Trang chu

Chủ Nhật, 26 tháng 3, 2017

Bị người khác làm vỡ bình trà quý và xử sự bất ngờ của lão hòa thượng

“Cầm lên được thì cũng phải bỏ xuống được”, mấy ai có thể hành xử được như lão hòa thượng trong câu chuyện này!


Xưa kia ở trong một ngôi chùa cổ có một vị hòa thượng rất đam mê và yêu thích bình cổ. Chỉ cần nghe thấy có người nói ở đâu đó có chiếc bình cổ đẹp là ông sẽ không quản ngại đường xá xa xôi để đến mua về thưởng thức. Trong những thứ mà ông sưu tập được, có một chiếc ấm pha trà mà ông rất yêu thích.

Một hôm có một người bạn rất lâu ngày đến chùa thăm hòa thượng. Vị hòa thượng trong lòng rất vui liền lấy chiếc ấm pha trà ra pha để tiếp đãi bạn. Người bạn của ông hết lời khen ngợi chiếc ấm trà và không ngừng cầm lên để bình luận, thưởng thức vẻ đẹp của nó. Thế rồi, thật không may, người bạn lỡ tay đánh rơi, ấm trà rơi xuống đất vỡ tan.

Vị hòa thượng liền ngồi xuống nhặt những mảnh vỡ ấy lại và lấy ra một chiếc ấm khác rồi tiếp tục pha trà. Sau đó vị hòa thượng tiếp tục cười nói như chưa có chuyện gì xảy ra.

Trong chùa có một vị hòa thượng trẻ tuổi chứng kiến sự việc ấy thì rất lấy làm khó hiểu, hỏi ông: “Thưa thầy! Đây là chiếc ấm mà thầy yêu thích nhất, nhưng lại bị rơi vỡ mất. Chẳng lẽ, thầy không buồn, không thương tiếc hay sao ạ?”.

Vị hòa thượng cười nói: “Sự việc đã xảy ra rồi, lưu luyến, tiếc nuối nào có ích gì? Chi bằng hãy nghĩ rằng một lúc nào đó có thể sẽ tìm được một chiếc tốt hơn, đẹp hơn!”.

Trong cuộc sống, chẳng phải có rất nhiều thời điểm, chúng ta luôn canh cánh trong lòng những sự tình, những chuyện đã xảy ra sao? Kỳ thực, đó chính là ôm trong lòng sự phiền não vô ích mà không bỏ. Nếu như có thái độ sống “cầm lên được thì cũng phải bỏ xuống được” thì cuộc đời mới luôn vui vẻ, thoải mái.

Có thể ngày hôm qua, bạn đã làm ầm ĩ với một ai đó và trong lòng rất căm phẫn bất bình, cứ nghĩ đến lại thấy bực tức trong lòng. Càng nghĩ càng bực mình, thậm chí muốn “trả đũa” cho họ một phen. Nhưng hãy bình tâm suy ngẫm lại! Chẳng phải đó đã là chuyện quá khứ rồi sao? Có thể họ đã sớm đem sự tình xích mích với bạn để sang một bên và hiện giờ đang vui vẻ hưởng thụ cuộc sống của mình rồi! Vậy mà bạn vẫn còn ở đây giận dữ, làm tổn hại chính mình hay sao?

Trước đây từng có một cô gái trong lòng đầy oán hận một người đồng nghiệp mà nói rằng: “Tôi trở nên khổ sở như thế này là chính vì cô ta đã quá đáng!” 

Người bạn của cô gái nghe thấy lời than trách như vậy liền nói:“Ồ! Tình cảnh của bạn thật là bi thảm đó! Nhưng thực ra người làm bạn khổ sở như vậy lại chính là bạn đấy!”.

Cô gái hỏi lại: “Sao có thể nói là do tôi được, chính là do cô ta đã đối xử không tốt với tôi đấy chứ!”.

“Nỗi khổ của bạn chẳng phải là do cách nghĩ của bản thân bạn tạo thành sao? Hãy suy nghĩ một chút đi, sự tình cũng đã qua đi rồi, nỗi khổ hiện tại của bạn là từ đâu mà đến? Chẳng phải do bạn không buông bỏ được quá khứ hay sao? Nếu như không phải bạn suy nghĩ về nó, cấp năng lượng cho nó thì nỗi thống khổ ấy làm sao mà tồn tại mãi được?” – Người bạn nói.

