Trang chu

Thứ Tư, 22 tháng 1, 2014

Cảnh giới sắc dục (phần 1)

Từ cổ chí kim, Trung Quốc là nơi lễ nghi văn minh, là nơi khởi nguồn của văn hóa phương Đông. Cổ thánh tiên hiền tại Trung Quốc vô cùng chú trọng tu dưỡng đạo đức, đặc biệt là yêu cầu về quan hệ giữa hai giới lại càng nghiêm ngặt. Đây không phải là ép buộc, mà là bảo hộ con người.

Do sự ngu muội của phương thức hiện đại, con người không tin thiện ác hữu báo, không tuân theo lời dạy bảo của cổ thánh tiên hiền, sự trượt dốc của đạo đức một ngày trăm dặm, đặc biệt là những vấn đề về quan hệ giữa hai giới lại càng bại hoại. Trên ti vi, trên mạng, trên đường phố, trong giao tiếp giữa mọi người không đâu là không tỏa ra những tín tức tình sắc, mà con người còn coi đó là chuyện bình thường, cho rằng tiền bạc mỹ nữ là nên để hưởng thụ, cho nên toàn xã hội đều đang theo đuổi tiền bạc, đều đang truy cầu mỹ sắc.

Hãy xem nền văn minh Hy Lạp cổ trong lịch sử vì sao bị hủy diệt, là do cuộc sống của con người sau thời kỳ Hy Lạp cổ vô cùng hủ bại trụy lạc, thậm chí phong trào đồng tính luyến ái còn thịnh hành, cho nên Hy Lạp cổ đã diệt vong. Con người hiện giờ còn tìm căn nguyên cho sự trụy lạc của mình, nói là trong văn minh Hy Lạp cổ đã có, nhưng ai học theo nền văn hóa khi diệt vong vào thời kỳ sau Hy Lạp cổ, người đó cũng theo đó mà diệt vong.

Phật nói vạn vật đều có Phật tính, những người thiện lương nghe được những lời này đều thấy chấn động, đều sẽ “chuyển hóa” theo hướng tốt. Ví như Hoàng Sơn Cốc (Đình Kiên) một thi nhân triều Tống rất giỏi sáng tác thơ tình yêu. Ông đã từng bái kiến thiền sư Viên Thông Tú, bị thiền sư Tú trách mắng rằng: “Đại trượng phu tài năng văn phú, lại can tâm dùng vào chỗ này ư?” Chính khi Thiền sư Tú đang nói thì Lý Bá liền vẽ ngựa. Sơn Cốc cười mà rằng: “Lẽ nào ta cũng đọa vào bụng ngựa hay sao?” Thiền sư Tú nói: “Bá lúc đó nghĩ tới ngựa, đọa thành thân con ngựa cũng chỉ là chuyện cá nhân ông ấy, còn ông viết thơ tình, lại khuấy động lòng dâm dục của người trong thiên hạ, tội lỗi này đâu chỉ dừng lại ở việc bị đọa vào bụng ngựa, e rằng địa ngục đang đợi ông đó.” Hoàng Sơn Cốc nghe vậy, trong lòng dấy lên nỗi sợ hãi, ngại ngùng cáo biệt, từ đó cũng gác bút.

Ý nghĩa của giới sắc

1. Dưỡng sinh
Kiêng kị sắc khiến bản thân tạo thành thói quen sinh hoạt lành mạnh, có tác dụng rất tốt với việc dưỡng sinh. Ví như: Bao Hoành Trai, thân thể cường tráng, tinh lực hơn người, năm ông 85 tuổi còn được bái làm tể tướng. Giả Tự Đạo cho rằng ông ắt hẳn có diệu thuật dưỡng sinh nào đó, bèn tới thỉnh giáo ông, Bao Hoành Trai nói rằng: “Tôi có một bài thuốc hoàn tử, là bài thuốc bí truyền không truyền ra ngoài.” Giả Tự Đạo nóng lòng hỏi là thuốc hoàn tử gì, Bao Hoành Trai thong dong nói rằng: “Là do ta may mắn uống viên ngủ một mình đã 50 năm rồi!” Những người ngồi tại đó lúc bấy giờ đều cười sảng khoái.

Khổng Tử cũng nói: “Thiếu chi thời huyết khí vị định, giới chi tại sắc” (Thời niên thiếu khí huyết chưa đầy đủ, nên cấm kị nữ sắc). Còn những luận thuật về phương diện dưỡng sinh rất nhiều, chúng tôi cũng không nói nhiều nữa.

2. Tu Đức

Cổ nhân có câu: “Vạn ác dâm vi thủ” (Vạn ác dâm là đầu). Nếu một người không thể buông bỏ những vấn đề về sắc, thì không xứng được gọi là chính nhân quân tử, thậm chí còn là một kẻ ác. Tiêu chuẩn đạo đức về phương diện này tại phương Đông, phương Tây đều rất nghiêm khắc. Như Giê-su nói: “Các con nghe thấy có lời rằng ‘bất khả gian dâm’, chỉ là ta muốn nói cho các con biết, phàm mà thấy phụ nữ liền động niệm dâm dục, người này trong tâm đã phạm tội gian dâm với cô ta rồi.” Hơn nữa trong 5 điều cấm kỵ lớn của Phật Thích Ca Mâu Ni cũng có “giới tà dâm” (cấm tà dâm). Tiêu chuẩn đạo đức của Trung Quốc cổ đại lại càng như vậy. Cho nên một người có chí đề cao chuẩn mực đạo đức bản thân phải cấm kị sắc.

Nếu một người không tin thiện ác hữu báo, mà chỉ kiêng kị nữ sắc từ góc độ dưỡng sinh hoặc góc độ khác, thì hiệu quả cũng bị giới hạn. Chỉ có hiểu về sự nguy hại to lớn của tà dâm từ quan hệ nhân quả mới có thể sinh lòng sợ hãi mà cấm kị sắc một cách chân chính.

Thứ Ba, 21 tháng 1, 2014

Tu tâm trọng đức giúp trị bệnh kinh niên

Vừa mới cất tiếng khóc khi chào đời, chúng ta không hề biết được điều gì sẽ chờ đợi chúng ta trong tương lai. Khi ở tại thế giới này, chúng ta trải nghiệm cả sự hạnh phúc lẫn khổ đau. Đến lúc cần rời khỏi thế giới này, số phận sẽ mang chúng ta đi.

Những câu chuyện về luân hồi chuyển thế đã được truyền tụng hết đời này qua đời khác. Nợ nghiệp đời trước sẽ được hoàn trả trong đời này, trong khi việc thiện từ đời trước sẽ dẫn tới phúc báo trong đời này. Nếu ai đó nói rằng bệnh tật trong đời này là do “nghiệp lực luân báo”, và tu tâm trọng đức có thể trị bệnh, thì bạn có tin hay không?


Trong cuốn sách Many Mansions có câu chuyện về việc Edgar Cayce trị bệnh như sau.

Một người đàn ông nọ mắc chứng xơ cứng mật độ cao và không thể làm việc trong vòng ba năm. Ông bị mù, và sẽ ngã xuống nếu cố gắng đi lại. Ông đã đi nhiều bệnh viện và được trả lời rằng căn bệnh của ông không thể chữa được. Gần như vô vọng, ông tìm đến Edgar Cayce để tìm hiểu về tiền kiếp của mình. Cayce đã “đọc” tiền kiếp của ông và nói rằng nghiệp lực gây ra trong kiếp trước đã khiến ông phải chịu căn bệnh này. Người đàn ông đã hỏi Cayce làm sao có thể chữa bệnh. Cayce nói rằng ông phải loại bỏ tình cảm oán hận và đau khổ, đồng thời cho ông một chỉ dẫn chi tiết để làm theo.

Một năm sau, người kỹ sư điện này liên lạc lại với Edgar Cayce. Trong thư gửi Cayce, ông nói rằng triệu chứng của ông đã được giảm nhẹ ngay lập tức sau khi ông theo chỉ dẫn điều trị. Tuy nhiên, sau khi ông bắt đầu tập trung vào Tây Y, vật lý trị liệu và bỏ qua việc tu dưỡng tinh thần thì căn bệnh lại xấu đi. Cayce nói với ông rằng sức khỏe của ông đã cải thiện rất nhiều, nhưng ông cần làm tốt hơn nữa. Cayce nhấn mạnh rằng căn bệnh của ông là do nghiệp lực tạo thành. Liệu pháp vật lý chỉ có thể giúp giảm nhẹ một chút bệnh. Nhưng nếu ông vẫn ích kỷ và không thể tự kiểm điểm hành vi, vẫn căm phẫn bất bình và không thể giữ tâm từ thiện khi chịu thống khổ, vẫn không thể tự cải thiện nội tâm mình, thì ông không thể hồi phục. Chỉ bằng cách cải thiện lời nói và hành vi, tình trạng của ông mới có thể cải thiện.

Từ trường hợp này, chúng ta có thể thấy rằng lời giáo huấn của người xưa “trọng đức, tích đức” không phải là không có cơ sở. Khi người đàn ông trên chú trọng hành vi, tu dưỡng tinh thần, giữ tâm nhân từ, khiêm tốn vô tư, thì bệnh tình của ông sẽ chuyển biến. Nhưng nếu chỉ chú trọng trị liệu vật chất mà quên mất tu dưỡng tinh thần, thì sức khỏe của ông chỉ cải thiện rất ít. Tu tâm trọng đức có thể tiêu nghiệp và lập tức loại trừ bệnh tật. Từ đó có thể thấy rằng tu tâm đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống chúng ta.

Thứ Hai, 20 tháng 1, 2014

Câu chuyện lịch sử: Đạo đức xúc động lòng người

Theo “Tư Trị Thông Giám”, trong triều đại nhà Tùy có một vị quan tên là Vương Giới ở tỉnh Qi. Ông được lệnh dẫn lính hộ tống Lý Cang và 70 phạm nhân khác để đến một thành phố của thủ đô. Tất cả phạm nhân đều bị xiềng xích. Họ leo núi, lội sông. Sau khi chịu nhiều gian khổ rốt cuộc họ đến một thị trấn tên Huỳnh Dương (Niao Yang).


