách thời cổ đại.


Hàn Tín không quên bữa ăn lúc đói, rèn giữ chữ Tín


Hàn Tín là nhân vật anh hùng xuất hiện vào khoảng năm 200 TCN, cách đây hơn 2.000 năm. Ông có thể được xem là công thần góp phần không nhỏ vào sự phát triển của nhà Hán. Thời niên thiếu, Hàn Tín phải sống cảnh nghèo túng và cơ cực, nhưng cũng chính môi trường ấy mà tính cách anh hùng của ông được tôi luyện.

Một lần nọ, Hàn Tín đói lả vẫn đang cố gắng bắt cá ở bờ sông. Có vài phụ nữ hay giặt quần áo gần đó, nhưng họ không mấy khi quan tâm đến thanh niên nghèo khó. Tuy nhiên, hôm ấy lại có người bỗng thấy thương hại và bố thí cho Hàn Tín ít thức ăn.

Sau khi ăn xong, Hàn Tín nói: “Thưa phu nhân, tôi sẽ báo đáp ân tình này”.

Người phụ nữ tỏ vẻ nghi ngại: “Này cậu trai trẻ, đến miếng ăn hàng ngày cậu còn chưa lo nổi. Tôi chỉ là thương hại cậu thôi, đừng nghĩ đến báo đáp chi cả”.

Hàn Tín vốn là người luyện võ và luôn mang theo kiếm bên mình. Một hôm, có tên vô lại chặn đường ông.

Hắn ta buộc Hàn Tín dùng gươm chặt đầu hắn nếu không thì phải chui qua háng của hắn để được đi tiếp. Thời đó, chui qua háng của người khác là hành động vô cùng nhục nhã, đặc biệt là đối với một chiến binh.

Việc kết liễu mạng sống của một tên vô lại có thể còn dễ dàng hơn đối với Hàn Tín, nhưng ông đã hành động ngược lại. Mặc cho gã đàn ông chế nhạo, Hàn Tín chấp nhận sự sỉ nhục và sau đó rời đi như chưa có gì xảy ra.

Sự việc sau này trở thành một thành ngữ lưu truyền trong dân gian là “hạ khố chi nhục”.

Thời gian trôi qua, Hàn Tín trở thành đại tướng quân, đánh bại mọi kẻ thù của nhà Hán và góp công dựng lập triều đại huy hoàng trong sử sách Trung Quốc.

Đúng như lời đã hứa, Hàn Tín tìm lại người phụ nữ đã cho ông thức ăn khi xưa, giờ đã là một bà lão. Ông đem đến một túi vàng và khăng khăng xin bà nhận lấy.

Thêm nữa, bản thân ông nhận ra rằng, sự sỉ nhục của kẻ vô lại và hành động tử tế của người phụ nữ đã rèn luyện nhân cách của mình. Ông tìm lại và ban thưởng cho người đàn ông khi xưa như một lời cảm ơn vì đã giúp cho ông bài học về tâm Đại Nhẫn.

Nhìn thấy cậu bé từng bị mình bắt nạt nay đã trở thành một vĩ nhân, người đàn ông cúi lạy trước Hàn Tín và cầu xin tha thứ.

Tần Mục Công thoát hiểm nhờ lấy ân báo oán


Tần Mục Công

Thế kỷ thứ 7 TCN, Tần là một nước chư hầu phía Tây luôn xảy ra xung đột với nhà Tấn hùng mạnh. Năm nọ, nước Tấn xảy ra nạn đói. Mục Công là người cai trị nước Tần, cảm thương cho hoàn cảnh đói khổ của dân Tấn nên quyết định vận chuyển lương thực vượt sông Hoàng Hà cứu đói.

Năm sau, khi Tần bị nạn đói hoành hành và hỏi xin nước Tấn giúp đỡ. Người cai trị Tấn quốc là Huệ Công, chẳng những từ chối viện trợ mà còn dẫn quân đánh chiếm.

Tần Mục Công vô cùng tức giận, lập tức dẫn quân ứng chiến. Nhưng binh lính nước Tấn nhanh chóng chiếm thế thượng phong và bao vây Tần Mục Công.

Khi tình cảnh như nghìn cân treo sợi tóc, một nhóm dân du mục gần 300 người, đột ngột đến giải vây, tổ chức đánh tỉa, tiêu hao đáng kể quân Tấn. Tình thế đảo ngược, quân Tần không chỉ thoát khỏi vòng vây mà còn chiến thắng và bắt được Tấn Huệ Công.

Cả Tần Mục Công lẫn quân Tấn đều bối rối, không biết những người này là ai? Tại sao họ lại ra tay tương trợ?

Hóa ra, những người này đến để trả nợ. Vài năm trước, họ đã bắt và giết thịt một số chiến mã tinh nhuệ của Tần Mục Công. Hay tin, Tần Mục Công không cầm được cơn thịnh nộ, muốn mau chóng đi hỏi tội. Nhưng nghĩ lại, giết chết mấy trăm người cũng không giúp cho chiến mã của ông sống lại. Thế nên ông quyết định ban thêm một ít rượu ngon và thức ăn cho họ. Sự khoan dung và độ lượng của Tần Mục Công đã cứu ông thoát khỏi nguy hiểm.

Ngũ Tử Tư thọ ân người đánh cá, rút quân báo đáp


Tượng đài tướng quốc Ngũ Tử Tư tại thành phố Tô Châu.

Hai thế kỷ sau thời Hàn Tín, nước Ngô hùng mạnh đem quân đánh nước Trịnh. Tấn Định Công, người cai trị nước Trịnh, phải lo toan mọi bề để tìm cách thoát khỏi tình trạng khó khăn này. Ông hứa sẽ trả công hậu hỷ cho bất cứ ai có thể giúp Trịnh quốc thoát khỏi diệt vong.

Bốn ngày qua đi nhưng chưa có phương cách gì. Cuối cùng, một ngư dân trẻ tuổi xin yết kiến và nói: “Tôi có thể đẩy lùi quân Ngô”.

Vị tướng quân hỏi: “Ngươi cần bao nhiêu người và ngựa?”

“Tôi không cần binh sĩ hay vũ khí. Chỉ cần mái chèo này là đủ”, người ngư dân trả lời.

Sau đó, anh thẳng tiến về phía doanh trại của Tướng quốc Ngũ Tử Tư.

Ngày trước, Ngũ Tử Tư vốn là quan nhân nước Sở, quê nhà của ông. Khi vua Sở nghe lời dèm pha từ kẻ xấu, buộc tôi cha và anh của ông. Ông biết rồi sẽ đến lượt mình nên nhanh chóng trốn thoát. Mặc cho binh lính truy đuổi, ông cố tìm cách trốn khỏi nước Sở, chờ ngày giành lại công lý cho gia tộc.

Trên đường đi, Ngũ Tử Tư đến bên sông Dương Tử hùng vĩ. Ẩn trong đám sậy, ông nhìn thấy một người đánh cá già nua. Lão đánh cá nhìn thấy bóng người trong đám lau, bèn gọi ra; biết chuyện Ngũ Tử Tư muốn bỏ trốn, lại quan sát thấy vóc dáng mà đoán biết đây không phải người bình thường, đồng thời cũng thấy được sứ mệnh của mình chính là cứu con người đặc biệt này thoát hiểm, ông lão quyết định đưa Ngũ Tử Tư sang sông. Sau khi sang bờ, ông lão đánh đắm thuyền tự vẫn để thoát khỏi tra hỏi và bảo toàn tính mệnh cho Ngũ Tử Tư.

Chứng kiến cảnh đó, Ngũ Tử Tư khóc than mà rằng: “Tôi sống nhờ lão bá, lão bá lại phải chết vì tôi. Thật là một thảm kịch!”.

Sau này, Ngũ Tử Tư trở thành Tướng quốc phò tá cho nhà Ngô.

Đoạn nói về chàng ngư dân trẻ, anh vừa cất tiếng hát vừa khua mái chèo đến gần doanh trại của Ngũ Tử Tư.

“Ngài có nhớ, ngài có nhớ, ai đã từng trốn trong lau sậy?

Có nhớ người đánh cá già hôm nào đã đưa ngài qua sông Dương Tử?”

Vị tướng hỏi vọng ra từ lều của mình: “Này chàng trai trẻ, cậu là ai?”

“Ngài không nhận ra mái chèo này sao? Cha tôi từng dùng nó để cứu ngài”, chàng trai đáp.

“Ta còn nhớ”, Ngũ Tử Tư nói, “Cậu là con trai của lão bá, nhưng sao cậu lại ở đây?”

“Ngài đang xâm chiếm quê hương tôi”, người thanh niên nói, “Nếu tôi có thể chấm dứt cuộc chiến này, Tấn Định Công sẽ ban thưởng cho tôi. Tướng quân, xin hãy nhớ đến người cha quá cố của tôi!”.

“Nhờ ơn cứu mạng của cha của cậu mà ta mới có được ngày hôm nay. Làm sao ta lại dễ dàng quên cho được?”, Ngũ Tử Tư nói và sau đó nhanh chóng lui quân về nước Ngô.

Chàng ngư dân trẻ trở thành anh hùng, được ban thưởng một trăm mẫu đất màu mỡ cùng chức quan địa phương.

Hành động và tính cách của Ngũ Tử Tư được ghi nhớ như là một khuôn mẫu vẹn nguyên truyền thống Trung Hoa. Đây cũng là một minh chứng cho câu: ‘Thiện giả thiện báo, ác giả ác báo’.