Hãy buông bỏ thống khổ mà sống cuộc đời thong dong tự tại, tận hưởng cuộc sống. Ông trời sẽ không bao giờ tuyệt đường người! Điều mấu chốt là chúng ta có nguyện ý buông bỏ không mà thôi.

Suy cho cùng, chúng ta là người duy nhất quyết định bản thân phải chịu khổ bao lâu. Đã là người quyết định, tại sao còn khiến bản thân phải chịu khổ trong một thời gian lâu mà không chịu buông đây?

Thứ Ba, 14 tháng 3, 2017

Dựa núi núi ngả, dựa người người chạy, tuổi trẻ tốt nhất là dựa vào chính mình

Một cậu sinh viên năm 2 suy nghĩ: “Học để làm gì, chẳng phải để có việc làm, làm việc chẳng phải để kiếm tiền, kiếm tiền chẳng phải là để tìm bạn gái?”…

Tuổi trẻ, tốt nhất là hãy dựa vào sức của mình. (Ảnh minh họa)

Xã hội chưa từng cấp cho tuổi trẻ một chút đặc quyền nào, bởi vì xã hội này không thiếu nhất chính là người trẻ tuổi.

Những thứ rỗng tuếch, vô bổ, không ý nghĩa, nhưng lại đang làm khuynh đảo tuổi thanh xuân của rất nhiều người.

Có chàng trai 21 tuổi, học năm hai tại một trường đại học, hoàn cảnh gia đình bình thường, cậu ta không đi làm thêm, thành tích học tập cũng không phải quá xuất sắc, không có thu nhập nào, sống nhờ vào tiền bố mẹ gửi lên hàng tháng.

Cậu sống một cuộc sống hưởng thụ, sử dụng điện thoại iPhone nói chuyện yêu đương, cùng bạn bè hát Karaoke, uống cà phê, uống rượu. Hàng tháng, tới ngày 20, tiền khô cháy túi, nhưng cậu ta quyết định, vẫn phải có một buổi hẹn hò yêu đương lãng mạn.

Thế là cậu ta gọi điện về nhà, giống hệt như làm ảo thuật, chỉ cần xoay thẻ một cái là tiền tuôn ra ngay.

Rồi cậu ta đến tiệm hoa mua 99 đóa hoa hồng, sau đó mang đến tặng bạn gái. Bạn gái nhìn thấy hoa, nở một nụ cười tươi. Cậu ta rất mãn nguyện tiến đến nắm tay bạn gái, dẫn cô đến tiệm cơm khá sang ở ngã rẽ, đặt một bàn, ăn cơm xong, hai người nhìn nhau, một bầu không khí ngập tràn hạnh phúc…

Cậu ta nghĩ rằng mình thật thành công, mới năm hai đã có bạn gái, trong khi những đứa nhận học bổng suốt ngày lọ mọ trong đống sách vở, cuộc sống thật nhàm chán.

(Ảnh: Internet)

Cậu ta nghĩ, học để làm gì?

Chẳng phải để có việc làm?

Làm việc chẳng phải để kiếm tiền?

Kiếm tiền chẳng phải là để tìm bạn gái?

Bây giờ mình có bạn gái rồi, đỡ phải đi đường vòng, rút ngắn được vài bước, đường nào thì chả về đích!

Nhưng, có rất nhiều việc cậu ta không biết…

Cậu ta không biết, bố mẹ mình ở nhà đang sử dụng điện thoại Nokia đời cũ rích, hàng ngày vẫn ăn nhưng bữa ăn đạm bạc.

Cậu ta không biết, những người bạn được học bổng kia không có bạn gái, không phải là họ không tìm được, mà là họ nghĩ sẽ phiền phức, có thể ảnh hưởng đến tương lai…

Có người lái xe thể thao rất sang đi đây đi đó chơi, kỳ thực, xe là của ông chủ họ, họ chỉ là tài xế.

Có người ngày ngày đi đến quán bar, vũ trường, kỳ thực, họ chỉ là nhân viên nghiệp vụ cả ngày chỉ biết xin ông cáo bà.

Có người mua một căn nhà lớn, mọi thứ trong nhà đều rất tiện nghi, kỳ thực số tiền họ nợ còn lớn hơn giá trị căn nhà rất nhiều.

Có người vì để mua một cái túi da hàng hiệu, mà phải nhịn ăn uống dành tiền cả một năm.