Vương Giới ra lệnh cho họ nghỉ mệt tại đó. Các phạm nhân nằm dọc theo bên lề đường từng nhóm hai hoặc ba người. Mọi người đều than thở những cam go mà họ đã trải qua. Những người lính hộ tống phạm nhân cũng hoàn toàn kiệt sức. Vương Giới nhìn họ và không thể chịu đựng được khi thấy sự đau khổ của họ. Ông mới gọi tất cả lại rồi nói, “Các người xứng đáng bị trừng phạt vì phạm luật của đất nước. Nhưng những người hộ tống các người là vô tội. Họ cũng chịu gian khổ như các người. Các người có biết xấu hổ hay không?”.

Lời nói của Vương Giới làm cho các phạm nhân cảm thấy quá xấu hổ không chường mặt ra. Vương bèn ra lệnh mở xiềng xích cho các phạm nhân, và cho lính hộ tống ai về nhà nấy. Vương bảo với Lý Cang và các phạm nhân: “Bây giờ thì các người không còn chịu đau đớn vì xiềng xích nữa, và không còn có lính hộ tống đi theo các người để cùng chịu gian khổ. Các người hãy tự mình đi đến thủ đô. Nhưng mà các người phải có mặt tại đó đúng ngày giờ, nếu không ta sẽ chết thế cho các người.”

Nghe qua lời đó Lý Cang và các phạm nhân đều cảm động vì sự chân thật của Vương. Tất cả đều nói: “Xin Ông đừng lo. Ông đã lo lắng, tin tưởng chúng tôi, và chúng tôi sẽ không thất hứa. người nào mà để cho Ông bị rắc rối sẽ chết một cách khủng khiếp.”

Ngày giờ định đã đến. Tất cả phạm nhân đều đến đúng như chương trình đã định. Không trốn một người nào.

Giang Trương, Hoàng đế nhà Tùy nghe câu chuyện này, ông rất ngạc nhiên, bèn triệu Vương Giới vào triều khen ngợi việc làm này. Hoàng đế cũng triệu các phạm nhân và vợ con họ để đãi tiệc và tha thứ các tội lỗi của họ. Vị hoàng đế cũng ra lệnh: “Tất cả các quan viên lớn nhỏ phải noi gương của Vương Giới, để cảm phục thiên hạ bằng đức hạnh. Người thường phải xử sự như Lý Cang và các phạm nhân kia để thay đổi người xấu thành người tốt. Nếu được như thế thì thế giới sẽ được thái bình mà không cần đến luật pháp”.

Tác giả: Lý Kiếm

Chủ Nhật, 19 tháng 1, 2014

Biết liêm sỉ và tự kỷ luật bản thân


Sở Văn Vương là “Vua đệ nhất nước Sở trong thời Xuân Thu” con trai của vua Sở Vũ Vương, tên là Hùng Ti, lên ngôi vào năm 689 TCN. Đương thời, Sở Vũ Vương vì để bình định Hán Dương để lãnh đạo các nước đồng minh bất chấp thân thể già yếu, trên thân mang bệnh. Ông chết khi trên đường đi Hán Dương. Theo di ngôn của Sở Vũ Vương lúc lâm chung, Hùng Ti được lập làm vua nước Sở. Sở Văn Vương cũng giống cha mình, là một vị Đế vương có hoài bão tham vọng rất to lớn.

Sở Văn Vương tuy danh tiếng lưu truyền sử sách, nhưng ban đầu mới lên ngôi cũng không coi trọng chính sự, cả ngày chơi bời, ham muốn nhàn hạ, không để ý tới việc triều chính.

Một lần, Sở Văn Vương được người dâng cho con chó săn quý gọi là Như Hoàng cùng với một loại trúc thẳng dài sắc nhọn là Uyển Lộ. Ông dùng thứ trúc đó làm thành mũi tên, rồi cùng với con chó săn tới trạch Vân Mộng săn bắn, đi một lượt 3 tháng không về. Sau đó lại gặp được mỹ nữ Đan Dương, và suốt nguyên một năm không lên triều nghe báo cáo. Mọi người đều nói đó là Sở Văn Vương “Tam sủng”: chó tốt, mũi tên nhọn và mỹ nữ Đan Dương, cũng chính là “Tam hại” đã ràng buộc ông.

Mấy vị quan thần vì thế mà đau đầu, nhiều lần nói chuyện về khuôn phép, nhưng Văn Vương đều không cho là đúng, mà là muốn gì làm nấy. Bất đắc dĩ, vị Thân Thái bảo cùng với Đại tướng quân Dục Quyền mạo hiểm tiến vào nội cung khuyên can. Thân Thái bảo nói: “Tiên vương chọn thần làm Thái bảo, trước lúc lâm chung muốn thần dốc toàn lực mà phụ tá Đại vương, giúp Đại vương trở thành vị Vua anh minh vĩ đại nhất. Từ lúc Đại vương lên ngôi đến giờ, có được chó săn Như Hoàng cùng cung tên Uyển Lộ, suốt ngày săn bắn, mỗi lần đi 3 tháng không về. Có được mỹ nữ Đan Dương, nhất mực xinh đẹp, suốt 1 năm không lên triều nghe báo cáo, thần đã nhiều lần khổ tâm khuyến cáo đều không được. Chiếu theo luật pháp được Tiên vương lập ra, Đại vương không quan tâm đến chức trách của Quân vương, Đại vương đã có tội nên phải chịu hình phạt của tiên vương”.

Văn Vương nói: “Ta từ khi sinh ra lớn lên thì làm vương hầu của các vị, xin đổi loại hình pháp khác có được không, đâu cần phải đánh ta”.

Thân Thái bảo quỳ nói: “Thần kính thụ mệnh lệnh của tiên vương, không dám cô phụ trách nhiệm trọng đại mà tiên vương đã ủy thác. Đại vương không tiếp thụ hình phạt của tiên đế, như thế là thần đã làm trái mệnh lệnh của tiên vương. Thần thà hoạch tội Đại vương, chứ không dám phế bỏ luật pháp của quốc gia”. Văn Vương nói: “Tuân mệnh”.

Vì vậy Thái bảo Thân trải một tấm chiếu rơm trên nền, bảo Văn Vương nằm lên, rồi lấy cái roi của Vũ Vương giơ lên thật cao đánh xuống thật khẽ mấy lần. Đánh vài cái, xong ông nói với Văn Vương: “Mời Đại vương đứng lên đi!”.

Văn Vương nói: “Ta dù sao cũng mang chút danh tiếng của tiên vương, cho nên hãy đánh ta thật sự đi!”.

Thân Thái bảo nói: “Thần nghe nói, đối với người quân tử cần phải làm cho người ấy trong lòng cảm thấy nhục nhã; còn đối với tiểu nhân cần phải làm cho hắn da thịt cảm thấy đau đớn. Nếu mà để cho quân tử cảm thấy nhục nhã nhưng vẫn không chịu cải chính, vậy làm thân xác cảm thấy đau đớn phỏng có tác dụng gì?”. Thân Thái bảo nói xong, bước nhanh rời khỏi triều đình, tự mình đi đến trước vực sâu, thỉnh cầu Văn Vương xử mình tội chết.

Văn Vương nói: “Đó là ta đã quá đáng, Thân Thái bảo nào có tội gì?”. Vì vậy thay đổi hoàn toàn, vứt bỏ “Tam sủng”, quan tâm quản lý chính sự quốc gia. Triệu hồi Thân Thái bảo, giết chó săn Như Hoàng, chặt bỏ cung tên Uyển Lộ, đuổi mỹ nữ Đan Dương. Lấy tất cả tâm tư đặt ở chỗ chuyên cần chính sự, yêu nước thương dân, cố gắng trị vì thiên hạ. Chỉ trong vòng vài năm chinh phạt thêm được ba mươi mấy quốc gia, mở rộng biên giới nước Sở. Nước Sở ngày càng cường thịnh, người dân nước Sở hân hoan ủng hộ.

Chú thích:

Tam Sủng: Ý nói 3 thứ được sủng ái, ưa thích.

Thứ Năm, 16 tháng 1, 2014

Khương Tử Nha: Vị quân sư giúp kiến lập nên nhà Chu





Khương tử Nha là một quân sư tài ba của Chu Văn Vương (triều đại nhà Chu)

Năm 32 tuổi, Khương Tử Nha lên núi để tu Đạo, ước thúc bản thân thông qua học và thực hành theo Đạo giáo

Thương triều khi đó đang trong tình trạng chiến tranh liên miên, ông lên núi một phần cũng để tránh chiến tranh.

Sau 40 năm tu luyện, Khương tử Nha xuống núi. Ông tìm nơi tránh nạn ở nhà một người bạn và làm nhiều việc để kiếm sống

Khương Tử Nha làm sọt tre, xay gạo thành bột mang đi bán ở chợ, chăn nuôi gia súc, làm thầy bói v.v.v. Nhưng ông không thể duy trì một công việc lâu dài, và thường bị vợ chế giễu

Sau đó, ông từng làm quan dưới sự cai trị của hoàng đế nhà Thương, Trụ Vương, một bạo chúa ham mê tửu sắc, Khương Tử Nha cho rằng thời điểm nhà Thương sụp đổ đang tới gần. Ông quyết định sang nước Chu, nằm dưới sự cai trị của vị vua nhân từ và có đức Chu Văn Vương. Tuy nhiên, vợ ông từ chối đi cùng, nghĩ rằng ông không phải là người có tài. Vì vậy một mình ông trốn sang nước Chu

Chờ Chu Văn Vương

Hàng ngày Khương Tử Nha câu cá dọc theo con sông. Ông dùng lưỡi câu thẳng mà không có mồi, dây câu ngắn giữ lưỡi câu cách mặt nước khoảng 1m, ông tự thì thầm, “Chỉ những con nào tự muốn cắn câu thì sẽ cắn câu”

Lý do thực sự cho cách câu cá khác thường này là ông muốn làm quân sư cho Văn Vương và đó là một cách thu hút sự chú ý của nhà vua

Ông tin rằng một ngày nào đó Văn Vương sẽ đi ngang qua, vì vậy ông kiên nhẫn chờ đợi

Ông đợi cho đến khi 80 tuổi. Một ngày Văn Vương cuối cùng cũng tới, đi ngang qua trong một chuyến đi săn. Ông dừng lại và đàm luận với Khương Tử Nha

Khương Tử Nha nói với Văn Vương, “Thiên hạ không chỉ riêng thuộc về một người, mà thuôc về bá tánh trong thiên hạ”

Khương Tử Nha khuyên rằng một vị vua nên hành xử có đạo đức và trau dồi đức hạnh nhờ đó có thể cai trị bằng đức và lòng nhân từ

Văn Vương, ấn tượng bởi quan điểm của Khương Tử Nha về quân vương và dân, đã mời Khương Tử Nha về làm quân sư. Sau đó KhươngTử Nha đã đồng ý. Người kế vị của Văn Vương, Chu Vũ Vương, cũng giống cha mình

Nhờ lời khuyên của ông, nhà Chu được thành lập và trở thành triều đại kéo dài lâu nhất trong lịch sử Trung Hoa.