Thứ Hai, 29 tháng 12, 2014

Dám sống khác biệt và “sơn” cho mình một màu khác với nhiều người

Sống tách biệt với mọi người và không hòa theo số đông có vẻ hơi lập dị. Nhưng trong một số trường hợp, điều này chỉ đơn giản là người đó chọn cho mình một lối sống khác, một tiêu chuẩn đạo đức cao hơn người.

Hãy cứ vui vẻ vì sự khác biệt của mình nếu bạn sống theo một tiêu chuẩn đạo đức cao hơn người khác.

Dưới đây là 2 câu chuyện thú vị về “tác hại” của việc hòa mình theo số đông.


Câu chuyện thứ nhất:


Phòng ngủ toàn màu vàng

Có một người đàn ông rất thích màu vàng.

Ông ta sơn tường màu vàng, trải thảm màu vàng, mua những đồ nội thất màu vàng, treo rèm cửa màu vàng, thậm chí đồ dùng trong bếp cũng toàn màu vàng.

Ông ta ngủ trên một chiếc giường màu vàng, trải đệm vàng và mặc bộ quần áo màu vàng. Rồi đến khi mắc bệnh. Thật kỳ lạ… ông ta bị bệnh vàng da.

Ông ta gọi điện cho bác sĩ và nói:

– Anh sẽ không gặp vấn đề gì về việc tìm nhà tôi đâu bởi mọi thứ đều có màu vàng và anh sẽ nhìn thấy nó từ đằng xa.

Ông bác sĩ đi rất lâu mới trở về. Một đồng nghiệp hỏi:

– Sao anh đi lâu thế? Có giúp được gì cho ông ấy không?

Vị bác sĩ mỉm cười và nói:

– Tôi phải mất rất nhiều thời gian mới tìm thấy ông ta ở trong nhà!

Giống y hệt đến mức bị trộn lẫn vào những thứ xung quanh không hẳn là một ý kiến hay – có lẽ là dụng ý hơi cường điệu của câu chuyện hài hước này.

Câu chuyện thứ hai:


Tự hài lòng với những gì mình có và không lấy những gì không phải của mình.

Một bà mẹ ở vùng Miami và một cậu bé đã đến đồn cảnh sát để nộp số tiền mà họ đã nhặt được. Người mẹ nộp một ít tiền giấy và tiền xu, tổng cộng là 19,53 đôla. Còn số tiền mà cậu bé nhặt được chỉ là 85 xu. Và đó là hai người duy nhất đem tiền đến trả sau khi một chiếc xe của kho bạc bị tai nạn và làm đổ ra đường hơn 500.000 đôla.

Nhiều nhân chứng đã nói rằng, rất nhiều người vào giờ tan tầm hôm ấy đã ào ra nhặt tiền bỏ vào túi, càng nhiều càng tốt, trong khi hai nhân viên của kho bạc đang bị chảy máu. Cảnh sát đã ra thông báo đề nghị mọi người tới trả lại tiền, nhưng người phụ nữ và cậu bé này lại là 2 người duy nhất có mặt.

“Tôi có con và tôi cần phải làm gương cho con của tôi”, người mẹ nói.

“Cháu cảm thấy không đúng nếu giữ một thứ không phải của mình”, cậu bé 11 tuổi cho biết.

Cả hai người đó đã tự “sơn” mình bằng một màu khác với nhiều người, đúng như câu ngạn ngữ: “Đôi khi người nghèo nhất lại để lại cho con cái mình món thừa kế lớn nhất”.

Chủ Nhật, 28 tháng 12, 2014

Đức tin giúp cuộc sống tràn ngập hy vọng

Một cái cây không có rễ và cành, thì chỉ có thể gọi là một chiếc lá. Và một chiếc lá, chỉ biết đung đưa khi gió thổi qua. Con người cũng vậy, nếu không có đức tin, thì liệu có thể trọn vẹn phần người.



Lúc còn du học, tôi thường xuyên qua lại Thái Lan. Lần nọ, tôi có dịp được chuyện trò cùng một tín đồ, thông qua cuộc trò chuyện này, tôi mới biết được rằng: so với người đàn ông đã xuất gia, thì một người trưởng thành chưa hề biết đến cửa Phật sẽ kiếm việc và lấy vợ khó khăn hơn rất nhiều.

Nghe xong, tôi vô cùng kinh ngạc, điều này không phải quá là khác biệt so với người của dân tộc ta hay sao? Khi hỏi lý do tại sao, người bạn này trả lời: một người đàn ông, không sẵn sàng làm tăng nhân vài tháng, vậy rõ ràng là anh ta không có đức tin vào Phật, bấy nhiêu cũng đủ hiểu, người đó không sẵn lòng chịu khổ.

Người ta nói rằng, đàn ông Thái, miễn là theo tín ngưỡng Phật giáo, trong đời sẽ một lần xuất gia, nhà vua cũng không ngoại lệ.

Nếu một người đàn ông trưởng thành không sẵn sàng chịu khổ hay không có niềm tin vào Phật, thì ai dám để con gái mình kết hôn với anh ta, mà có người con gái nào lại muốn kết hôn với anh ta, hay ông chủ nào lại muốn thuê một nhân viên như vậy.

Phải biết rằng, người không có đức tin, chuyện gì cũng dám làm; đức tin cũng không có, thì anh ta thành tín vào điều gì? Thử nghĩ mà xem, vào một ngày nào đó, từ cửa tu viện rơi ra thỏi vàng, một người đi qua tình cờ phát hiện, chung quanh lại không có ai.

Nếu người này có đức tin, khi đó anh ta nghĩ gì? Ít ra, dù suy nghĩ của anh ta ngập tràn hình ảnh thỏi vàng thì cũng sẽ lóe lên chút ý niệm về đức Phật, trước khi đưa ra lựa chọn, anh cũng đã có thời gian để dằn vặt bản thân giữa đức tin và thỏi vàng.

Nhưng nếu một người không có đức tin, khi nhìn thấy thỏi vàng, nhất định anh ta sẽ không do dự chút nào mà thản nhiên cầm thỏi vàng và bước đi.

Kỳ thực, đức tin là cội rễ của nguồn sống: trong mỗi khoảnh khắc của thực tại, đức tin mang lại cho chúng ta sự an ủi, ban cho chúng ta sức mạnh, giúp xua tan những nghi ngờ, và cho chúng ta một con đường; khi đối diện với tương lai, đức tin cho chúng ta hy vọng cuối cùng.

Không có đức tin cũng bằng như không có hy vọng cuối cùng. Một khi được sinh ra trên thế gian này, có nghĩa là con người phải sống mòn mỏi, chờ đợi cái chết, và cũng không có tương lai.

Một số người nói, anh ta tin vào tiền tài, quyền lực, và danh vọng. Anh ta cho đó là đức tin. Thực ra, đức tin không là điều gì đó đến từ bên ngoài mà nó xuất phát từ con tim, từ tận sâu trong tâm hồn. Tiền bạc, địa vị chỉ là chiếc áo khoác mà một khi mất đi, anh ta sẽ bất chợt cảm thấy lạnh lẽo và tuyệt vọng. Khi ấy, điều duy nhất có thể nâng đỡ anh ta chính là đức tin thật sự. Bởi lẽ, tiền, quyền và danh không cho anh ta hy vọng cuối cùng của tương lai.

Bản thân tôi cho rằng, con người cũng giống như một cái cây, đức tin sẽ là rễ hoặc cành, nếu như không có đức tin, thì chúng ta chỉ giống như một chiếc lá mà thôi.

Thứ Năm, 25 tháng 12, 2014

Khúc đồng vọng đáng nhớ giữa hai phe tử thù trong Giáng Sinh 1914



Năm 1914, khi số tử vong trong Thế Chiến I đã đạt mức gần 1 triệu người, sự khốc liệt của chiến tranh tạm lắng xuống khi những kẻ thù không đội trời chung quyết định ngừng bắn và đón Giáng Sinh cùng nhau.




Giữa đêm ngày 24/12/1914, khi toàn bộ Mặt trận phía Tây đang chìm vào im lặng, các binh sĩ thuộc Lực lượng Viễn chinh Anh nghe thấy phe lính Đức đang đồng thanh hát bài Stille Nacht (phiên bản tiếng Đức của bài Silent Night), cùng lúc nhìn thấy lồng đèn và cây thông nhỏ được treo trên các hàng rào công sự.

Những lời ca thanh bình ấy đã làm các binh sĩ Anh xao xuyến và cất lên tiếng hát.

“Ban đầu, phe Đức hát một bài của họ, sau đó chúng tôi hát một bài của chúng tôi, rồi một cách tự nhiên, cả hai phe cùng đồng thanh hát bài ‘O Come, All Ye Faithful’. Lúc đó tôi nghĩ, điều này thật phi thường – hai quốc gia thù địch đang hát cùng một bài hát ngay lúc chiến tranh“, Cựu binh Graham Willams, thuộc lữ đoàn súng trường Luân Đôn số 5, hồi tưởng lại.

“Tôi đã hô to vọng qua chiến tuyến của đối phương rằng bọn tôi không muốn bắn nhau, và đề nghị hãy đình chiến trong đêm Noel này. Tôi nói thêm rằng tôi sẽ bước ra và chúng ta hãy cùng nói chuyện. Ban đầu không có tiếng trả lời, sau khi tôi hô to thông điệp một lần nữa, phe Anh hô to: ‘Không bắn nữa nhé!’. Rồi một người bước ra khỏi công sự, và tôi cũng bước ra theo. Chúng tôi tiến lại gần và bắt tay nhau một cách dè dặt”, Đại úy Josef Sewald, thuộc trung đoàn số 17 Bavarian của Đức, kể lại diễn biến lúc đó.