Cuộc sống là vậy, rất nhiều người có cách sống hoàn toàn trái ngược với hoàn cảnh thực của mình. Đó là một dạng tâm lý “càng thiếu cái gì thì càng phơi cái đó”.

(Ảnh: Internet)

Phẩm vị không nhất thiết phải trưng bày

Cũng có những người ngày ngày cũng bắt xe công cộng đi làm, nhưng lại có đến 3 căn nhà, họ nghĩ đi xe công cộng vừa tiện lợi lại vừa bảo vệ môi trường.

Có người dùng điện thoại cũ rích, nhưng lại mua dám mua một cây đàn Piano hạng xịn.

Có người chỉ đi đôi giày vải rẻ tiền, nhưng trong nhà lại có được bộ sưu tầm được rất nhiều tranh chữ thư pháp nổi tiếng. Bởi vì, đó là niềm đam mê nghệ thuật, cũng là thể hiện của sự tu dưỡng.

Có người mua một cái túi xách cũng phải suy nghĩ rất lâu, họ muốn dành tiền giúp một em bé nghèo mù chữ ở miền núi được đến trường. Bởi vì, làm từ thiện là một loại sức mạnh.

Có người dung mạo xấu xí, nhưng lại thực hiện được ước mơ của mình. Bởi vì, họ dám nghĩ, dám làm, dám mơ.


Đời người…

Có thể theo đuổi, nhưng không cần thiết phải tranh giành.

Bạn có thể trống rỗng, nhưng nhất định phải dựa vào chính mình, bước đi trên đôi chân của mình.

Dựa núi núi ngả, dựa người người chạy, dựa cha mẹ cũng không được lâu vì cha mẹ sẽ già.

Người trẻ tuổi, dựa vào chính mình là tốt nhất!

Thứ Ba, 7 tháng 3, 2017

Cô em gái ngốc nghếch bị bỏ rơi, một câu chuyện xúc động lòng người…

Đứa trẻ tự kỷ bị bỏ rơi nơi xó chợ được một người tốt bụng nhận về nuôi, và rồi, những việc làm của cô bé ấy khiến người ta xúc động mãi…


Cha của A Lệ đã mất trong một vụ tai nạn giao thông khi cô còn quá nhỏ, mẹ cô còn trẻ đã phải ở góa. Năm cô 10 tuổi, có một lần hai mẹ con cùng đi ra chợ, nhìn thấy một đám trẻ đang vây đánh một bé gái.

Bé gái ấy không hề chống trả lại, khắp người chỉ toàn là bụi bẩn và nước miếng. Người mẹ vội vàng chạy đến gạt đám trẻ đó ra, rồi đỡ bé gái lên. Đứa bé này khoảng chừng 6, 7 tuổi, ánh mắt đờ đẫn, hỏi gì cũng đều không biết.

“Nó là con ngốc, mấy ngày trước bị người ta bỏ ở đây”, lũ trẻ nhao nhao ầm ĩ mà nói với mẹ của A Lệ.

Bà mẹ phủi sạch bụi đất trên người bé gái này rồi nói: “Hãy theo cô về nhà nào!”.

A Lệ nhìn nhìn mẹ, hỏi: “Tại sao phải dẫn con bé ngốc này về nhà chứ?”.

Mẹ nói: “Nếu như không có người lo cho nó, thì nó sẽ bị lạnh chết hoặc đói chết, đâu thể thấy chết mà không cứu chứ con”.

A Lệ nghển thẳng cổ ra, hỏi: “Vậy tại sao những người khác đều không quản? Nó lạnh chết hay đói chết thì có liên quan gì với chúng ta chứ?”. Vừa nghe thấy lời này, người mẹ liền giơ tay lên giáng cho A Lệ một bạt tai.

Chính vì cái bạt tai này, A Lệ đã ghi hận lên người con bé ngốc này.

Cô bé ngốc được mẹ dẫn về nhà, tắm gội, cắt tóc cho nó, lại còn lấy quần áo lúc nhỏ của A Lệ ra cho nó mặc. Trong miệng nó đôi lúc cũng nói những câu mơ hồ, nhưng không ai nghe rõ được là con bé đang nói những gì.

Người mẹ thương xót nói rằng: “Sau này gọi con là A Tú vậy, A Tú, A Lệ, vừa nghe qua thì đã biết là hai chị em”.