Thứ Tư, 15 tháng 1, 2014

6 Câu chuyện khiến bạn phải suy nghĩ

1.Tên trộm bị xe buýt tông ngay sau khi cướp của một người phụ nữ

Ở thành phố Bogota, Columbia, vào tháng 5 năm 2013, một người đàn ông giật chiếc điện thoại của một người phụ nữ tại một trạm xe buýt, hắn giật mạnh nó từ tay người phụ nữ. Sau đó, hắn ta xoay người chạy đi và chỉ một vài bước thì bị một chiếc xe buýt tông phải. Toàn bộ sự việc đã quay lại trên băng giám sát, sau đó được phát sóng trên BBC và những phương tiện truyền thông khác ( xem Video dưới đây).



2. Người lính thủy đổ hàng trăm lít chất độc tố cảm thấy bệnh phải bồi hoàn những gì đã làm
Ron Poirier đã đổ hàng trăm lít chất dung môi độc hại trong những năm 1970 khi còn là một kỹ thuật viên điện tử hàng hải tại Trại Lejeune, Bắc Carolina. Các hóa chất này đã thấm sâu vào nước uống. Sau đó, ông đã chết vì bệnh ung thư vào tháng Năm, 2013, căn bệnh đã làm những người lính thủy và những người dân địa phương đau đớn từ hậu quả của chất độc. Ông đã nói với hãng tin AP trước khi chết rằng ông cảm thấy đây chính là sự trừng phạt cho tội lỗi của mình gây ra.

"Khi ngày phán xét đến, bạn biết đấy," ông nói, "Tôi hy vọng những người phải chịu đựng ... hiểu được rằng tôi đã không biết đến hậu quả những gì tôi đã làm."

3. Một người làm một hành động tốt, tìm thấy 40$ một cách hết sức kỳ lạ
Mappberg, người sử dụng Reddit chia sẻ câu chuyện này :

Tôi hay bị mất ngủ, và tôi đã thức giấc vô số đêm trong những năm qua. Vào một đêm nọ ... Tôi đi đến tiệm 7-11 vào khoảng 6:30 sáng ... Khi bước ra, tôi gặp một người đàn ông vô gia cư. … nên tôi đã quay trở lại và mua cho ông ấy hai chiếc bánh mì kẹp thịt, và tôi đã làm nóng chúng lên bằng lò vi sóng ở 7-11. Tôi cho anh ta bánh mì kẹp thịt và đi tiếp tới tiệm Sinh tố nhiệt đới mở cửa lúc 7 giờ sáng.

Tôi đỗ xe và mở cửa, tôi nhìn xuống và tôi nhìn thấy những gì? Một tờ 20 $ mới cáu trên vạch màu trắng chỗ đậu xe ... Nó thật sự tuyệt, nhưng sau đó điều này mới là một phần thực sự điên rồ: Tôi bước ra khỏi tiệm Sinh tố nhiệt đới và tiến đến xe của mình, thì tôi tìm thấy cái gì đây? Một tờ 20$ khác, cũng chính xác ở vị trí hồi nãy. Tôi kiểm tra túi của mình, tờ tiền đầu tiên vẫn ở trong đó. Có sự trục trặc nào trong ma trận này ư?

4. Cố gắng được cái gì đó miễn phí, nhưng đằng nào cũng phải trả tiền cho nó thôi
AdolphManson, người sử dụng Reddit chia sẻ câu chuyện này :

Một ngày nọ, tôi trả tiền mua một tờ bào, nhưng tôi đã lấy hai tờ (vì tôi phát bệnh với người đồng nghiệp hay lục lọi tờ báo của tôi) . Và khi tôi bước đi với cả hai tờ báo, tôi phát hiện rằng đuôi áo sơ mi của tôi đuôi bị mắc kẹt trong hộp báo khi nó bị đóng sâp lại. Tôi đã phải đặt thêm 0,25$ để lấy được nó ra khỏi đó.

Hình ảnh tờ báo qua Shutterstock

5.Phần thưởng cho cậu bé tốt bụng

Được chia sẻ bởi người sử dụng Reddit, JeffreyGlen :

Hôm nay, tôi cùng con trai đến Wal-Mart để mua một trò chơi mới DS cho con trai tôi. Chúng tôi đến quầy trả tiền mặt thì gặp một người phụ nữ có vẻ rất buồn đằng trước. Thẻ thanh toán của cô ấy bị từ chối và cô ấy đang cần mua sữa cho đứa con gái nhỏ. Con trai tôi rất thích trẻ sơ sinh nên nó bước đến nói chuyện với người phụ nữ về đứa con gái nhỏ. Sau đó, nó bỏ trò chơi xuống và đưa tiền của mình cho cô ấy và nói: "Em bé của cô cần thức ăn hơn là cháu cần trò chơi Plants Vs. Zombie này." Trái tim dâng trào nỗi xúc động, vì thế tôi đã mua trò chơi đó cho con trai của mình dù thế nào đi nữa.

Và ... khi chúng tôi vừa bước ra, một người phụ nữ bước đến chúng tôi và nói cô ấy đã nhìn thấy những gì con trai tôi đã làm và đưa cho con trai tôi một phong bì và dặn cậu bé chỉ mở nó ra khi đã về đến nhà. Khi chúng tôi về đến nhà, chúng tôi thấy trong phong bì đó 100$ và một tờ giấy ghi "Cháu xứng đáng nhận được nó, cậu bé à! "


6. Khi bạn cho đi cả khi bạn không có gì để cho, bạn sẽ nhận lại xứng đáng
Được chia sẻ bởi người sử dụng Reddit ScottRockview :

Trong một giai đoạn cuộc sống của tôi, tôi làm nghề bán đồ nội thất và tôi không thực sự giỏi về chuyện đó. Đó là một quãng thời gian khó khăn trong đời tôi, tôi chỉ có thể kiếm khoảng $1,000 một tháng (khoảng 10 năm trước đây) và dường như là không còn gì sau khi đóng tiền thuê nhà và những hóa đơn nhỏ khác. Rất nhiều lần tôi không ăn gì trong nhiều ngày vì tôi không có tiền.

Nhưng dù sao đi nữa, một ngày nọ, tôi đang cố gắng bán đồ nội thất và chẳng bán được gì. Gần kết thúc ngày làm việc rồi mà chẳng bán được gì, có nghĩa là tôi sẽ nhận được 0$ (vì tôi nhận lương theo hoa hồng). Một đôi vợ chồng già đến và họ đang xem xét cái kệ đựng TV. Tất cả những người bán hàng khác cố gắng tránh họ bởi vì tất cả chúng tôi biết rằng họ sẽ mất nhiều thời gian để kết thúc việc mua bán một cái gì đó chỉ khoảng 100$ và sau đó tiền hoa hồng chỉ có được 2$ mà thôi.

Tôi nhìn họ và con số ... nếu tôi có thể bán bất cứ thứ gì vào ngày hôm nay, ít nhất là tôi sẽ không hoàn toàn thất bại và có thể may mắn của tôi sẽ quay trở lại. Và họ đã mua 2 kệ TV (có nghĩa là tôi nhận được 6$) nhưng họ muốn biết làm thế nào họ có thể đặt chúng lại với nhau ... Lẽ ra tôi có thể hướng dẫn họ nhờ một dịch vụ làm việc đó (tất nhiên là phải mất phí) nhưng ... tôi đã nói "Tôi sẽ hết giờ làm việc lúc 9:00 tối, nếu ông bà đến chở tôi về nhà ông bà, tôi sẽ lắp ráp kệ miễn phí cho ông bà." Họ đồng ý đề nghị này, trả tiền cho đồ nội thất và rời đi.

Những người bán hàng khác cười nhạo tôi. Họ còn cười nhạo tôi nhiều hơn khi thời gian làm việc của tôi sắp hết và tôi không bán được bất cứ thứ gì khác. Đôi vợ chồng già đón tôi vào đúng lúc 9:00 ...

Tôi đến căn hộ xinh đẹp của họ ... Tôi có thể ngửi thấy mùi thức ăn đang nấu và cố gắng lờ nó đi (tôi đã không ăn trong khoảng 3 ngày tại thời điểm đó, vì vậy thật là khó khăn). Tôi làm việc trong gần 3 tiếng đồng hồ cho đến khi mọi thứ hoàn tất ...

Người phụ nữ già kéo tôi đến nhà bếp. Bà mời tôi ngồi và kéo ra một đĩa thịt bò nướng tươi ngon. Điều này thật sự còn tốt hơn hẵn so với bất kỳ đồng tiền nào. Tôi rất hạnh phúc và biết ơn. Tôi cố gắng ngăn những giọt nước mắt khi ăn một bữa ăn ngon lành được nấu tại nhà mà bà đã chuẩn bị cho tôi. ...

Sau đó, người phụ nữ đưa cho tôi một phong bì [sau đưa tôi về nhà]. Tôi đã không mở nó lúc đó, chỉ cảm ơn họ. Tôi vui vẻ trở về căn hộ của mình, biết rằng tôi sẽ đi ngủ với khi bụng no đầy vào đêm đó và rằng nó đủ để tôi không cần ăn trong vài ngày tới. Tôi cảm thấy thật tuyệt vời. Sau đó, tôi mở phong bì ra và trong đó có một thiệp cảm ơn và ... bên trong là 100$. Tôi đã khóc.