Ngày hôm sau, các binh lính Anh và Đức đã hẹn gặp mặt tại khu đất trống ở giữa hai chiến tuyến để trao quà tặng, chụp hình và chơi đá bóng với nhau. Họ cũng cùng nhau chôn cất những người đã khuất, sửa chữa hàng rào công sự và đào lô cốt.


Một số sĩ quan cao cấp cho rằng lệnh ngừng bắn này là cơ hội bù đắp đời sống tinh thần cho binh sĩ nơi tiền tuyến, nhưng số khác lại quan ngại việc này sẽ làm giảm nhuệ khí chiến đấu.

“Chuyện này không thể chấp nhận được trong thời chiến. Binh sĩ Đức các người không còn chút tự trọng nào hay sao?“, hạ sĩ Adolf Hitler, thuộc trung đoàn số 16 Bavarian, đã phản đối gay gắt.

Cuối cùng, Bộ Tư lệnh Tối cao của cả hai phe đã ban hành các mệnh lệnh nhằm ngăn chặn những tình huống như thế này tái diễn. Do đó, “Cuộc đình chiến Giáng Sinh 1914” cho tới nay vẫn là sự kiện độc nhất vô nhị trên Mặt trận phía Tây.

Tượng điêu khắc kỷ niệm việc kiện đình chiến vào Giáng Sinh giữa hai phe Anh và Đức đặt tại nhà thờ St Luke, Liverpool.

“Tôi đã bắn chỉ thiên ba phát súng và cắm lá cờ có chữ ‘Giáng Sinh An Lành’ lên bờ công sự. Một lính Đức đã căn một tấm mền có ghi ‘Cám Ơn’, và một sĩ quan Đức từ trong công sự bước ra. Cả hai chúng tôi đều làm nghi thức cúi chào và lùi về công sự của mỗi phe. Ông sĩ quan ấy rút súng bắn lên trời hai phát. Cuộc chiến lại bắt đầu“, theo lời kể của đại úy Charles Stockwell, thuộc trung đoàn Hoàng gia Welch Fusilier số 2.

Một video clip cảm động tái hiện lại sự kiện này:




– Bảo tàng Chiến tranh Hoàng gia

– “Christmas Truce: The Western Front, 1914” của Malcolm Brown và Shirley Seaton

– “Silent Night: The Story of the World War I Christmas Truce” của Stanley Weintraub.

Châu Xuân – Theo The Week, BBC

Thứ Tư, 24 tháng 12, 2014

Những câu chuyện nhỏ phần 2


Có một người đàn ông yêu thích mỹ thuật. Ông ta say mê đến mức gần như
sống vì niềm say mê của mình. Sưu tập tranh là mục tiêu cả đời của ông.

Ông làm việc rất chăm chỉ để dành tiền tiết kiệm nhằm mua thêm các tác
phẩm hội họa cho bộ sưu tập của mình. Ông mua rất nhiều tác phẩm của
các họa sỹ nổi tiếng.

Người đàn ông này đã góa vợ. Ông chỉ có một người con trai. Ông đã truyền
lại cho con mình niềm say mê sưu tầm đó. Ông rất tự hào về con trai của
mình khi anh ta cũng trở thành một nhà sưu tầm nổi tiếng như ông.

Một thời gian sau, đất nước bỗng có chiến tranh. Người con trai, cũng như
mọi thanh niên khác, lên đường tòng quân. Và sau một thời gian thì câu
chuyện xảy ra...

Một hôm, người cha nhận được một lá thư thông báo rằng người con đã
mất tích khi đang làm nhiệm vụ. Người cha đau khổ đến tột cùng. Thật là
khủng khiếp khi người cha không thể biết được điều gì đang xảy ra với con
mình.

Vài tuần sau ông nhận được một lá thư nữa. Lá thư này báo với ông rằng
con ông đã hy sinh khi làm nhiệm vụ. Ông gần như chết đi một nửa người.
Thật khó khăn khi đọc tiếp lá thư đó, nhưng ông vẫn cố. Trong thư, người ta
báo rằng con ông đã rút lui đến nơi an toàn. Nhưng thấy trên bãi chiến
trường vẫn còn những đồng đội bị thương, con ông đã quay lại và đưa về
từng thương binh một. Cho đến khi đưa người cuối cùng về gần đến khu
vực an toàn thì con ông đã trúng đạn và hy sinh.

Một tháng sau, đến ngày Noel, ông không muốn ra khỏi nhà. Ông không thể
hình dung được một Noel mà thiếu con trai mình bên cạnh. Ông đang ở
trong nhà thì có tiếng chuông gọi cửa. Đứng trước cửa nhà là một chàng trai
tay cầm một bọc lớn.

Chàng trai nói "Thưa bác, bác không biết cháu, nhưng cháu là người mà con
bác đã cứu trước khi hy sinh. Cháu không giàu có, nên cháu không biết
đem đến cái gì để đền đáp cho điều mà con bác đã làm cho cháu. Cháu
được anh ấy kể lại rằng bác thích sưu tầm tranh, bởi vậy dù cháu không
phải là một họa sỹ, cháu cũng vẽ một bức chân dung con trai bác để tặng
cho bác. Cháu mong bác nhận cho cháu."

Người cha đem bức tranh vào nhà, mở ra. Tháo bức tranh giá trị nhất vẫn
treo trên lò sưởi xuống, ông thay vào đó là bức chân dung người con. Nước
mắt lưng tròng, ông nói với chàng trai "Đây là bức tranh giá trị nhất mà ta có
được. Nó có giá trị hơn tất cả các tranh mà ta có trong căn nhà này."

Chàng trai ở lại với người cha qua Noel đó rồi hai người chia tay. Sau vài
năm, người cha bị bệnh nặng. Tin tức về việc ông qua đời lan truyền đi rất
xa. Mọi người đều muốn tham gia vào cuộc bán đấu giá những tác phẩm
nghệ thuật mà người cha đã sưu tầm được qua thời gian. Cuối cùng thì buổi
bán đấu giá cũng được công bố vào ngày Noel năm đó. Các nhà sưu tầm và
những nhà đại diện cho các viện bảo tàng đều háo hức muốn mua các tác
phẩm nổi tiếng. Toà nhà bán đấu giá đầy người. Người điều khiển đứng lên
và nói "Tôi xin cám ơn mọi người đã đến đông đủ như vậy. Bức tranh đầu
tiên sẽ là bức chân dung này..."

Có người la lên "Đó chỉ là chân dung đứa con trai ông cụ thôi! Sao chúng ta
không bỏ qua nó, và bắt đầu bằng những bức có giá trị thật sự?"
Người điều khiển nói "Chúng ta sẽ bắt đầu bằng bức này trước!"
Người điều khiển bắt đầu "Ai sẽ mua với giá $100?"
Không ai trả lời nên ông ta lại tiếp "Ai sẽ mua với giá $50?"
Cũng không có ai trả lời nên ông ta lại hỏi "Có ai mua với giá $40?"
Cũng không ai muốn mua. Người điều khiển lại hỏi "Không ai muốn trả giá
cho bức tranh này sao?" Một người đàn ông già đứng lên "Anh có thể bán
với giá $10 được không? Anh thấy đấy, $10 là tất cả những gì tôi có. Tôi là
hàng xóm của ông cụ và tôi biết thằng bé đó. Tôi đã thấy thằng bé lớn lên và
tôi thật sự yêu quý nó. Tôi rất muốn có bức tranh đó. Vậy anh có đồng ý
không?"

Người điều khiển nói "$10 lần thứ nhất, lần thứ nhì, bán!"
Tiếng ồn ào vui mừng nổi lên và mọi người nói với nhau "Chúng ta có thể bắt
đầu thật sự được rồi!" Người điều khiển nói "Xin cảm ơn mọi người đã đến.
Thật là vinh hạnh khi có mặt những vị khách quý ở đây. Bữa nay chúng ta
sẽ dừng tại đây!"

Đám đông nổi giận "Anh nói là hết đấu giá? Anh vẫn chưa đấu giá toàn bộ
các tác phẩm nổi tiếng kia mà?" Người điều khiển nói "Tôi xin lỗi nhưng buổi
bán đấu giá đã chấm dứt. Mọi người hãy xem chúc thư của ông cụ đây,
NGƯỜI NÀO LẤY BỨC CHÂN DUNG CON TÔI SẼ ĐƯỢC TẤT CẢ CÁC
BỨC TRANH CÒN LẠI! Và đó là lời cuối cùng!”

Thứ Hai, 22 tháng 12, 2014

Những câu chuyện nhỏ phần 1



Một cậu bé mời mẹ tham dự buổi họp phụ huynh đầu tiên ở trường tiểu học. 


Điều cậu bé sợ đã thành sự thật, mẹ cậu bé nhận lời. Đây là lần đầu tiên 
bạn bè và giáo viên chủ nhiệm gặp mẹ cậu bé và cậu rất xấu hổ về vẻ bề 
ngoài của mẹ mình. Mặc dù cũng là một người phụ nữ đẹp, có một vết sẹo 
lớn che gần toàn bộ mặt bên phải của cô. Cậu bé không bao giờ muốn hỏi 
mẹ mình tại sao bị vết sẹo lớn vậy.

Vào buổi họp mặt, mọi người có ấn tượng rất đẹp về sự dịu dàng và vẻ đẹp 
tự nhiên của người mẹ mặc cho vết sẹo đập vào mắt, nhưng cậu bé vẫn xấu 
hổ và giấu mình vào một góc tránh mặt mọi người. Ở đó, cậu bé nghe được 
mẹ mình nói chuyện với cô giáo.

"Làm sao chị bị vết sẹo như vậy trên mặt?" Cô giáo của cậu hỏi.