A Lệ tức đến không chịu được, nói với mẹ rằng: “Con không có em gái”.

Mùa xuân, trong làng có một bác sĩ thường xuyên đến khám và chữa bệnh. Người mẹ vội vàng dẫn A Tú đi kiểm tra.

Bác sĩ kiểm tra một hồi, cuối cùng nói với mẹ rằng: “Đứa trẻ này có phần tự kỷ, đầu óc chỉ tương đương với đứa trẻ ba tuổi. Cách trị liệu tốt nhất chính là quan tâm đến nó nhiều hơn, trò chuyện với nó nhiều vào, tuyệt đối đừng có bỏ rơi nó”.

Người mẹ ghi nhớ lời dặn của bác sĩ, chỉ cần A Tú vừa ngủ dậy, liền luôn miệng nói này nói nọ với nó, không chỉ bản thân mẹ nói thôi, mà A Lệ cũng cần phải nói nữa.

Thấy A Lệ xụ mặt xuống, mẹ liền đặt ra một quy định cứng nhắc, mỗi ngày ít nhất phải nói với em gái một trăm câu. Cô giận dỗi, liền nói lung tung một hồi như cái máy, A Tú ngơ ngác nhìn cô, ánh mắt đờ đẫn như chẳng hiểu gì cả.

A Lệ ghét cay ghét đắng A Tú. Chỉ cần cô đến trường, thì sẽ có bạn học chỉ chỉ trỏ trỏ bàn tán sau lưng cô rằng: “Chính là nhà nó đã nhận nuôi một con ngốc đấy!”. Nghe thấy những lời này, cô tức đến tỏ mặt tía tai.

Chỉ cần mẹ không ở bên cạnh, A Lệ liền đối với A Tú rất tệ hại. Hoặc là không cho A Tú ăn no, hoặc là quăng ném quần áo của con bé khắp mọi nơi, bởi dù sao thì con bé cũng không biết nói chuyện, cũng không biết mách lại với mẹ.

Có những lúc, mẹ bảo A Lệ dắt A Tú ra ngoài chơi với các bạn. Nhưng thử hỏi có ai lại thích chơi với một con bé ngốc cơ chứ? Chỉ cần A Tú bước chân ra ngoài, thì sẽ bị đám trẻ trong xóm xúm lại bắt nạt, thậm chí có đứa còn quăng rác ném đất, ném lon nước lên người A Tú, rồi cùng nhau vỗ tay reo lên rằng “con ngốc”.

A Tú ôm đầu trốn vào trong góc tường, miệng nuốt nước mắt, khẽ kêu lên hai tiếng “chị ơi”, nhưng A Lệ trước sau lại không thèm để ý.


Năm A Tú lên 8 tuổi, mẹ bảo A Lệ dẫn theo A Tú đến trường. A Lệ khóc lóc nói với mẹ rằng: “Con thà nghỉ học, cũng không muốn dẫn A Tú đi”. Không có bố, gia cảnh lại nghèo, bản thân A Lệ vốn đã cảm thấy rất mặc cảm tự ti rồi, vậy nên cô không muốn dẫn theo đứa em gái ngốc nghếch này để mọi người cười nhạo được.

Mẹ thở dài chẳng biết làm sao. Tuy trường học chỉ ở làng bên cạnh, A Tú lại không thể một mình đi đến đó được. Ngay ở trong làng, nhiều lúc con bé còn đi lạc nữa, huống hồ là ở ngoài thôn? Không có cách nào khác, mẹ đành phải nhốt A Tú ở trong nhà. A Tú cũng chịu ở yên một chỗ, cầm lấy que củi vẽ vẽ vạch vạch trên mặt đất, hễ vẽ một cái là mất hơn nửa ngày trời.

Thoáng một cái đã mấy năm trôi qua, A Tú giờ lớn khôn trở thành một thiếu nữ, gương mặt tròn trịa xinh đẹp, nhưng đầu óc vẫn không có thay đổi gì lớn. Cô đã nhớ được đường, có thể theo mẹ ra ruộng làm những công việc đồng áng, có thể lo liệu việc nhà. Còn A Lệ thì lại thuận lợi học xong cấp ba, và thi lên đại học.