Sau đó, trong khoảng thời gian còn lại khi tôi làm nghề bán đồ nội thất, tôi luôn luôn chạy đến giúp đỡ người mua hàng khi không ai khác muốn giúp họ. Tôi đã thay đổi sự tập trung của mình từ việc nhận những đơn hàng lớn mỗi ngày đến việc nhận tất cả những đơn hàng nhỏ không ai quan tâm và nó đã nuôi sống tôi cho đến khi tôi tìm được một công việc với mức lương tốt hơn .

Thứ Ba, 14 tháng 1, 2014

Người quân tử chân chính cư xử khiêm nhường, mọi người đều kính trọng



Tào Bân sinh ra ở nơi hiện nay là huyện Linh Thọ, tỉnh Hà Bắc. Ông có công lập ra nhà Bắc Tống. Mặc dù ông có một danh sách dài các thành tựu và chức danh, nhưng ông không bao giờ khoe khoang tài năng của mình và đạt được sự kính trọng sâu sắc của người dân.

Vào năm Hiển Đức thứ năm của nhà Hậu Chu, Hoàng đế Thế Tông (Sài Vinh) đã yêu cầu Tào Bân làm một chuyến thị sát đến vương quốc Ngô Việt. Nước Ngô Việt cố tặng quà ông vào nhiều dịp nhưng Tào Bân luôn từ chối nhận chúng. Trên đường trở về, sau khi ông lên thuyền, nước Ngô Việt đã để lại một lượng lớn vàng, bạc và các châu báu khác trên thuyền để làm quà cho ông. Sau khi ông trở về triều, ông giao toàn bộ số quà cho triều đình. Hoàng đế rất cảm khái bởi hành động của ông và đưa lại tất cả số quà tặng cho ông. Tào Bân không còn cách nào khác ngoài việc chấp nhận hoàng đế ban thưởng. Sau khi ông nhận quà từ hoàng đế, ông tặng tất cả chúng cho họ hàng và bạn bè của mình.

Vào lúc đó, Triệu Khuôn Dẫn (người sau này lập ra nhà Tống và trở thành hoàng Đế Thái Tông) là một vị tướng quan trọng chỉ huy quân đội hoàng gia. Nhiều quan lại cố gắng giành được sự sủng ái của ông. Nhưng Tào Bân là một ngoại lê. Ngoài việc thực thi các công việc triều chính thì ông không bao giờ đến thăm Triệu tại gia viên. Sau khi Triệu Khuôn Dẫn trở thành hoàng đế, có lần ông ta hỏi Tào, “Lúc trước, trẫm từng muốn hiểu khanh rõ hơn. Tại sao khanh lại cố tình giữ khoảng cách và tránh xa trẫm?” , Tào Bân đáp, “Thần từng là họ hàng gần của Chu tiên đế và cũng là một quan đại thần trong triều của ông ta. Thần tập trung vào việc hoàn thành bổn phận của mình và không gây ra sai sót gì. Làm sao mà thần dám kết thân với bệ hạ?”, Hoàng đế thậm chí còn đánh giá ông cao hơn do câu trả lời thành thật đó.

Vào năm Kiến Long thứ hai, Tào Bân giữ chức cố vấn cho Lưu Quảng Ích khi Lưu chỉ huy một đội quân đến dẹp loạn ở nước Thục (tỉnh Tứ Xuyên ngày nay). Sau khi vụ nổi loạn bị dập tắt, tất cả các quan lại cấp cao của quân Tống trở về nhà với phụ nữ đẹp, ngọc, lụa là và các món đồ quý giá khác. Tào Bân chỉ đem về sách và quần áo của ông. Hoàng đế Thái Tông công nhận công lao to lớn của ông trong việc dập tắt cuộc nổi loạn và phong ông làm tổng đốc Nghi Thành. Tào Bân cố gắng từ chối việc thăng chức nhiều lần. Hoàng đế cuối cùng ra phán quyết, “Khanh đã có công lớn nhưng chưa bao giờ phô trương bản thân. Việc một đất nước tôn vinh điều tốt đẹp và trừng trị cái xấu là lẽ thường tình. Khanh không nên từ chối việc thăng chức nữa”.

Sau khi nhà Tống được thành lập, người thống trị cuối cùng của nhà Đường lúc trước đã chạy đến Cát Lâm (thành phố Nam Kinh ngày nay) và lập ra nhà Nam Đường. Hoàng đế Tống Thái Tông cử Tào Bân đi triệt hạ nhà Nam Đường. Khi quân Tống chuẩn bị bao vây thành Cát Lâm, Tào Bân lo sợ rằng quân của ông sẽ làm hại dân thường vô tội trong thành. Vì vậy ông giả vờ bị ốm và yêu cầu binh lính thắp nhang để khấn cho ông khỏi bệnh và hứa không làm hại một người dân vô tội nào khi bao vây thành. Sau khi quân Tống chiếm được thành, họ đối xử tốt với thường dân ở Cát Lâm và được người dân chào đón nồng hậu. Sau khi người cai trị nhà Nam Đường xin hàng, Tào Bân an ủi ông ta và các quan lại bằng những lời tử tế và đối xử với họ như thượng khách. Khi hoàn thành nhiệm vụ của mình và trở về triều, trong báo cáo gửi đến hoàng đế, ông cũng không hề khoe khoang. Ông chỉ viết vài dòng: “Thần đã hoàn thành nhiệm vụ mà Hoàng đế giao phó cho thần ở phía nam”.

Trước khi chỉ huy quân đội xuống phía nam, Hoàng đế nói rằng ông sẽ được thăng chức làm thừa tướng nếu ông có thể dẹp được nhà Nam Đường. Vì vậy, phó tướng của ông là Phan Nhân Mĩ lập tức chúc mừng ông trở thành vị thừa tướng kế tiếp sau chiến thắng của họ. Tào Bân cười nhẹ và nói, “Không phải như thế đâu. Ta chỉ hoàn trách nhiệm của mình. Chúng ta có thể giành được chiến thắng là do trời phù hộ và chiến thuật mà triều đình đã triển khai trước đó. Ta đâu có làm nên công lao to lớn gì? Ta thậm chí còn không xứng với chức thừa tướng”.

Mặc dù Tào Bân giữ nhiều chức vụ cao trong triều nhưng ông không giàu có. Ống đưa tất cả tiền lương còn dư của mình cho họ hàng. Sách Tống Triều Ký mô tả ông như sau, “Sau khi dẹp loạn ở hai nước (Thục và Nam Đường), ông không lấy thêm một xu nào. Ông vừa là một tướng quân vừa là thừa tướng nhưng ông chưa bao giờ nghĩ rằng mình khác biệt với mọi người vì chức vụ của ông”. Khi làm việc trong triều, ông chưa bao giờ làm trái ý Hoàng đế hay bàn luận về thiếu sót của người khác. Khi đi trên đường, ông luôn ra lệnh cho xa phu của mình đánh xe ngựa sang lề đường và để xe của các quan khác đi trước, thậm chí nếu các viên quan đó có cấp bậc thấp hơn ông nhiều. Ông chưa bao giờ trực tiếp gọi cấp dưới của mình bằng tên để tỏ sự kính trọng đối với họ. Khi cấp dưới bẩm báo công việc với ông, ông luôn chỉnh trang trang phục cẩn thận và đội mũ trước khi gặp họ. Ông đối xử với cấp dưới của mình với lòng khoan dung lớn và luôn đặt mình vào vị trí của họ trước. Khi còn làm quan ở Từ Châu, một thuộc hạ của ông phạm một lỗi và hình phạt dành cho anh ta là bị đánh bằng gậy nhiều lần. Nhưng Tào ra lệnh hoãn thi hành hình phạt trong một năm. Người ta không hiểu vì sao ông làm thế. Tào giải thích, “Ta nghe nói viên quan này vừa mới cưới vợ. Nếu anh ta bị phạt ngay bây giờ thì song thân của anh ta sẽ nghĩ rằng người vợ mới cưới đem lại xui xẻo cho anh ta và do đó sẽ mắng chửi và đánh đập cô ta suốt ngày, làm cô ấy khó mà sống được. Viên quan này vẫn sẽ bị trừng trị vì sai lầm của mình. Nhưng việc trì hoàn là không trái với pháp luật”.

Trong sách Lễ Ký có viết, “Người quân tử không thổi phồng hay khoe khoang tài năng của mình. Anh ta chỉ kể lại sự thật như chúng đã xảy ra”. Sách viết, “Một người nên ca ngợi những việc làm tốt và thành tựu của người khác để đối xử với họ với sự tôn trọng và tôn kính”. Sách còn viết, “Vì vậy, mặc dù một người quân tử xử sự khiêm nhường và kín đáo nhưng người đời vẫn tự nhiên kính trọng anh ta”.


Có một câu tục ngữ Trung Quốc, “Trời trên cao không nói mình cao nhưng thực rất cao. Đất ở dưới không nói mình sâu nhưng thực rất sâu”. Một số người tính tự đại. Họ thích khoe khoang và luôn lo sợ rằng người khác không biết họ tài cán thế nào. Thực ra, họ không tài cán chút nào cả. Những người với kiến thức và cách cư xử đích thực không bao giờ thể hiện mình. Nếu một người thật sự có tài năng, người khác sẽ tự nhận ra điều đó mà không cần người kia nói gì cả. Người Trung Quốc thường nói, “Hoa mận luôn lặng thinh. Nhưng tự xa xưa người đời luôn mê mẩn trước vẻ đẹp của chúng. Để tận mắt chiêm ngưỡng loài hoa, bao bước chân đã hằn lên con đường mòn”.

Tào Bân không chỉ có nhiều tài nghệ mà còn có nhiều đức hạnh. Ông là người quân tử xử sự “khiêm nhường và kín đáo”, tha thứ và khoan dung với người khác. Sau khi ông chết, Hoàng đế Tống Thái Tông khóc mãi trong thương tiếc. Mỗi khi ông nói về Tào với các quan lại, Hoàng đế thường rưng rưng xúc động. Sau khi ông chết, Hoàng đế ban cho Tào tước hiệu Công tước Tế Dương. Ông và thừa tướng Triệu Phổ đều được vinh danh tại đền thờ Hoàng đế Thái Tông. Người dân coi ông là một vị tướng vĩ đại trong lịch sử.