Người mẹ trả lời, "Khi con tôi còn bé, nó đang ở trong phòng thì lửa bốc lên. 
Mọi người đều sợ không dám vào vì ngọn lửa đã bốc lên quá cao, và thế là 
tôi chạy vào. Khi tôi chạy đến chỗ nó, tôi thấy một xà nhà đang rơi xuống 
người nó và tôi vội vàng lấy mình che cho nó. Tôi bị đánh đến ngất xỉu nhưng 
thật là may mắn là có một anh lính cứu hỏa đã vào và cứu cả hai mẹ con 
tôi." Người mẹ chạm vào vết sẹo nhăn nhúm trên mặt. "Vết sẹo này không 
chữa được nữa, nhưng cho tới ngày hôm nay, tôi chưa hề hối tiếc về điều 
mình đã làm."

Đến đây, cậu bé chạy ra khỏi chỗ nấp của mình về phía mẹ, nước mắt lưng 
tròng. Cậu bé ôm lấy mẹ mình và cảm nhận được sự hy sinh của mẹ dành 
cho mình. Cậu bé nắm chặt tay mẹ suốt cả ngày hôm đó.

Chủ Nhật, 21 tháng 12, 2014

Nguồn gốc dân gian của đạo lý kinh doanh “Công bằng giao dịch”

Trước đây, quả cân dùng để cân đong đo đếm của thương nhân luôn có khắc bốn chữ “Công bằng giao dịch”, người kinh doanh ngày nay cũng lấy câu nói này làm phương châm hành xử trên thường trường. Bốn chữ tuy đơn giản, nhưng đằng sau lại là một câu chuyện rất thú vị.


Đạo lý kinh doanh và đạo lý làm người, quý ở chỗ có đức. “Công bằng giao dịch” là văn hóa kinh doanh.

Tương truyền cách đây rất lâu, có một người làm buôn bán nhỏ, tên là Công Bằng, anh đối xử với người khác thật thà chân thành, mua bán sòng phẳng, không lừa gạt ai bao giờ. Một hôm, Công Bằng làm xong việc buôn bán của mình, thu xếp đồ đạc về nhà. Khi về đến cổng, không biết bị vật gì làm vướng chân, anh nhìn kỹ lại thì phát hiện ra một đĩnh bạc trắng lộ nửa phần trên mặt đất và phát sáng lấp lánh. Thế là Công Bằng cầm xẻng đào đĩnh bạc đó lên, và đem đi cân, kết quả vừa đúng mười lượng, trên mặt đĩnh bạc còn khắc tám chữ “Công bằng giao dịch, mỗi người đều có phần”. Trong tâm Công Bằng nghĩ: “Số bạc này là ông trời ban cho ta và Giao Dịch, ta không thể một mình độc chiếm”. Do đó, anh quyết định ra ngoài, vừa buôn bán vừa tìm người có tên là Giao Dịch.


Ngày hôm sau, Công Bằng đi khắp các ngõ phố, không ngại vất vả, dọc đường rao bán hàng. Mấy tháng sau, vì anh làm kinh doanh nhỏ, tiền làm ra chỉ đủ ngày nào ăn ngày đó, không lâu sau thì trên người không còn một xu dính túi, chỉ còn lại đĩnh bạc kia, nhưng vẫn chưa tìm thấy tung tích Giao Dịch. Trên đường đi, Công Bằng thà cuộn mình dưới hiên nhà, ngủ nơi đầu đường, cũng quyết không động đến mười lạng bạc kia. Thời tiết dần lạnh, nhưng cái đói rét không làm lay động được quyết tâm tìm Giao Dịch của anh. Vị thương nhân thật thà cứ đi, cứ tìm. Một hôm trời chạng vạng tối, anh đến một thị trấn nhỏ, thực sự không còn sức lực nữa, liền ngã trước cửa một quán ăn, miệng vẫn không ngừng gọi: “Giao Dịch, huynh ở đâu? Giao Dịch, huynh ở đâu?”. Nào ngờ, ông chủ quán ăn này lại tên là Giao Dịch, tiểu nhị nghe thấy bên ngoài có người gọi tên ông chủ, vội vã ra xem thì thấy một người quần áo rách rưới ngất trước cửa tiệm, cậu nhanh chóng vào trình với ông chủ.

Giao Dịch nghe tiểu nhị kể, liền vội vàng ra ngoài cửa dìu Công Bằng vào trong quán, vừa sai người đốt lò sưởi ấm và rót trà, vừa hỏi lý do Công Bằng đến. Khi biết Công Bằng đường xa đến tìm mình để chia đôi ngân lượng, Giao Dịch vô cùng cảm động, liền nói: “Một đĩnh bạc thôi mà, hà tất phải như vậy, một mình anh lấy không phải là xong rồi ư? Huống hồ lại là của nhặt được!”. Công Bằng nói: “Trên đĩnh bạc có viết rất rõ ràng, tôi sao có thể một mình độc chiếm chứ?”. Giao Dịch thấy Công Bằng nhân nghĩa như vậy, lòng tôn kính của anh với Công Bằng trào dâng, anh cảm động nói: “Tôi vẫn có thể sống qua ngày được, vậy một nửa đĩnh bạc đó tôi tặng cho anh vậy!”.

“Anh là ai?” Công Bằng hỏi với vẻ không hiểu.

“Tôi là Giao Dịch, người mà anh ngày đêm tìm kiếm đây!”

“A! Cảm ơn trời cảm ơn đất, rốt cuộc đã tìm được người rồi!” Công Bằng dường như quên đi mệt mỏi, vội vàng bảo Giao Dịch lấy dao ra để chia bạc. Giao Dịch nhiều lần từ chối, Công Bằng không muốn, vậy là bảo tiểu nhị lấy dao chặt củi ra, Công Bằng đặt đĩnh bạc lên trên một tảng đá ở trong sân, giơ dao lên chặt. “Xoảng” một tiếng, nửa miếng bạc rơi vào khe hở của tảng đá đó, Công Bằng lấy tay thò vào khe hở đến nỗi tay chảy máu cũng không lấy được miếng bạc ra. Giao Dịch thấy một nửa miếng bạc ở trên hòn đá vừa đúng có hai chữ Công Bằng, liền nói: “Thôi thôi, không cần lấy nữa, một nửa của anh ở đây”. Công Bằng trả lời: “Như thế sao được, anh không có, tôi không thể một mình mình có được”. Giao Dịch thấy Công Bằng quả thật “công bằng”, liền cầm ra một cây gậy sắt, hai người cùng nhau bẩy, tảng đá ra, dưới đất xuất hiện chín vại và mười tám lọ vàng bạc, trên đó đều có tám chữ “Công Bằng Giao Dịch, mỗi người đều có phần”.

Câu chuyện nhanh chóng được truyền ra khắp thị trấn, không phải người ta truyền tụng tài vận, mà là truyền tụng phẩm chất cao quý của hai người Công Bằng và Giao Dịch.

Sau này, người buôn bán vì để kỷ niệm Công Bằng và Giao Dịch, đã học tập tinh thần đối đãi thành thật với người khác, nên đã khắc tên của hai người họ là “Công Bằng Giao Dịch” lên trên quả cân, công bằng giao dịch đã trở thành cái cân lương tâm của thương nhân khi mua bán.

Câu chuyện thú vị và cảm động lòng người, nhưng không phải được viết ra một cách tùy tiện, văn hóa Trung Quốc là văn hóa Thần truyền, mỗi một từ mỗi một chữ đều có nội hàm sâu sắc bên trong. Câu chuyện “Công bằng giao dịch” không chỉ ca ngợi đức tính tốt đẹp của Công Bằng và Giao Dịch, mà còn là lời nhắc nhở Thần lưu lại cho con người khi làm buôn bán, nhất định phải tuân theo chuẩn tắc: giữ tâm cho chính, công bằng giao dịch, thì mới có thể đạt được thứ của mình, và hai bên mua bán đều có lợi. Đây chính là văn hóa kinh doanh và cũng là nguyên do mà mấy nghìn năm Trung Quốc có nền kinh tế phồn vinh, thay đổi triều đại nhưng bao đời kinh tế đều không hề suy yếu.

Đạo lý kinh doanh và đạo lý làm người, quý ở chỗ có đức. Hiện nay ở Trung Quốc Đại Lục, tham quan khắp nơi, đạo đức con người dần mất đi, dùng mọi cách không chừa thủ đoạn để kiếm tiền, che giấu lương tâm kiếm tiền một cách đen tối, gian lận lừa đảo đều đã xuất hiện, hàng giả phổ biến khắp nơi, người mua bị đòi giá cao mà không có thương lượng. Đây đều là do sự tàn ác của chính quyền Cộng sản Trung Quốc làm ra. Một khi thời thế thay đổi, cái ác bị trừng phạt mới có thể thấy được thời khắc vĩ đại phục hưng dân tộc Trung Hoa, người Trung Quốc mới có thể trở về với con đường văn hóa truyền thống, đó mới là cuộc sống chân chính và tốt đẹp của nhân loại.

Thứ Năm, 18 tháng 12, 2014

Nhân quả báo ứng – Chuyện ông Thủ Huồng và sự tích bến nhà Bè

Nhà Bè, địa danh đã trở thành quen thuộc với mỗi người dân miền đông Nam Bộ, nhưng câu chuyện nhân quả báo ứng của ông Thủ Huồng, cái tên gắn liền với nguồn gốc nơi này có lẽ đã bị lu mờ theo thời gian.



Ở vùng đất Biên Hòa, Đồng Nai, cầu Thủ Huồng (nay không còn), rạch Thủ Huồng, đều là những công trình ghi dấu tên người có công dựng nên.