Giống như chim ưng bay ra ngoài tổ, A Lệ cảm nhận được cái cảm giác tự do thoải mái trước nay chưa từng có. Một năm này, cô đã sống rất vui vẻ, thậm chí rất ít khi thấy nhớ nhà. Nhưng sau khi cô nghỉ hè về lại nhà, vừa mới bước vào cửa thì đã nghe chuyện chẳng lành.

Mẹ cô trúng gió nằm liệt trên giường, A Tú cõng mẹ ngồi lên chiếc xe ba gác, tự mình kéo mẹ đến bệnh viện, cách một ngày phải đi một lần. A Lệ giật mình hỏi mẹ rằng: “Mẹ, mẹ bị bệnh khi nào vậy? Sao mẹ lại không nói với con một tiếng?”.

Mẹ nói: “Đã hơn ba tháng rồi, kinh phí nằm viện đắt quá, nhưng cách ngày cần phải truyền nước biển, vậy nên A Tú đã kéo mẹ đi, đi mấy dặm đường đến bệnh viện huyện”.

A Tú nhìn chị mỉm cười, không nói một lời nào. A Lệ bước lên phía trước, nhìn thấy bả vai của A Tú bị sợi dây thừng siết chảy máu, trong lòng không khỏi xúc động. Cô hỏi A Tú: “Có đau lắm không?”.

A Tú lắc lắc đầu, nói: “Mẹ không đau, thì em cũng không đau”.

A Lệ đẩy A Tú ra, khăng khăng tự mình giành kéo chiếc xe ba gác. Nhưng mà, kéo được khoảng vài chục mét, A Lệ thật sự kéo không nổi nữa. A Tú tiếp lấy dây thừng, bước nhanh như bay.

Cô vừa đi vừa trò chuyện với mẹ: “Mẹ ơi, qua mương rồi, mẹ nhớ cẩn thận; mẹ ơi, qua cầu rồi, mẹ nhắm mắt lại; mẹ ơi, cái cây trước mặt đã trổ hoa rồi, mẹ có nhìn thấy không? Mẹ ơi, sắp đến bệnh viện rồi, mẹ mang giày vào đi… “

Truyền nước biển cho mẹ xong, trở về đến nhà, A Tú bèn núp vào trong phòng của mình. A Lệ đi lên đẩy cửa, phát hiện cửa đã bị khóa trái. Mẹ nhìn thấy liền nói: “Em con đang kiếm tiền đấy, căn bệnh này của mẹ, cũng đã tiêu tốn hơn ba nghìn đồng rồi, đều là A Tú kiếm cả đấy”.

“Kiếm tiền? Nó biết kiếm tiền ư?”, A Lệ tròn xoe con mắt, cảm thấy thật không thể tin nổi.

Mẹ mỉm cười rồi nói: “Làng mình có người làm việc cho xưởng thêu của huyện. Hôm đó có một thầy thiết kế đến làng, đi ngang qua cửa nhà chúng ta, nhìn thấy A Tú lấy que củi vẽ hoa, vẽ chim, vẽ nhà trên mặt đất, nhìn cả một hồi lâu. Con cũng biết đấy, mười mấy năm nay, A Tú lúc rảnh chẳng biết làm gì cả, chỉ biết vẽ vẽ thôi.

Không ngờ rằng, thầy thiết kế đó sau khi xem xong tranh của A Tú, hôm sau lại đến đưa tặng cho Tú nhi rất nhiều rất nhiều bút vẽ, bảo nó vẽ thử xem sao. Nếu vẽ được tốt, một bức sẽ được trả 10 đồng. Biết được có thể kiếm tiền chữa bệnh cho mẹ, Tú nhi rất vui mừng, mỗi ngày đều cố gắng vẽ cho được mười mấy bức”.


Nghỉ hè xong, A Lệ nuốt nước mắt nói với mẹ rằng: “Con muốn nghỉ học, con không thể để cho A Tú một mình chăm sóc mẹ được, hơn nữa, con cũng biết rõ điều kiện kinh tế trong nhà”.

Mẹ thở dài, buồn bã đồng ý, A Tú lại lắc lắc đầu. Cô chạy vào trong phòng của mình, lấy ra mấy cọc tiền đã dùng dây thun buộc sẵn. Úp úp mở mở nói với A Lệ rằng: “Chị à, tiền đi học….. tiền đi học của chị này”, rồi cô lại vỗ vỗ vào cái túi của mình, nói với mẹ: “Mẹ ơi, tiền chữa bệnh của mẹ, ở đây có …… ở đây có”.