Thứ Hai, 13 tháng 1, 2014

Điển tích xưa : Gương vỡ lại lành

Câu chuyện sau đây không chỉ nói về chuyện tình yêu cảm động mà còn phản ánh tấm gương nhân nghĩa của ông cha ta xưa kia, sẵn sàng giúp đỡ người khác để thực hiện ước mơ của họ.


Từ Đức Ngôn là tướng lĩnh bảo vệ cung điện của hoàng tử trong triều đại nhà Trần. Vợ của anh là công chúa Lạc Xương, em gái vị hoàng đế cuối cùng thời Trần, có nhan sắc và tài năng tuyệt hảo. Vào thời điểm đó nhà Trần đang suy yếu, chính trị hỗn loạn. Đất nước không có an ninh, không một ai dám chắc về sự an toàn của mình.

Đức Ngôn nói với vợ của anh rằng : Với tài năng và nhan sắc của nàng, sau này nàng có thể trở thành vợ của một người đàn ông giàu có và quyền lực khi thời Trần sụp đổ. Có lẽ chúng ta sẽ mãi xa nhau. Nếu duyên phận của anh và em chưa kết thúc và chúng ta còn cơ hội gặp lại , anh và em nên có kỷ vật để nhận ra nhau.” Ngôn đã lấy một tấm gương đồng và tách đôi làm hai mảnh. Mỗi người lấy một nửa. Rồi ông đưa lời hẹn ước với phu thê :” Sau này, em hãy bán chiếc gương trên phố vào ngày rằm tháng giêng, nếu anh thấy nó, anh sẽ đi tìm em.”

Khi triều đại nhà Trận sụp đổ, công chúa Lạc Xương đã trở thành vợ của Việt Công, người rất yêu thương nàng. Đức Ngôn lang thang khắp nước và cố trở về thủ đô với nhiều khó khăn. Ông đã đến chợ vào ngày rằm tháng giêng và thấy một người đầy tớ đang bán một nửa chiếc gương. Ông cụ bán gương ra giá rất cao, ai nấy đều cười giễu ông. Đức Ngôn đã mời ông cụ về chỗ ở của mình và kể lại câu chuyện xưa kia. Sau đó anh lấy mảnh gương còn lại của anh ra và ghép khớp với mảnh của ông cụ

Ngôn đã đề bài thơ trên gương :

"Ảnh dữ nhân câu khứ
Ảnh qui nhân vị qui
Vô phục hằng nga ảnh
Không lưu minh nguyệt huỵ"

tạm dịch:
Theo người gương vỡ mắt sâu
Gương đà về đó, nàng đâu hỡi nàng
Chị Hằng cũng quạnh tâm can
Vầng trăng sầu muộn úa vàng năm canh.

Công chúa Lạc Xương đọc bài thơ xong nàng khóc lóc và buồn không muốn ăn. Việt Công, chồng nàng xúc động vì mối tình cảm động của họ. Nên ông đã quyết định cho vợ mình quay về với chồng cũ. Việt Công sắp xếp cho cả hai được đoàn tụ và chọ họ rất nhiều tiền, còn tổ chức một bữa tiệc để chia tay công chúa

Công chúa sau đó đã viết một bài thơ

“Cuộc đời tôi thay đổi từ lúc này

Phu quân gặp người chồng xưa

Tôi nên vui sướng hay đau khổ

Thật khó để sống làm người.”

Từ Đức Công và công chúa Lạc Xương cùng nhau trở về khu vực phía Nam sông Dương Tử và sống hạnh phúc tới đầu bạc răng long

Sau này, người ta sử dụng thành ngữ “Gương vỡ lại lành” ngụ ý sự đoàn tụ của những cặp vợ chồng, tình nhân sau khi bị chia cắt hay tan vỡ.

Chủ Nhật, 12 tháng 1, 2014

Vạn sự đều có nhân duyên - cưỡng cầu cũng không được

Lương Vũ Đế vào thời còn chưa hiển vinh, ông đã từng gặp qua một người rất nghèo khổ. Sau khi Lương Vũ Đế lên ngôi, một ngày khi ông đang dạo chơi thì phát hiện ra người nghèo trước kia đang kéo thuyền bên bờ sông. Lương Vũ Đế bèn tới trước mặt ông ta hỏi thăm, mới biết người này vẫn nghèo khó như trước kia, ông bèn nói: “Ngày mai ông đến gặp ta, ta cho ông làm huyện lệnh”


Ngày thứ hai, người này đi tìm gặp Lương Vũ Đế nhưng không gặp được. Sau đó người đó lại tiếp tục đi xin gặp vài lần nữa, nhưng đều gặp các sự cố và rồi cuối cùng anh ta vẫn không thể gặp được.

Có rất nhiều người thông qua tu luyện mà xuất hiện công năng, họ có thể nhìn thấy được nguyên nhân và hậu quả của một số việc, người nghèo khổ kia có biết được một vị tăng nhân như vậy, nên anh ta muốn đi tìm vị tăng nhân ấy để thỉnh giáo nguyên nhân của sự việc này.

Khi anh ta đi tới nơi ở của vị tăng nhân, chưa kịp mở miệng nói, vị tăng nhân đã biết anh ta đến để hỏi việc gì, bèn nói với anh ta: “Có phải anh không đạt được chức vị huyện lệnh nên đến đây để hỏi nguyên nhân đúng không ? Anh không thể nào có được chức vị đó đâu ! Bởi vì trong kiếp trước, Lương Vũ Đế từng là một vị trại chủ, khi ấy anh từng viết thư hứa rằng sẽ ủng hộ 500 quan tiền, nhưng đến cuối thì anh lại không giữ lời hứa gửi tiền cho ông ấy, cho nên hôm nay ông ta chỉ hứa hẹn trao chức quan cho anh mà thôi, rốt cuộc anh cũng chẳng đạt được đâu !”

Người này cuối cùng đã hiểu ra được nhân duyên trong chuyện này, nên không tiếp tục đi tìm Lương Vũ Đế nữa, mà Lương Vũ Đế cũng chẳng hề đi tìm anh ta.

Chả trách Phật Gia nói rằng “Con người sống trong cõi mê”. Những sự việc mà chúng ta gặp trong cuộc sống hàng ngày không có gì là ngẫu nhiên, đều là có quan hệ nhân quả, chỉ có những người tu luyện khai trí khai huệ mới có thể nhìn thấy được nó. Vả lại, rất nhiều sự việc không chỉ nhờ ý chí của con người mà có thể thay đổi, tất cả những cố gắng tranh đấu và chấp trước đau khổ chỉ tạo ra nghiệp lực cho bản thân mà thôi, không thể từ căn bản mà giải quyết vấn đề. Vì thế con người nên biết “Kính Thiên tri mệnh”, “Tùy kỳ tự nhiên”, không nên quá ư chấp trước và truy cầu thì mới được.

Thứ Năm, 9 tháng 1, 2014

Con chuột sợ gì nhất - Những mẫu chuyện thú vị

Chuyện 1: Ngũ Viên gặp nạn

Ngũ Viên là con trai của một viên quan đại thần nước Sở trong thời Xuân Thu. Khi cha ông bị người vu khống hãm hại, ông đã cố gắng thoát sang nước Ngô. Sau đó, ông đã để lại một câu chuyện huyền thoại một đời phò tá giúp vua Ngô.
Ngủ Tử Tư

Khi ông chạy từ Sở sang Ngô, một viên quan biên phòng bắt ông và muốn đưa ông về kinh để nhận thưởng lớn. Ngũ Viên rất lo lắng. Ông biết rằng nếu ông không thể vượt qua được khó khăn này, ông sẽ phải chết. Ông thở dài và than thở, "Ông có thể không biết điều này. Nhà vua nước Sở truy lùng tôi bởi vì ông ta nghĩ rằng tôi có rất nhiều báu vật. Bây giờ, nếu ông đưa tôi về, tôi biết là tôi sẽ không sống được. Tôi sẽ nói với vua Sở rằng ông có tất cả kho báu của tôi. Tôi chắc là ông ta sẽ ban thưởng cho ông một cách hào phóng”. Viên quan suy nghĩ một lúc rồi thả Ngũ Viên đi.

Trong một thời điểm quan trọng, phải đối mặt giữa sự sống và cái chết mà không sợ, Ngũ Viên đã chứng tỏ trí sáng suốt của mình. Ông không sử dụng vũ lực, không cầu xin lòng thương xót và không hối lộ viên quan chức này. Ông chỉ biến lòng tham lam tiền thưởng của viên quan chức thành nỗi lo sợ bị tố cáo hành vi bất lương. Ông đã giải quyết khó khăn của mình bằng cách chuyển một tình huống nghiêm trọng thành ra một tình huống hài hước.

Chuyện 2: Lấy được một con lừa


Trong thời kỳ Tam Quốc, Gia Cát Khác và cha của ông là Gia Cát Cẩn đều làm quan thượng thư tại hoàng cung. Gia Cát Khác là một học giả trẻ nổi tiếng và trở thành một quan thượng thư khi tuổi mới hai mươi. Gia Cát Cẩn có một khuôn mặt rất dài và gầy như một con lừa, nhiều quan lại trong cung thường lấy đó mà trêu chọc ông.

Một lần, vua Ngô làm một bữa tiệc lớn thiết đãi tất cả các quan thượng thư trong triều. Đột nhiên, ông sai người mang tới một con lừa nhỏ đáng yêu. Trên mặt của con lừa có một mảnh giấy ghi “Gia Cát Cẩn". Mọi người phá ra cười. Gia Cát Khác hỏi nhà vua liệu ông có thể mượn cây bút để bổ sung thêm vài chữ nữa được không. Nhà vua đồng ý. Gia Cát Khác ngay lập tức thêm 2 chữ “chi lư”, nghĩa là "con lừa của Gia Cát Cẩn". Nhà vua và quần thần đều rất vui vẻ. Cuối cùng Gia Cát Cẩn đã mang về nhà con lừa nhỏ đáng yêu. Trò đùa ác của vua để giải trí cho tất cả các quan thượng thư đã trở thành vui vẻ đầy hòa khí nhờ trí thông minh sáng suốt của Gia Cát Khác.