Ngày xưa, tại vùng Gia Định có một người tên Võ Hữu Hoằng giữ chức thư lại trong môn nha. Tên ông vì kỵ húy tên vua Hoằng Lịch (Càn Long) nhà Đại Thanh nên phải đọc trại đi là Võ Thủ Huồng. Trong hai mươi năm làm việc nha môn, ông đã thâu tóm được nhiều tiền của. Vợ ông chẳng may qua đời sớm, gia đình lại không con mà tiền bạc vô cùng thừa thải, Thủ Huồng cáo quan về vui thú điền viên.

Tình cảm ông Thủ Huồng dành cho vợ rất sâu sắc, nên khi có người mách ông rằng chợ Mãnh Ma, Quảng Yên, ở phía Bắc là chỗ người sống và người chết có thể gặp nhau, ông quyết đi tìm gặp vợ.

Tiếng đồn quả không sai, ông Võ tìm đến chợ và gặp được người vợ. Hai bên hàn thuyên hồi lâu, khi chuyện trò đã nhạt, Thủ Huồng ngỏ ý muốn xuống âm phủ chơi, người vợ liền đồng ý.

Ở cõi âm, ông tận mắt chứng kiến đủ loại cực hình dành cho người nào phạm nhiều tội ác lúc sinh thời. Hãy còn kinh sợ, ông chợt nhìn thấy một cái gông đặc biệt, vừa to vừa dài, làm bằng những thanh gỗ nặng như sắt nhưng vẫn còn để không, Thủ Huồng bèn hỏi người cai ngục: “Gông này để làm gì?”.

Người cai ngục đáp: “Để chờ một kẻ gian ác bậc nhất là Võ Hữu Hoằng, hiện đang sống tại huyện Phước Chính, Gia Định tỉnh, nước Đại Nam. Năm Ất Sửu, hắn sửa hai chữ ‘ngộ sát’ thành ‘cố sát’ làm cho mẹ con Thị Nhãn bị kết án tử, giúp người anh họ chiếm đoạt gia tài. Việc này Thủ Huồng được mười nén vàng, mười nén bạc, một trăm quan tiền. Cũng trong năm đó hắn làm ông Ngô Lại ở thôn Bình Ca bị hai năm tội đồ chỉ vì trong nhà có cái áo vải vàng, để đoạt không của ông ta mười hai mẫu ruộng”.

Thủ Huồng nghe xong sợ tái mặt, không ngờ nhất nhất mỗi việc, từ nhỏ đến lớn của mình trên thế gian thì dưới địa phủ đều rõ mồn một, ông rụng rời tay chân, lắp bắp hỏi: “Ông ta phải làm gì để khi chết xuống đây không bị đeo gông?”.

Cai ngục đáp: “Phải đem hết những của cải bất nghĩa ấy bố thí đi. May ra sẽ được giảm tội”. Thủ Huồng đem toàn bộ câu chuyện nói lại với vợ, vợ ông cũng khuyên, khi trở về dương gian nên làm việc thiện để chuộc lại mọi lỗi lầm ngày trước. Thủ Huồng chia tay vợ và hẹn 3 năm sau gặp lại ở chợ Mãnh Ma.

Khi trở lại cõi dương, Thủ Huồng đem toàn bộ tài sản dùng vào việc bố thí, xây dựng những công trình phúc lợi, đặc biệt là làm nhà để giúp dân nghèo dừng chờ nước triều ở ngã ba sông.

Về sau, Thủ Huồng được vợ đưa xuống cõi âm lần nữa, và thấy cái gông trước kia đã nhỏ lại rất nhiều. Khi trở về dương gian, lần này ông quyết tâm bán tất cả những gì còn sót lại, kể cả nhà cửa rồi đi đến Biên Hòa, dựng chùa lớn cúng bái Phật. Theo đó, ông lại xuôi sông Đồng Nai để làm những việc nhân nghĩa cuối cùng.

Ngày nay, ở cù lao Phố, tỉnh Đồng Nai còn có một ngôi chùa, tương truyền do Thủ Huồng lập nên và mang tên chùa Thủ Huồng. Con rạch chạy ngang qua đường Tân Vạn vòng qua quốc lộ 1, do chính Thủ Huồng vét nên gọi rạch Thủ Huồng. Chiếc cầu đá trên đường gần sông Đồng Nai đi Tân Vạn cũng gọi cầu Thủ Huồng, vì chính ông là người cho bắc cầu.

Về việc tạo dựng nên Nhà Bè, sách Gia Định thành thông chí chép:


Thuở ấy, dân cư còn thưa thớt, ghe đò hẹp nhỏ, hành khách thổi cơm, đun trà rất khổ, vì vậy có người phú hộ ở tổng Tân Chánh là Võ Thủ Hoằng kết tre lại làm bè, trên che lợp phòng ốc, sắm đủ bếp núc, gạo, củi, và đồ ăn để dưới bè cho hành khách tùy ý dùng mà không bắt phải trả tiền. Sau đó khách buôn cũng kết bè nổi bán đồ ăn nhiều đến 20, 30 chiếc, nhóm thành chợ trên sông, nên mới gọi xứ ấy là Nhà Bè. Sau này đường thủy, đường bộ lưu thông, dân cư đông đúc, người qua lại đều dùng ghe nhà nên đò dọc phải dẹp bỏ…Vì kỵ húy tên vua Hoằng Lịch (Càn Long) nhà Đại Thanh nên phải đọc trại đi là Võ Thủ Huồng. Cầu Thủ Huồng giữa Tân Vạn và chợ Đồn (Biên Hòa) tương truyền do Võ Thủ Huồng xây dựng đến nay vẫn còn.


Dân gian còn truyền lại rằng, sau có ông vua nhà Thanh tên là Đạo Quang (1782-1850) lúc mới lên ngôi (1820) có cho sứ sang Việt Nam hỏi lai lịch một người ở Gia Định. Số là khi mới sanh, trong lòng bàn tay vua đã có mấy chữ “Nam Việt, Gia Định, Thủ Hoằng”. Khi rõ chuyện, nhà vua có gửi cúng chùa Chúc Thọ (chùa Thủ Huồng) ở Biên Hòa một bộ tượng Phật Tam Thế bằng gỗ trầm hương. Do việc này, mà có người bảo rằng: Nhờ thành thật hối lỗi, Thủ Huồng chẳng những làm tiêu tan cái gông đang chờ ông ở cõi âm, mà còn được đi đầu thai làm vua ở Trung Quốc.

Thứ Tư, 17 tháng 12, 2014

Một câu chuyện

Tiết Văn.

Cô giáo kể một câu chuyện…


“Ngày xưa, có một người làm công việc thu thuế, nhà rất giàu. Hắn ta rất độc ác. Người hắn lùn tịt, béo quay. Hắn luôn tìm đủ mọi cách để lấy được nhiều tiền bạc từ những người nông dân đến nộp thuế cho hắn…

… Một hôm có một bác nông dân dến xin khất hắn sang lần khác nộp tiền vì trong nhà bác không còn đến một hột gạo mà ăn. Bác năn nỉ đến gẫy lưỡi hắn mới chấp nhận. Bác nông dân ra về nhưng vô ý đánh rơi một đồng tiền vàng, nhiều gấp bao nhiêu lần số tiền bác phải nộp thuế. Hắn nhìn thấy bèn lấy chân dẫm lên và tự nhủ: “Cho mày chết, có tiền không chịu nộp thì ông lấy hết”. Bác nông dân ra khỏi cửa thấy mất tiền liền quay lại hỏi. Hắn nói: “Mày mà cũng có tiền để rơi ở cửa quan à? Thôi xéo đi cho khuất mắt”. Bác nông dân cố nài nỉ: “Đó là tiền người ta nhờ tôi mua thuốc, ông có nhặt được làm ơn cho tôi xin”. “Ta mà thèm sờ vào đồng tiền bẩn thỉu của nhà ngươi à? Thôi cút ngày”. Bác nông dân không biết làm thế nào đành lủi thủi ra về…



Trời lũ lụt mất ba hôm, tên thu thuế không về nhà được đành phải ở lại nơi làm việc. Khi trời quang mây tạnh, hắn quay về nhà và thấy vợ hốc hác, đầu bù tóc rối. Nhà cửa lung tung, lôn xông. Hắn rất ngạc nhiên và hỏi vợ: “Con đâu, mình?”. Vợ hắn trả lời: “Con chết rồi”. Hắn hét lên: “Chết rồi, tại sao nó chết, ôi đứa con trai bé bỏng yêu quý của ta, tại sao nó chết?”. Vợ hắn đau khổ trả lời: “Trước khi bão lũ, con mình bị ốm, em đã nhờ bác hàng xóm đi mua thuốc hộ. Em biết bác ấy không ưa anh nên dặn với vợ bác ấy đừng bảo là em nhờ. Nhưng không hiểu sao, bác ấy bảo rằng, bác ấy đánh mất tiền ở chỗ làm việc của anh. Sau đó bão lũ quá, em không thể mua thuốc cho con, nó ốm nặng quá và đã chết…”

Hắn đứng như trời trồng, mặt xanh mét không nói được câu nào…

Cả lớp ào ào.
_ Đáng đời, đồ cái thằng độc ác!
_ Cho mày chết, tham cho lắm vào!

Riêng một cô bé ngồi suy tư rồi quay sang thì thầm với bạn: “Tội nghiệp thằng bé quá. Nó còn quá nhỏ để gánh chịu việc làm sai lầm của bố nó. Tại sao người ta lại bắt nó chết như vậy? Có tàn nhẫn quá không hay đó quả thật chỉ là một sự tình cờ…?”.