Chuyện 3: Chuột sợ gì nhất?


Một lần, một viên quan vẽ một con hổ và treo nó lên tường. Một người đầy tớ đến và nhìn. Mặc dù bức tranh không giống như một con hổ, nhưng đầy tớ này giỏi nịnh hót nên bèn nói với viên quan rằng con hổ trông thật là dữ tợn. Viên quan vui lắm, bèn thưởng cho anh ta.

Đầy tớ thứ hai trung thực nói rằng nó trông như một con mèo. Anh này liền bị quở.

Đầy tớ thứ ba nói, "Ông chủ ơi, tôi sợ trả lời lắm".

"Cậu sợ gị?" "Dạ sợ ông chủ".

"Tôi thì sợ gì? ​​" "Sợ một con sói lớn, thưa ông chủ".

"Một con sói lớn thì sợ gì?" "Thưa ông chủ, sợ một con voi lớn".

"Một con voi lớn thì sợ gì?" "Sợ một Con chuột thưa ông chủ".

"Một con chuột thì sợ gì?" “Cái con ở trong tranh, thưa ông chủ!".

Chuyện 4: Cuộc hôn nhân của công chúa Văn Thành

Công chúa Văn Thành

Thời vua Thổ Phồn của Tây Tạng (617-650 sau công nguyên) còn trẻ, có tài năng và học vấn. Ông đã chinh phục nhiều nhóm dân tộc lân cận và thiết lập một mối quan hệ tốt với hoàng đế của triều đại nhà Đường. Năm 640, ông gửi Tể tướng của mình mang những lễ vật quý giá tới hoàng đế nhà Đường và muốn hỏi cưới công chúa Văn Thành.

Đường Thái Tông chấp thuận cuộc hôn nhân này. Từ khi mối quan hệ bang giao bắt đầu, vua Tây Tạng đã xin cưới công chúa 4 lần. Cuối cùng thì ước nguyện thành hôn của ông cũng được ưng thuận.

Tuy nhiên, theo truyền thuyết dân gian, câu chuyện có thú vị và lãng mạn hơn đôi chút. Công chúa Văn Thành không chỉ xinh đẹp mà còn rất thông minh.Theo truyền thuyết, công chúa đã gửi một thông điệp tới tất cả những người cầu hôn cô. Cô nói với họ rằng cô sẽ chỉ kết hôn với một người có
thể hỏi một câu hỏi mà cô không thể trả lời. Nhiều người đến cầu hôn và hỏi cô đủ kiểu câu hỏi, nhưng công chúa Văn Thành đã trả lời được tất cả.

Khi Thổ Phồn đến với công chúa, chàng nói: "Thưa công chúa, ta nên hỏi câu hỏi thế nào đây để nàng sẽ trở thành phu nhân của ta?".Trên đời có hàng triệu câu hỏi, nhưng nhà vua Tây Tạng không hỏi về chiêm tinh học cũng như về lịch sử và văn hóa. Ông thật thông minh khi đã đưa ra một câu hỏi độc đáo như vậy. Câu hỏi ấy nhã nhặn và lịch sự, nhưng nó làm cho đối phương không nói nên lời. Công chúa Văn Thành không có lựa chọn nào khác cả và kết hôn với quốc vương Thổ Phồn.

Chuyện 5: Bóng tối là gì?

Ánh sáng và bóng tối

Cuộc đối thoại giữa một đại sư lỗi lạc từ một ngôi đền thờ Phật cổ xưa và một người vô thần.

Đại sư: Thí chủ, trên thế giới này, thí chủ không tin vào điều gì nhất?

Người vô thần: Tôi tin những gì nhìn thấy là đáng tin và những gì không nhìn thấy là không đáng tin.

Đại sư: Ồ, thưa thí chủ, thí chủ quả là một người rất thật thà. Nhưng, thí chủ thấy đấy, có một cung điện to lớn, trông thật lộng lẫy với vàng bạc và những thảm cỏ xanh, nguy nga tráng lệ trước mắt thí chủ 100m. Nhưng khi màn đêm buông xuống, bóng tối bao trùm tất cả, thí chủ có nghĩ là cung điện ấy không tồn tại không?

Người vô thần: Dĩ nhiên nó vẫn tồn tại chứ, nhưng chỉ có điều nó đã bị bóng đêm che lấp.

Đại sư: Vậy thì bóng tối là gì?

Người vô thần: À….

Đại sư: Vào ban đêm, thí chủ tin vào bóng tối? Và ban ngày, thí chủ lại tin vào ánh sáng sao?

Người vô thần: À….

Đại sư: Thưa thí chủ, trên thực tế, thí chủ chỉ nhìn thấy những thứ mà thí chủ có thể thấy. Cung điện rộng lớn ở kia sẽ mãi chẳng chuyển dời, chỉ có tâm lý và trí tuệ của thí chủ bị bao trùm bởi bóng đêm, cho nên đại điện đó đã biến mất trong tâm của thí chủ.

Người vô thần (chắp 2 tay trước ngực biểu lộ sự tôn kính): Xin đại sư vĩ đại hãy giải thích rõ hơn cho tôi?

Đại sư: Tất cả mọi điều làm rối loạn trái tim thí chủ cũng giống như bóng đêm mơ hồ vô biên này, chỉ có hình thức của chúng là khác nhau thôi. Vạn thứ tạo tác trong thế giới này cũng nhiều như số hạt cát sông Hằng, cho dù thí chủ có nhìn thấy chúng hay không, có cảm nhận thấy hay không, thì chúng vẫn ở đó. Nếu thí chủ ngồi dưới một cái giếng mà nhìn lên trời thì sẽ rất khó hiểu được vũ trụ bao la này. Nói cách khác, không thể đánh giá qua việc nhìn thấy hay không nhìn thấy được. Và khi con người nhìn thế giới qua tròng mắt này thì cũng giống như ngồi trong giếng mà nhìn lên bầu trời vậy. Con mắt người chỉ có thể nhìn thấy những điều nhỏ bé vô cùng hữu hạn, và còn những thứ to lớn hơn không nhìn thấy nhưng vĩnh viễn tồn tại nơi đó.

Thứ Tư, 8 tháng 1, 2014

Người có thiện tâm, vạn sự sung túc

Người Trung Quốc có câu tục ngữ: “Người tham lam sẽ muốn ngày càng nhiều, giống như con rắn muốn nuốt lấy cả con voi”.

Một cá nhân nếu không biết bằng lòng thì sẽ chỉ cảm thấy đủ khi đã có một tài sản khổng lồ. Như vậy người ấy sẽ không bao giờ hạnh phúc thật sự. Tài nguyên vật chất trên thế gian là hữu hạn, nhưng ham muốn giàu có của con người lại là vô hạn. Do vậy để thực sự hạnh phúc và vui vẻ, người ta phải biết kiềm chế dục vọng của bản thân, đồng thời bảo trì thiện niệm trong tâm.


Nhiều người ghen tỵ với các tỷ phú và ao ước trở thành tỷ phú, nhưng ít người biết rằng nếu không có thiện tâm, thì một tỷ phú cũng không thể hạnh phúc hay vui vẻ thật sự, mặc dù ông giàu hơn nhiều người khác. Một người bạn của tôi là y tá tại một bệnh viện ở Singapore. Cô ấy kể với tôi rằng một trong những người giàu nhất Indonesia đến nằm tại bệnh viện nơi cô làm hàng năm. Ông ấy giàu có như một vị vua, nhưng việc nhập viện liên tục của ông lại không liên quan gì đến tình trạng sức khỏe của ông. Ông vào viện là để trốn các bà vợ và con cái ông, những người luôn vòi tiền từ ông. Theo người đàn ông này, ông có sáu bà vợ lớn nhỏ, nhưng không ai trong số họ yêu ông, ngoại trừ người vợ thứ hai là một tín đồ Cơ Đốc giáo. Tất cả những bà vợ khác chỉ thích tiền và tài sản của ông. Ông muốn sống với người vợ thứ hai, nhưng người vợ cả lại không cho phép điều đó. Ông có tổng cộng hơn 80 người con và cháu. Khi ông nhập viện, con cháu ông đã đổ xô tới bệnh viện và xếp hàng để thăm ông. Nhưng ông thất vọng khi biết rằng tất cả họ tới chỉ là để phân chia tài sản của ông. Không ai trong số họ quan tâm tới sức khỏe của ông cả. Do đó ông thường dùng thuốc ngủ để tự an ủi mình. Ông là một người đàn ông rất cô độc, và không hạnh phúc chút nào.

Một cuộc sống vật chất sung túc mang đến cho chúng ta hạnh phúc tạm thời, nhưng một trái tim lương thiện lại mang đến cho chúng ta hạnh phúc trong cả một đời. Không ai hiểu được giá trị chân thực của cuộc sống không phải nằm ở nhận, mà nằm ở cho. Trong kiếp nhân sinh, danh lợi, tiền tài, vàng bạc, châu báu,… đều là vật ngoại thân, và chúng không thể thỏa mãn một người luôn truy cầu vào mọi lúc. Còn thiện tâm là sự giàu có trong tâm hồn. Nó giống như một tia sáng mặt trời tỏa sáng thế giới của chúng ta, cùng những người xung quanh chúng ta. Thiện tâm là lòng tốt, là tình yêu thương và là cảm xúc tốt đẹp nhất của nhân loại. Thiện tâm sẽ cho chúng ta một cuộc sống hạnh phúc nhất. Thiện tâm cũng giống như nước vậy. Nó làm tươi mát nơi khô cằn và thỏa mãn cơn khát của nội tâm. Một người thiện tâm sẽ không đối xử với mọi người như kẻ thù. Anh ta luôn biết hài lòng với bản thân mình. Anh ta sẽ không bị làm phiền hay xáo động bởi đủ loại rắc rối và mâu thuẫn trong cuộc sống. Hạnh phúc và vui vẻ thật sự nằm sẵn trong tâm anh ta.