Thứ Ba, 16 tháng 12, 2014

Bài học về đạo đức

Một bác sĩ vào bệnh viện vội vàng sau khi nhận được gọi cho một cuộc phẫu thuật khẩn cấp. Ông nhanh chóng thay trang phục và đi thẳng vào phòng phẫu thuật. Ông đã gặp cha của cậu bé sẽ được phẫu thuật đang đứng đợi. Khi nhìn thấy ông, cha cậu bé hét lên:



“Tại sao ông lại đi lâu vậy? Ông có biết rằng cuộc sống của con trai tôi đang gặp nguy hiểm không? Ông không có bất kỳ ý thức trách nhiệm nào à?”

Bác sĩ mỉm cười và nói:

“Tôi xin lỗi, tôi không ở trong bệnh viện & tôi đã đi nhanh nhất có thể sau khi nhận được cuộc gọi. Và bây giờ, tôi muốn anh bình tĩnh lại để tôi có thể làm công việc của tôi …”

“Bình tĩnh thế nào được nếu là con trai của ông đang nằm trong căn phòng này , ông sẽ bình tĩnh được không ? Nếu con trai của ông sắp chết ông có bình tĩnh nổi không?” – Cha cậu bé nói một cách giận dữ.

Bác sĩ mỉm cười một lần nữa và trả lời:

“Tôi sẽ nói lại những gì trong Sách Thánh viết” Chúng ta đến từ cát bụi và sẽ trở về cát bụi , may mắn là tên của Thiên Chúa” Các bác sĩ không thể kéo dài cuộc sống. Hãy đi và cầu nguyện cho con trai của anh, chúng tôi sẽ làm những gì tốt nhất nhờ ân điển của Đức Chúa Trời “

“Đưa ra lời khuyên khi ông không quan tâm luôn dễ dàng như vậy” – Cha cậu bé nghĩ thầm .

Ca phẫu thuật mất khoảng vàng tiếng đồng hồ, sau đó các bác sĩ bước ra khỏi phòng phẫu thuật với những nụ cười rạng rỡ.

“Cám ơn Chúa , con trai của anh được được cứu !”

Không chờ đợi câu trả lời của người cha, ông đã chạy như bay ra thang máy và không quên nói vọng lại “Nếu anh có bất kỳ câu hỏi nào, hãy hỏi các y tá !”

“Tại sao ông ta lại ngạo mạn thế chứ? Ông ta không thể chờ đợi một vài phút để tôi hỏi về tình trạng của con trai tôi sao?” – Cha cậu bé nói hằn học khi nhìn các y bác sĩ còn lại .

Y tá trả lời, nước mắt rớt xuống khuôn mặt của cô:

“Con trai ông ấy qua đời hôm qua trong một tai nạn giao thông, ông ấy đang bận mai táng cho con trai khi chúng tôi gọi ông tới bệnh viện phẫu thuật cho con trai anh. Ông ấy đã cứu được cuộc sống của con trai anh và bây giờ ông ấy lại chạy đi để hoàn thành nốt việc chôn cất con trai mình.”

Đạo đức rất khó để đánh giá bất kì ai … bởi vì bạn không bao giờ biết cuộc sống của họ như thế nào và những gì họ đang trải qua”

Chủ Nhật, 14 tháng 12, 2014

Bài học quý báu

“Mẹ ơi, người chú đó dơ quá ! Con không dám đến gần chú ấy .”

Khi bạn tôi đến chỗ sữa xe thay nhớt đã nghe được từ miệng một cô bé ước chừng 6 tuổi nói.

Thật ra cô bé cái gì cũng không biết, tôi không trách bé, chỉ trách mẹ của bé mà thôi. Vì mẹ của bé đã nói với cô bé một câu, điều đó đã thật sự làm tổn thương đến trái tim và ước mơ của người thợ : “Sau này con nhớ chăm chỉ học hành, không thôi mai mốt con sẽ đi làm khổ công, lao động chân tay, toàn thân đều dơ dáy và hôi, đáng sợ lắm biết không con !”


Người thợ ấy nghe được thật sự cảm thấy rất khó chịu, không dám nhìn thẳng vào mắt bé.

Nghề nào cũng là nghề, người thợ ấy tay nghề rất linh hoạt, thái độ cũng rất hòa nhã.

Dạy cho bé đừng bao giờ trở thành “người dơ bẩn” để đi học, có thật học sẽ vui và ý nghĩa hơn hay không ?

Tôi chỉ e rằng, trái tim của bé càng bị mẹ làm cho “dơ” thêm mà thôi.

Hai mẹ con vừa đi khỏi, ông chủ liền nở nụ cười hòa nhã nói : “Chỉ vì tôi thích động cơ xe, cảm thấy có duyên với xe, mọi người ai cũng khuyên tôi đừng làm nghề này, nhưng tôi đã tạo dựng được một cơ ngơ, lại cung cấp cho con lên đại học. Tôi thiết nghĩ làm bất cứ nghề gì chỉ cần tận tâm, thì mọi người sẽ nể trọng, nhưng, tôi đã sai, cái xã hội này sai rồi ! ”

Sau đó ông ta đã rất nhanh giúp tôi thay nhớt xe xong, và chỉ vào một tờ chứng chỉ dán trên tường, trên đó đề : Bằng tốt nghiệp viện cơ khí đại học quốc gia.

Thứ Năm, 11 tháng 12, 2014

Hối hận không kịp

Một anh chồng mệt mỏi vì phải làm việc quần quật trong khi cô vợ được ở nhà sung sướng. Anh cũng muốn sướng như thế.


Hối hận không kịp

Anh quyết định xin với Chúa:

“Chúa ơi, con khổ quá! Con phải làm việc cật lực 8 tiếng mỗi ngày trong khi vợ con thảnh thơi cả ngày. Con xin Người hãy đổi vị trí của chúng con để cô ta thấy con phải vất vả thế nào”.

Chúa thương tình, cho anh chồng đau khổ biến thành phụ nữ.

Sáng hôm sau, anh chàng tỉnh dậy, nấu bữa sáng, đánh thức con cái, chuẩn bị quần áo cho chúng đi học, cho chúng ăn cơm, gói đồ ăn trưa, đưa chúng tới trường, trở về nhà … lấy quần áo bẩn tới cửa hàng giặt là và đi tới ngân hàng để rút tiền trả hóa đơn điện và điện thoại.

Anh tới công ty điện và điện thoại nộp tiền, tới cửa hàng mua hoa quả, trở về nhà và bỏ đống hoa quả trong tủ lạnh.

Anh dọn dẹp chỗ vệ sinh cho mèo, tắm cho chó. Lúc này đã là 1h chiều, vì thế anh vội vàng dọn giường, giặt quần áo, hút bụi và lau sàn nhà bếp.

Anh vội vã tới trường đón lũ trẻ và mắng chúng trong khi vẫn phải tỏ ra nhẹ nhàng. Anh đưa bánh và sữa rồi bảo chúng học bài, sau đó, chuẩn bị bàn là và xem vô tuyến một chút trong khi đang là quần áo. Chẳng mấy mà tới 4h30 chiều, anh vội đi gọt khoai tây, và rửa rau chuẩn bị cho kịp bữa tối.

Sau bữa tối, anh lau nhà bếp, chạy máy rửa bát. Lúc 9h tối, anh mệt mỏi và leo lên giường. Tuy nhiên, “chồng” lại đòi hỏi, vì thế anh làm qua quýt, không lời than vãn, trong lòng chỉ mong tới sáng.

Sáng hôm sau, anh quỳ cạnh giường và nói: “Chúa ơi, con khổ quá! Con biết lỗi rồi, xin Chúa cho con trở lại làm đàn ông”.

Chúa nói: “Con của ta, ta tin rằng con đã học được nhiều điều và ta rất vui khi đặt mọi thứ trở lại như cũ sau 9 tháng nữa, bởi vì con vừa mới dính bầu tối qua rồi”.

Thứ Ba, 9 tháng 12, 2014

Một câu chuyện của Ấn Độ

Ngày xưa, có một họa sĩ tên là Ranga, một người siêu việt, vẽ được rất nhiều kiệt tác đáng ghi nhớ khiến ai cũng dều khen ngợi.

Ông mở một lớp học mỹ thuật để dạy nghề cho mọi người và cũng để tìm đệ tử nối nghiệp. Ông không mấy khi khen ngợi ai, cũng không bao giờ đề cập đến thời gian của khóa học. Ông nói, một học trò chỉ có thể thành công khi ông hài lòng với kỹ năng và hiểu biết của người đó. Ông truyền cho học trò những phương pháp đánh giá, ước định của ông, và chúng cũng độc đáo như những tác phẩm của ông vậy. Ông không bao giờ thổi phồng tầm quan trọng của những bức tranh hay sự nổi tiếng, mà ông luôn nhấn mạnh đến cách xử sự, thái độ với cuộc sống của học trò.


Một câu chuyện Ấn Độ

Trong một số lượng lớn học trò, Rajeev là một người có tài nhất, chăm chỉ, sáng tạo,nên anh ta tiếp thu nhanh hơn nhiều so với các bạn đồng môn. Ông Ranga rất hài lòng về Rajeev.

Một ngày kia, sau bao nhiêu cố gắng, Rajeev được ông Ranga gọi đến và bảo:

- Ta rất tự hào về những tiến bộ mà con đã đạt được. Bây giờ là thời điểm con làm bài thi cuối cùng trước khi ta công nhận con thực sự là một họa sĩ tài năng. Ta muốn con vẽ một bức tranh mà ai cũng phải thấy đẹp, phải khen ngợi.