Lão Tử, nhà tư tưởng Trung Quốc cổ đại nói như sau trong cuốn “Đạo Đức Kinh”: “Tri túc chi túc, hằng túc hĩ”. Nghĩa là biết thế nào là đủ thì sẽ vĩnh viễn không thiếu gì. Một người thiện tâm có thể không có nhiều của cải, tài sản, xe hơi hay tiền tiết kiệm, nhưng anh ta biết thế nào là đủ và vui hưởng một cuộc sống hạnh phúc.

Thứ Ba, 7 tháng 1, 2014

Luận Bàn Về Câu Thành Ngữ: Ếch Ngồi Đáy Giếng

Chú rùa biển đang bơi dưới biển sâu giữa những chú cá, sò và rặng san hô (Ảnh Tarik Tinazay/AFP/Getty Images).

Một ngày, chú ếch sống trong chiếc giếng cạn đã lên giọng nói với chú rùa sống ngoài Biển Đông.

“Cuộc sống dưới giếng của tôi thực sự là vui! Khi muốn ra ngoài, tôi chỉ cần leo lên thành giếng. Rồi khi trở lại, tôi nghỉ ngơi tại khe nứt trong giếng. “Lúc bơi lội, nước ngập đến nách nhưng đầu tôi nổi lên trên. Tôi nhúng chân vào đám bùn mềm mại và chơi đùa với nó.

Hãy nhìn những chú sò, cua và cá xung quanh cũng đang hưởng thụ cuộc sống hạnh phúc như tôi. Không những thế chiếc giếng này là lãnh thổ của tôi, chỉ phục vụ cho riêng tôi. Thật là một cuộc sống tuyệt vời. Sao anh không thử vào đây trải nghiệm điều tuyệt vời ấy nhỉ?”

Nhận lời mời của chú ếch, chú rùa chuẩn bị vào chiếc giếng. Nhưng trước khi chú rùa có thể di chuyển được chân trái thì chân phải của chú đã bị mắc vào thành giếng. Chú không vào bên trong giếng nữa và bắt đầu kể cho chú ếch nghe về biển cả.

Biển bao lớn? Có dùng cả ngàn dặm cũng không thể mô tả được sự bao la của biển, cả ngàn feet cũng không mô tả được độ sâu của biển cả.

“Vào thời gian trị vì của vua Đại Vũ triều nhà Hạ, trong vòng 10 năm thì có 9 năm lũ lụt nhưng mực nước biển không hề dâng cao.

Vào thời gian trị vì của vua Thành Thang triều nhà Thương, trong vòng 8 năm thì có 7 năm bị hạn hán nhưng nước biển không bị cạn khô.

Không bị ảnh hưởng bởi thời gian hay sự lên xuống của thuỷ triều, đó là điều tuyệt vời khi sống ở Biển Đông”.

Nghe những điều tuyệt vời về biển cả, chú ếch đã chấn động. Chú bắt đầu cảm nhận được sự hạn hẹp của cuộc sống trong chiếc giếng nhỏ bé.

Mở Mang Tầm Mắt

Đây là câu chuyện về câu ngụ ngôn của Trung Quốc “Ếch ngồi đáy giếng”, ám chỉ người có suy nghĩ hẹp hòi hoặc kiến thức nông cạn.

Câu chuyện bắt nguồn từ một đoạn trong một chương có tên “Thu Thuỷ” (làn nước mùa thu) trong cuốn sách Trang Tử.

Trong đoạn văn, Bắc Hải Long Vương đã liên tưởng tới chú ếch ngồi đáy giếng khi nói chuyện với Hà Bá, thần sông Hoàng Hà, vị thần này nghĩ rằng chẳng gì có thể sánh được với con sông mà thần đang ngự cho đến khi ngài nhìn thấy sự bao la của biển cả.

Bắc Hải Long Vương nói: “Không thể nào nói chuyện về biển cả với một con ếch ngồi đáy giếng, bởi sự hạn chế của môi trường sống.

Không thể nào giải thích được về băng tuyết cho những chú côn trùng mùa hè hiểu, những loài mà chỉ biết về điều kiện thời tiết trong mùa của mình.

Tương tự không thể nào có thể giảng về ĐẠO cho những người có tầm nhìn hạn hẹp, những người luôn hạn chế bản thân bởi những gì họ được học.

Hôm nay, vì được thấy biển cả vĩ đại nên ông mới có thể nhận ra sự kém hiểu biết của mình nên ta nghĩ rằng có thể đàm luận với ông về những nguyên lý cao thâm”.

Môi trường sống hạn chế suy nghĩ và trình độ của con người, đồng thời sự tự mãn và kiêu ngạo là kết quả của suy nghĩ hẹp hỏi và thiếu hiểu biết.

Câu chuyện này khuyên con người ta rằng chỉ khi mở rộng tầm nhìn và loại bỏ các định kiến thì chúng ta mới có thể giải phóng những hạn chế trong suy nghĩ đồng thời hiểu cũng như chấp nhận các nguyên lý cao siêu hơn.

Thứ Hai, 6 tháng 1, 2014

Huyền thọai Uống Giấm

Vì sao “Uống Giấm” là đồng nghĩa với “Ghen tuông”?

Tương truyền dưới thời Hoàng Đế Đường Thái Tông có vị tể tướng tên là Phong Huyền Linh nổi tiếng sợ vợ. Mặc dù vợ của ông độc đoán và nóng nảy, nhưng cô luôn chắm sóc cho chồng chu đáo mà không cần người giúp việc.

Một ngày nọ, trong buổi tiệc với các quan nhất phẩm, vua cao hứng với mọi người. Sau vài ly rượu tất cả đã ngà ngà say. Phong Huyền Linh khoe khoang với mọi người rằng ông chẳng sợ vợ. Vị hoàng đế cảm thấy hài lòng vì điều đó nên đã ban tặng hai người đẹp cho tể tướng làm thê thiếp. Khi Phong tể tướng tỉnh rượu, ông lo sợ vợ sẽ giận dữ vì sự mất tự chủ của bản thân.



Đờng Thái Tông và Phong Huyền Linh

Các quan lại trong triều đã cố gắng động viên an ủi ông và nhắc nhở rằng hai người phụ nữ đẹp đó là ơn trên của Hoàng Đế, vợ ông liệu dám đụng vào không? Phong Huyền Linh bình tĩnh thu xếp cẩn thận đưa hai người phụ nữ về nhà. Như dự đoán vợ của ông vô cùng tức giận, la hét, mắng mỏ và buộc chồng phải đưa hai người đẹp trả lại.

Khi đức vua nghe tin, ông muốn gây áp lực với vợ tể tướng để trị tính nóng nảy của bà ta. Ông triệu hồi hai vợ chồng tể tướng trước mặt . Khi tất cả đến vấn an, Hoàng Đế chỉ tay vào hai người đẹp và một bình rượu độc rồi nói với vợ tể tướng :” Trẫm không cần phải nhắc lại tội kháng chỉ nữa . Ngươi chỉ có hai lựa chọn : Một là đưa hai người phụ nữ này trở về, Hai là uống rượu độc tự vẫn. Như vậy ngươi sẽ không thể ghen tuông với ai nữa”

Quan tể tướng biết vợ của ông rất bốc đồng vì thế ông quỳ lạy cầu xin Hoàng Đế. Đường Thái Tông giận dữ nói :” Đường đường là một tể tướng mà dám không tuân lệnh Trẫm lại còn lẻo mép.” Phong phu nhân xem xét hai người phụ nữ đẹp và nhận ra cô sẽ không bao giờ cạnh tranh được với họ, một khi họ về làm thiếp, cô sẽ không thể tồn tại. Bằng cách này hay cách khác, cô cũng sẽ thất bại. Cô suy nghĩ một vài giây và quyết định uống rượu độc.

Sau khi Phong phu nhân cầm bình rượu và uống một mạch mà không do dự, quan tể tướng ôm vợ và khóc nức nở. Tất cả quan lại đều cười ồ lên vì đó chỉ là vở kịch. Từ chai rượu tưởng là có độc chỉ đựng toàn dấm. Đường Thái Tông chứng kiến và thảng thốt :” Đến Trẫm còn phải sợ cô ấy, huống gì là Phong Huyền Linh.”

Vợ của Phong tể tướng hài lòng và mỉm cười. Rượu độc chỉ là hình phạt giả. Kể từ câu chuyện đó, trong tiếng Trung Quốc “Uống giấm” là từ đồng nghĩa với từ “Ghen tuông”.

Chủ Nhật, 5 tháng 1, 2014

Những người mẹ nổi tiếng trong lịch sử




Trung Quốc cổ đại có rất nhiều phụ nữ là mẹ của các bậc danh nhân trong lịch sử Trung Hoa. Sự dạy dỗ đức độ, trí tuệ và sự hậu thuẫn từ những người mẹ mẫu mực này đã giúp định hình nên vận mệnh cho con cái và cả đất nước của họ.

Một trong số đó là Nhạc Mẫu - thân mẫu của đại tướng quân Nhạc Phi, sinh năm 1103, cuối triều Bắc Tống. Cha mẹ của Nhạc Phi là nông dân chất phác sống ở nơi ngày nay là tỉnh Hồ Nam.

Khi Nhạc Phi còn là một thanh niên, Trung Hoa thường xuyên bị quân Nữ Chân tấn công từ phía bắc. Khi đó, triều đình nhà Tống gấp rút tuyển mộ quân sĩ để bảo vệ biên cương.

Chuyện kể rằng, Nhạc Phi rất hiếu thảo và thương mẹ nên chỉ muốn ở nhà phụng dưỡng mẹ thay vì nhập ngũ. Nhưng mẹ của ông đã không cho phép con trai trốn tránh nghĩa vụ của mình.

Biết con mình đang băn khoăn giữa chữ "Trung" và chữ "Hiếu", Nhạc Mẫu đã động viên con trai hãy nắm lấy vinh dự được đứng lên bảo vệ tổ quốc.

Nhằm khích lệ tinh thần cho Nhạc Phi, bà đã xăm 4 chữ lên lưng ông: "Tận - Trung - Báo - Quốc". Câu đó có nghĩa là "trung thành phục vụ đất nước".