Rajeev làm việc ngày đêm, trong rất nhiều ngày và đem đến trình thầy Ranga một bức tranh tuyệt diệu. Thầy Ranga xem qua rồi bảo:

- Con hãy đem bức tranh này ra đặt ở quảng trường chính, để tất cả mọi người có thể chiêm ngưỡng. Hãy viết bên dưới bức tranh là tác giả sẽ rất biết ơn nếu bất kỳ ai có thể chỉ ra bất kỳ sơ suất nào trên bức tranh và đánh một dấu X vào chỗ lỗi đó.

Rajeev làm theo lời thầy: đặt bức tranh ở quảng trường lớn với một thông điệp đề nghị mọi người chỉ ra những sơ suất.

Sau hai ngày, Ranga đề nghị Rajeev lấy bức tranh về. Rajeev rất thất vọng khi bức tranh của mình đầy dấu X. Nhưng Ranga tỏ ra bình tĩnh và khuyên Rajeev đừng thất vọng, cố gắng lần nữa. Rajeev vẽ một kiệt tác khác, nhưng thầy Ranga bảo phải thay đổi thông điệp dưới bức tranh. Thầy Ranga nói phải để màu vẽ và bút ngay cạnh bức tranh ở quảng trường và đề nghị mọi người tìm những chỗ sai trong bức tranh và sửa chúng lại bằng những dụng cụ để vẽ ấy.

Hai ngày sau, khi lấy tranh về, Rajeev rất vui mừng khi thấy bức tranh không bị sửa gì hết và tự tin đem đến chỗ Ranga. Ranga nói:

- Con đã thành công vào ngày hôm nay. Bởi vì nếu chỉ thành thạo về mỹ thuật thôi thì chưa đủ, mà con còn phải biết rằng con người bao giờ cũng đánh giá bừa bãi ngay khi có cơ hội đầu tiên, cho dù họ chẳng biết gì về điều đó cả. Nếu con luôn để cả thế giới đánh giá mình, con sẽ luôn thất vọng. Con người thích đánh giá người khác mà không nghĩ đến trách nhiệm hay nghiêm túc gì cả. Mọi người đánh những dấu X lên bức tranh đầu tiên của con vì họ không có trách nhiệm gì mà lại cho đó là việc không cần động não. Nhưng khi con đề nghị họ sửa những sơ suất thì không ai làm nữa, vì họ sợ bộc lộ hiểu biết – những thứ mà họ có thể không có. Nên họ quyết định tránh đi là hơn. Cho nên, những thứ mà con phải vất vả để làm ra được, đừng dễ dàng bị ảnh hưởng bởi đánh giá của người khác. Hãy tự đánh giá mình. Và tất nhiên, cũng đừng bao giờ đánh giá người khác quá dễ dàng.

Ông ấy cần tôi


Cô y tá nọ hướng dẫn một chàng thanh niên với vẻ mặt hốt hoảng âu sầu tới bên giường bệnh của ông già . Cô nói : ”Ông ơi! Con trai ông đã tới đây này!” Cô phải nhắc lại nhiều bận thì ông già bệnh nhân mới mở mắt ra nhìn. ông bị ảnh hưởng thuốc mê và cơn đau nên chỉ nhìn thấy lờ mờ người thanh niên đứng bên bình dưỡng khí ở đầu giường.

Ông giơ tay quờ quạng nắm lấy bàn tay người thanh niên, xiết chặt , không rời tay ra như cần một sự an ủi. Cô y tá lăng săng mang một chiếc ghế lại gần giường bệnh cho người thanh niên ngồi. Rồi suốt đêm đó, người thanh niên ngồi giữ bàn tay ông già và nói những lời an ủi đầy hứa hẹn. Người bệnh già thì chẳng nói đuợc câu gì , chỉ biết nắm chặt lấy bàn tay người thanh niên.

Sáng ngày ra, người bệnh nhân thở hắt ra và chết. Người thanh niên bùi ngùi đặt cái bàn tay bất động nọ xuống bên giường, và đi báo tin cho cô y tá. Trong khi cô ý tá làm thủ tục giấy tờ, người thanh niên tần ngần đứng bên cạnh. Khi cô làm xong thủ tục, cô ngỏ lời chia buồn với chàng thanh niên, thì chàng này hỏi cô rằng: ”Ông ấy là ai vậy? tên là gì?” Cô y tá ngạc nhiên: ”Tôi tưởng ông ta là cha anh?” Chàng thanh niên trả lời: ”Không, ông ta không phải là cha tôi, tôi chưa hề gặp ông ta bao giờ, tôi vào thăm người bạn có lẽ cùng họ, nên cô dẫn tôi nhầm tới đây.”

Cô y tá kêu lên: “Ổ, thế sao anh không cho tôi biết khi tôi dẫn anh tới đây!”

Chàng thanh niên nọ chậm rãi: “Khi tôi được biết ông ta bệnh nặng khó qua khỏi, mà ông ta lại đang mong mỏi sự có mặt người con trai chưa tới được, ông ta đã yếu quá cũng không nhận ra được ai cả, tôi cảm thấy ông ta rất cần tôi, nên tôi ở lại cũng có sao đâu!”

Chủ Nhật, 7 tháng 12, 2014

Chữ Hiếu

Chuyện xảy ra ở hành lang một bệnh viện. Cô con dâu nhăn mặt nói với chồng: “ở nhà đủ thứ phải lo, làm sao mà vô trong đây hầu ba được? Anh nói cô Năm hay cô Bảy ở không thì chia nhau vô chăm sóc ba “. Anh con trai chưa kịp trả lời thì có lẽ cô Năm hay cô Bảy gì đó đã cong môi phản đối: ” Tui cũng có đủ thứ chuyện để lo chứ bộ, quên tui đi”. Một cậu con trai khác cau cau lông mày: “Nói chung là ai cũng bận hết, với lại ba mắc bệnh lây nhiễm, vô hầu ba rồi lỡ bị lây thì làm sao ? “. Cô con dâu trưởng phán một câu: “Thôi khỏi bàn tán gì hết, mướn người nuôi là xong chuyện “.



Tất nhiên sau đó, sự việc xảy ra đúng như hoạch định của họ. Một phụ nữ khỏe mạnh, có dáng vẻ nông dân đang nuôi một người bệnh nằm giường bên cạnh ông cụ đã chủ động đề nghị nuôi bệnh cho ông cụ luôn. Công việc tỉ mỉ, cần sự chu đáo, từ việc cho uống sữa, uống thuốc đến thay quần áo, lau người (ông cụ đã mất hết cảm giác vệ sinh), nhưng chị vẫn làm với sự chăm chút, không để lộ bất cứ thái độ ghê tởm nào, lại còn có vẻ hiền hậu, dịu dàng như con đối với cha mẹ.

Trong lúc ấy, có lẽ yên tâm vì cha đã có người chăm sóc, đám con trai, con gái, dâu, rể hơn một chục người của ông cụ thỉnh thoảng mới lượn qua như một luồng gió nhẹ. Tiếc thay, sự chăm chút của chị phụ nữ không kéo dài bao lâu, chỉ hơn một tuần sau là ông cụ đã qua đời. Con cái, cháu chắt ông kéo vào mới đông chứ. Họ khóc lóc khá ồn ào nhưng vẫn bình tĩnh chỉ huy việc khâm liệm ông cụ, và ở hành lang lại xảy ra một cuộc cãi vã xem người nào phải chi nhiều nhất cho đám tang ?… Anh con trai trưởng cầm một xấp tiền đến trả cho chị phụ nữ đã nuôi bệnh cha mình. Hai mắt đỏ hoe, chị trả lời: ” Tôi nuôi cụ ấy vì thấy xót xa cho cụ có lắm con nhiều cháu mà chẳng ai đoái hoài, chứ tôi có làm cái nghề này đâu mà lấy tiền ?”.

Đám người đang khóc mếu, cãi nhau… đột nhiên im bặt. Rồi từng người một lẻn ra ngoài…

Thứ Năm, 4 tháng 12, 2014

Cây đèn đã tắt

Một người cha kia có một cô con gái nhỏ – đó là đứa con yêu quý duy nhất của ông. Ông sống vì con, và cô bé chính là cuộc sống của ông. Nhưng rồi cô bé bị đau, và căn bệnh cứ ngày càng nặng, mặc cho những gắng sức của các bác sĩ tài giỏi nhất. Người cha trở nên phát cuồng, không còn tự chủ được nữa, ông như muốn lay chuyển trời đất để mong đem lại sự sống cho con. Nhưng mọi nổ lực của ông không có ý nghĩa gì cả, và cô bé qua đời.

Người cha không thể chấp nhận sự thật đó. Ông trở nên cay đắng trong lòng, và ông bắt đầu cách ly mình khỏi cuộc sống, không muốn gặp bạn bè, từ chối tất cả những hoạt động có thể hàn gắn lại vết thương lòng mình, không tham gia bất kỳ việc gì vốn có thể khiến ông trở về với con người bình thường vốn có của mình.


Cây đèn đã tắt

Nhưng rồi một đêm nọ, ông có một giấc mơ. Ông mơ thấy mình ở trên thiên đàng, và đang dự một đám rước lộng lẫy, trang trọng và huy hoàng của tất cả những thiên thần nhỏ. Bọn họ diễu hành đến Ngôi của Tòa Án Trắng trong một hàng ngũ dường như không có điểm cuối…Mỗi một đứa trẻ thiên thần trong chiếc áo choàng trắng đều cầm trên tay một cây đèn cầy. Và ông nhận thấy trong đám thiên thần đó, có một thiên thần nhỏ cầm trên tay cây đèn cầy đã tắt ngấm. Bất chợt, ông nhận ra thiên thần nhỏ đó chính là con gái yêu dấu của mình. Chạy đến bên con, trong khi đám rước dừng lại một chút, ông ôm chầm lấy con mình trong tay, vuốt ve con nhẹ nhàng, và hỏi:

“Sao vậy con, sao chỉ có cây đèn cầy của con là không sáng?”

“Cha ơi, họ vẫn thường xuyên phải thắp lại đèn cho con, nhưng nước mắt của cha luôn làm cho nó tắt ngấm đi.” Đến đó, người cha giật mình thức giấc khỏi giấc mơ.

Bài học rất rõ ràng với ông, và nó có tác dụng ngay lập tức. Từ giờ phút đó trở đi, người cha không còn tự cô lập mình nữa, ông lại bắt đầu hòa đồng với những bạn hữu và cộng đồng. Và như vậy, cây đèn cầy của con gái ông cũng sẽ không bị dập tắt bởi những giọt nước mắt đau thương của ông.

Trong cuộc đời, có nhiều lúc chúng ta cũng như người cha kia, nuối tiếc về quá khứ vốn tưởng chừng rất tốt đẹp, hoặc nghĩ về những gì đã từng là sở hữu của mình, để rồi khi mất đi điều đó, chúng ta sống mãi trong đau thương và tuyệt vọng. Khi ấy, chúng ta không còn có thể nhìn biết sự hiện diện và tể trị của Chúa trên đời sống mình, không còn nhận biết Chúa đang nắm giữ cuộc sống và tương lai ta?

Thứ Tư, 3 tháng 12, 2014

Vị mặn của muối

Một chàng trai trẻ đến xin học một ông giáo già. Anh ta lúc nào cũng bi quan và phàn nàn về mọi khó khăn. Đối với anh, cuộc sống chỉ có những nỗi buồn, vì thế học tập cũng chẳng hứng thú hơn gì.

Một lần, khi chàng trai than phiền về việc mình học mãi mà không tiến bộ, người thầy im lặng lắng nghe, rôì đưa cho anh một thìa muối thật đầy và một cốc nước nhỏ.


Muối

-Con cho thìa muối này hòa vào cốc nước, rồi uống thử đi
Lập tức chàng trai làm theo rồi uống thử, cốc nước mặn chát.
Người thầy lại dẫn anh ra một hồ nước gần đó và đổ một thìa muối đầy xuống nước.

-Bây giờ con nếm thử nước ở trong hồ đi!

-Nước trong hồ vẫn vậy thôi, thưa thầy. Nó chẳng hề mặn chút nào -Chàng trai nói khi múc một ít nước dưới hồ và nếm thử.
Người thầy chậm rãi nói:

-Con của ta, ai cũng có lúc gặp khó khăn nó giống như thìa muối này thôi. Nhưng mỗi người hòa tan nó theo một cách khác nhau. Những người có tâm hồn rộng mở giống như một hồ nước, thì nỗi buồn không làm họ mất đi niềm vui và sự yêu đời. Nhưng với những người tâm hồn chỉ nhỏ như một cốc nước, họ sẽ tự biến cuộc sống của mình trở thành đắng chát và chẳng bao giờ học được điều gì có ích cho bản thân mình!

Thứ Ba, 2 tháng 12, 2014

Tình cảm đẹp của một người ăn xin

Vụ án diễn ra đã khá lâu, vị thẩm phán chủ tọa phiên tòa giờ chỉ còn nhớ mỗi tên bị cáo nhưng tình tiết trong vụ án thì ông không quên bởi đó là một câu chuyện cảm động, kết cục có hậu.

Bốn năm ròng một người ăn xin dành dụm tiền nuôi một cô bé ăn học. Nhưng rồi túng bấn, ông đã ăn trộm để có tiền lo cho cô bé. Trùng hợp, người bị hại chính là mẹ của cô bé kia và từ đây, câu chuyện đầy ân tình diễn ra tại một huyện nghèo ven sông Chu (tỉnh Thanh Hóa) được biết đến.

1. Vị thẩm phán kể, bị cáo ấy tên Thung, khoảng 50 tuổi. Năm 2004, khi đang ăn xin trong chợ, ông nhìn thấy một phụ nữ từ tiệm vàng bước ra nên theo dõi. Lúc người phụ nữ mua rau, ông lén lấy trộm của nạn nhân hơn 2 triệu đồng. Định tẩu thoát nhưng ông vướng vào một em bé vấp ngã nên bị phát hiện, bắt giữ. Sau một tuần bị tạm giam, ông được hai người đến bảo lãnh. Thật ngạc nhiên, người bảo lãnh đó lại là nạn nhân và con gái bà. Cũng từ đó, người bị hại đã kể ông Thung chính là ân nhân của con gái bà, gia đình bà, chính là người bốn năm ròng lo cho con gái bà ăn học ĐH nên người…

Ông Thung không vợ con, thuê phòng trọ sống một mình. Năm 2000, T. – con gái của nạn nhân đến trọ học cùng khu với ông. Ba của T. không muốn cho con học hành lên cao vì quan điểm “con gái học làm gì cho nhiều” nên bắt về lo chuyện chồng con. Dù ham học và muốn thoát cảnh nghèo nhưng T. đành chấp nhận. Ngày chuẩn bị thu dọn đồ về quê, T. qua chào cha Thung (ở xóm trọ ai cũng gọi ông Thung là cha Thung) và khóc.


Tình cảm đẹp của một người ăn xin

T. khóc vì muốn được tiếp tục theo học nhưng không thể cãi lời ba và cũng không thể tự lo cho bản thân khi thiếu tiền chu cấp từ phía gia đình. Thương T., ông đã bày ra kế: “Con về xin ba cho đi làm ăn xa vài năm kiếm tiền để về lấy chồng rồi tự đi học”. T. nghe lời nhưng còn băn khoăn không biết xoay xở ra sao. Cha Thung lại trấn an: “Cha có tiền, cha lo được cho con mà”. T. không dám nhận lời vì nghĩ “chẳng có người dưng nào tốt với mình”. Và T. bỏ học thật nhưng chỉ sau một tháng T. lại tiếp tục tới trường…

2. Tiếp lời, vị thẩm phán nói: “Có lẽ nhiều người nghĩ không ai cho không ai cái gì, người dưng nước lã lại càng khó để hết lòng tốt với nhau nhưng cha Thung của T. đã làm được điều đó”.

Sau khi T. về, ông Thung đã gặp ba T. xin cho T. được đi học. Không lay chuyển được định kiến của ba T., ông Thung quyết âm thầm hỗ trợ cho T. Cảm kích trước tấm lòng cha Thung, từ đó T. tiếp tục theo học. Một ngày nọ, T. đến trường, ông dúi vào tay cô bé một bọc tiền được gói ghém cẩn thận trong một mảnh vải. Toàn tiền lẻ, từng đồng, từng đồng được vuốt thẳng. Ông nói với T. đó là những đồng tiền từ tình thương người khác dành cho ông và ông muốn đem nó vào những việc làm có ích.

Ba của T. không biết chuyện con tiếp tục theo học mà cứ nghĩ con gái đi làm xa kiếm tiền để chuẩn bị lấy chồng. Còn người mẹ thì biết rõ nhưng không dám nói và cũng chưa một lần đến để cảm ơn người dưng tốt bụng này. Và rồi lần gặp trớ trêu trên đã khiến cha Thung chuẩn bị đứng trước bản án tù.

Kể tới đây, vị thẩm phán lôi trong hộc tủ ra một bức thư T. viết gửi ông. Bức thư thống thiết mong tòa đừng xử tội cha Thung. Trong thư T. kể: “Ngày cha Thung trộm tiền của mẹ là ngày con chuẩn bị về thăm nhà. Cha nói sẽ gửi tiền cho con lấy vé xe. Con nói không cần nhưng cha lo con thiếu tiền và rồi cha phạm tội”. Trong thư T. còn kể những ân tình cha Thung dành cho mình chẳng hạn có lần T. viết thư cảm ơn cha và nói mang ơn cha suốt đời nhưng được cha giáo huấn: “Ở đời, chữ nghĩa lớn hơn chữ ơn…”.

Dù tình cảnh đáng thương nhưng với hành vi vi phạm trên không thể không truy tố trách nhiệm hình sự với Thung. Trước vành móng ngựa, bị cáo không hề nói vì muốn có tiền cho con ăn học mà một mực: “Vì tôi không dằn lòng nên nảy tham tà”. Sau khi xem xét các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ tòa tuyên phạt Thung chín tháng tù treo về tội trộm cắp…

Vụ án khép lại. Hai ngày sau, phòng làm việc của vị thẩm phán có tiếng gõ cửa. Ông Thung và T. – lúc này là con nuôi ông, bước vào. Trong buổi trò chuyện hôm đó, ông Thung đã tự trách mình vì một phút nông nổi mà nổi lòng tham và làm trái với những lời mình từng dạy con “nghèo cho sạch…”. Nhưng ông cũng kể cho vị thẩm phán một tin vui, con nuôi của ông đã xin được về dạy tại trường miền núi, dù xa nhà, khó khăn, lương thấp nhưng sống bằng con chữ và ổn định. Ba của T. cũng đã biết chuyện và đến cảm ơn cha Thung. Ông mừng không phải vì một lời cảm ơn của người cha này mà mừng vì hóa giải một định kiến của một người cổ hủ.

Câu cuối cùng trước khi rời phòng vị thẩm phán ông Thung tâm sự: “Tôi sống dựa vào tình thương của người khác nên tôi đáp lại tình thương đó cho người cần nó”. Và câu nói của người đàn ông này, đến nay vị thẩm phán vẫn coi như một lẽ sống. Ở đời, sống là cho đâu chỉ nhận cho riêng mình…