Nhờ những lời cầu chúc và sự động viên không ngừng từ người mẹ của mình, Nhạc Phi đã nhập ngũ và sau đó đã trở thành một trong những đại tướng quân uy dũng nhất triều Nam Tống.

Năm 1136, khi nghe tin mẹ qua đời, Nhạc Phi đã xin nghỉ phép về quê chịu tang mẹ. Nhưng ông lại bị triệu hồi để nhận nhiệm vụ chống quân Kim xâm lược từ phương Bắc.

Ngày nay, tướng quân Nhạc Phi là biểu tượng cho lòng hiếu thảo và trung kiên. Và mẹ của ông cũng được người đời tôn kính vì đã đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nên vận mệnh của con trai mình.

Lịch sử Trung Quốc cổ đại còn ghi chép về một người mẹ khác, đó là bà Chương thị, mẹ của Mạnh Tử--một trong những nhà tư tưởng lớn nhất của Trung Quốc, sống vào thế kỷ thứ 4 sau Công Nguyên.

Mạnh Tử mất cha từ nhỏ, và lớn lên bằng sự nuôi nấng của một mình mẹ ông. Dù gia cảnh rất nghèo khó nhưng điều đó không thể ngăn bà tìm một môi trường thật tốt cho việc nuôi dạy con trai của mình.

Chuyện kể rằng Mạnh mẫu đã chuyển nhà ba lần trước khi tìm được một nơi phù hợp.

Ngôi nhà đầu tiên ở gần một nghĩa địa. Bà để ý thấy Mạnh Tử hay bắt chước những người khóc lóc đưa tang, và nhận ra đây không phải là một môi trường tốt cho con trai bà. Do đó bà đã chuyển đến sống gần một khu chợ. Thế nhưng ngay khi bà thấy Mạnh Tử nhại theo giọng điệu tranh cãi mặc cả của dân buôn ở đó, bà lại quyết định dọn nhà một lần nữa. Bà không muốn con trai mình cư xử như dân chợ búa, vì theo quan niệm ở Trung Quốc ngày xưa, các lái buôn và thương nhân được coi là tầng lớp thấp nhất trong xã hội.

Mạnh mẫu sau đó đã chuyển đến gần một trường học. Khi thấy Mạnh Tử học theo phong thái của các thư sinh, bà cho rằng đây chính là nơi phù hợp để nuôi dạy con cái. Nhờ ảnh hưởng của các học giả ở đó mà cậu bé Mạnh Tử đã chuyên cần học tập và khi trưởng thành đã trở thành một trong những học giả Nho giáo nổi tiếng nhất lịch sử.

Ngày nay, câu "Mạnh mẫu tam thiên" ("Mạnh mẫu chuyển nhà ba lần") là một thành ngữ nổi tiếng trong kho tàng tiếng Trung. Nó nhấn mạnh tầm quan trọng của một môi trường lành mạnh trong việc nuôi dạy con cái.

Thứ Năm, 2 tháng 1, 2014

Tránh sắc như tránh tên, phú quý con cháu hưng

Lữ Thanh sống vào triều Minh, thường ngày ưa thích đàm luận việc dâm ô và nhìn trộm phụ nữ; khi anh ta được 30 tuổi, gia cảnh bần cùng đến cực điểm, hai người con đều lần lượt qua đời.


Một ngày kia, Lữ Thanh đột nhiên chết bất đắc kỳ tử và nhìn thấy ông nội rất tức giận, nói với anh ta: “Nhà chúng ta hai thế hệ đều tích thiện, mệnh của cháu lẽ ra phát tài lớn; chẳng ngờ đến cháu, tâm ưa sắc đẹp, mắt miệng đều tạo nghiệp chướng, phúc báo đều sắp cạn sạch rồi. Ta e rằng cháu sẽ thật sự phạm phải việc tà dâm, như thế hậu duệ cả nhà chúng ta sẽ không còn hy vọng gì nữa; do đó ta mới cầu xin Diêm vương bắt cháu xuống âm tào địa phủ để xem xem, cho cháu biết lợi hại thế nào!”

Lữ Thanh nói: “Nghe nói tư thông với vợ người khác mới phải nhận báo ứng là tuyệt tự; sự thật cháu rất sợ nhận phải báo ứng này nên mới chưa từng phạm phải!”

Vị Minh lại đứng bên cạnh nói: “Há chỉ là tuyệt tự không thôi! Nếu như là người nữ chủ động đến cám dỗ mà tự mình thuận theo chứ không chối từ, thì tội nghiệt này chính là báo ứng tuyệt tự. Còn nếu là tự mình dụ dỗ thúc ép người ta, hơn nữa tái phạm nhiều lần, làm bại hoại luân thường người ta, khiến người ta phá thai, thậm chí giết chồng giết con, thì chính là đại tội, há chỉ là tuyệt tự không thôi? Đối với tội tà dâm, pháp luật ở thế gian quá ư khoan hồng, thế nhưng pháp luật ở âm gian lại rất nghiêm khắc. Phàm là người hễ động dục niệm tà dâm, thì ba thần xác sẽ đến tự thú, Táo quân và Thành hoàng sẽ đến trình tấu sự thật; nếu như họ giấu diếm hoặc bỏ sót, thì cũng là lỗi nặng! Ngươi thử xem hôm nay xử trí thế nào thì sẽ rõ ngay.”

Một lúc sau, đám quỷ tốt đưa rất nhiều phạm nhân từng phạm tội tà dâm đến trước mặt; họ đều đeo xiềng xích, quỳ trên mặt đất; Diêm vương nghiêm khắc phán: “Người này biến thành kẻ ăn xin vừa điên vừa câm, người này biến thành kỹ nữ mù mắt, người này hai đời làm trâu, người này mười đời làm heo.” Diêm vương phán xét xong xuôi, đám quỷ tốt lại áp giải họ đi đầu thai.

Lữ Thanh xem xong sợ đến sởn cả gai ốc. Vị Minh lại nói: “Còn có nhiều trừng phạt nghiêm khắc hơn nhiều! Ngươi nhất thiết không được vì chốc lát thèm muốn hoan ái mà đánh mất thân người, cần phải tránh sắc như tránh mũi tên, đồng thời mau chóng in bài văn để khuyên răn người đời!”

Một lúc sau, Diêm vương lệnh thả Lữ Thanh về dương gian. Lữ Thanh in một vạn bài viết du địa phủ để cảnh tỉnh thế nhân, lại rất cố gắng làm việc thiện.

Khi Lữ Thanh được 40 tuổi thì liên tục sinh hai người con, gia tài lên tới bạc triệu, giàu có phi thường. Lữ Thanh sau đó quyết định đoạn tuyệt duyên trần, đi về Nam Hải tu Đạo.

Đây là đồng hương Thái Tinh của Lữ Thanh ghi lại.

Thứ Tư, 1 tháng 1, 2014

Chữa bệnh cho người giàu thường khó hơn



Danh y Quách Vũ nổi tiếng thời Đông Hán cho rằng, khi tiến hành châm cứu, phải hết sức tập trung vào việc làm và kim châm lệch đồng nghĩa với thất bại.

Theo truyện xưa ghi lại, Danh y Quách Vũ cho rằng chữa bệnh cho người giàu gặp nhiều khó khăn hơn. Thầy thuốc nổi tiếng trong lịch sử Biển thước cũng có cùng quan điểm.

Dưới triều Đông Hán, Quách Vũ là một ngự y, thường được ca ngợi với tài nghệ siêu thường. Mặc dù là một ngự y, ông không bao giờ từ chối chữa bệnh cho người nghèo. Ông nhận thấy phương pháp điều trị của mình có hiệu quả hơn với người nghèo, điều khiến mọi người khó hiểu trong khi hiệu quả đối với tầng lớp thượng lưu không bao giờ được như vậy. Hoàng đế nghĩ rằng có điều gì bất thường ở đây, vì vậy ông bảo những quý tộc ăn vận rách rưới khi tới gặp Quách Vũ. Thực vậy, bệnh của họ rất mau lành.

Hoàng đế rất khó chịu và cho gọi Quách Vũ vào cung vì chuyện này. Quách Vũ đáp: “Phép tắc cơ bản của trị bệnh là sự tập trung. Đối với tầng lớp thượng lưu có bốn khó khăn: Họ không tôn trọng lời khuyên của thầy thuốc, cuộc sống của họ khác với người dân bình thường, họ có thể chất yếu và rất kiêu ngạo dẫn đến thường hay “hạn chế” thầy thuốc của mình. Chẳng hạn, khi tiến hành châm cứu, người ta phải hoàn toàn tập trung vào công việc. Kim châm bị lệch đồng nghĩa với thất bại. Chữa bệnh cho người giàu thường gây tâm lý lo lắng cho các thầy thuốc và do đó khiến việc điều trị trở nên khó khăn hơn".

Sau khi nghe lời giải thích của ông, hoàng đế gật đầu tỏ vẻ đồng ý và ra lệnh cho những người trong cung thay đổi thái độ cùng những thói quen xấu của mình. Câu nói "thật khó để chữa trị cho người giàu" lan truyền từ đó.

Thật trùng hợp, Biển thước thời Chiến Quốc cũng có quan điểm tương tự. Biển Thước đã đi tới nhiều quốc gia khác nhau và dùng tài năng của mình để làm dịu bớt đau khổ cho người dân. Mặc dù Biển Thước là bậc kỳ tài, nhưng ông có một quy tắc về 6 loại người mà ông sẽ không trị bệnh:

1. - Những người có quyền lực mà kiêu ngạo, độc đoán.

2. - Những người tham tiền hơn mọi thứ

3. - Những người tham ăn, tham uống

4. - Những người bệnh nặng, nhưng không chịu điều trị từ sớm

5. - Những người quá yếu để dùng thuốc

6. - Những người tin vào yêu thuật mà không tin vào thầy thuốc


Theo truyện xưa, Danh y Quách Vũ cho rằng thật khó để chữa bệnh cho người giàu. Thầy thuốc nổi tiếng trong lịch sử Biển Thước cũng có cùng quan điểm. Hình trên: sơ đồ châm cứu từ thời nhà Minh.