A Lệ nhìn từng tờ từng tờ tiền lẻ cũ kĩ nhàu nát, tựa như đã được dành dụm từ lâu lắm rồi, khóc òa lên. A Tú sợ hãi nhìn, đưa tay muốn lau nước mắt cho chị. Đây là lần đầu tiên A Lệ nhìn kỹ bàn tay của em gái, bàn tay đó vốn dĩ nên là một bàn tay đẹp đẽ giống như của mình, nhưng giờ đây, bàn tay đó thô ráp giống như vỏ cây, đến ngày hè, thì nứt ra từng vệt từng vệt máu.

Có một ngày, A Tú quên khóa trái cửa lại, A Lệ rón rén bước vào. Cô nhìn thấy A Tú quỳ trên sàn nhà, trong tay nắm chặt cây bút vẽ, giống như nắm chặt thanh củi vậy. Bởi dùng sức không đều, A Tú thường hay vạch nát bức tranh, vậy nên đành phải vẽ lại từng bức từng bức một.

Nhìn thấy cảnh này, trong lòng A Lệ không khỏi chua xót, khắp mặt nóng ran. A Tú chưa từng đi học ngày nào, nên trước nay chưa từng có ai dạy cô cách cầm bút như thế nào! Trong lòng A Lệ, giống như bị cái gì đó bóp nghẹt lại.

Chính ngay lúc A Lệ học năm thứ tư đại học, mẹ cô bị nhồi máu cơ tim qua đời. Cô nhận được điện thoại xong, lòng nóng như lửa đốt. Nhưng khi cô chạy đến trạm xe lửa, thì phát hiện rằng không thể về nhà được, vì miền nam có trận bão tuyết, khoảng trăm nghìn người bị kẹt lại trong trạm xe lửa.

Không còn cách nào khác, cô đành phải gọi điện thoại về nhà, nhưng không lần nào có người nghe máy. Lúc đầu, A Lệ đau lòng, lo lắng, sốt ruột, sau đó tức giận. A Tú rốt cuộc đã chết đi đâu rồi, tại sao lại không nghe điện thoại.

Ở trạm xe lửa chờ đợi suốt 10 ngày trời, A Lệ cuối cùng đã lên được chuyến tàu trở về nhà. Vừa vào đến cổng, cô liền nhìn thấy ánh mắt lảng tránh của người hàng xóm.

Chầm chậm đẩy cửa ra, A Lệ nhìn thấy giữa nhà đặt một thi thể, bên trên đắp một tấm chăn màu trắng. Cô bước đến, từ từ vén tấm chăn ra. Trong chốc lát, cô điếng cả người. Dưới tấm chăn không phải là mẹ, mà là A Tú! Sao lại là A Tú? Thế còn mẹ đâu?

Người hàng xóm lắc lắc đầu, nghẹn ngào nói: “Từ sau khi mẹ con qua đời, A Tú cứ quỳ mãi ở trước linh cữu, ngơ ngơ ngác ngác không ngừng gọi mẹ tỉnh dậy để A Tú đưa mẹ đi khám bệnh. Thi thể mẹ con đã để lại nhà bảy ngày, mọi người thấy thực sự không thể chờ con thêm được nữa, nên đành phải an táng.

Buổi tối hôm đó, có cơn bão tuyết, A Tú nửa đêm lại bò dậy, ôm hết tất cả chăn mền đi ra mộ. Nó đúng là ngốc mà, lại đem hết toàn bộ số chăn đó đắp lên nấm mồ của mẹ con. Còn nó thì co rúc ở dưới gốc cây, lạnh cóng cả người. Đến khi người trong làng phát hiện ra, thì nó đã chết cóng rồi…”.

Còn chưa đợi người hàng xóm kể xong, A Lệ mắt tối sầm lại, ôm chầm lấy A Tú khóc lóc thảm thiết.

Thứ Năm, 2 tháng 3, 2017

Bài học ý nghĩa về bán cua cân luôn dây – hay bán dây cân luôn cua

Những câu chuyện dưới đây sẽ cho bạn những bài học sâu sắc và giá trị trong cuộc sống.

Bài học số 1

Chàng yêu nàng từ thuở nàng mười lăm mười sáu tuổi. Cả hai lén lút đi lại, quan hệ, quậy gia đình, trốn nhà đi, dọa chết nếu không được chấp nhận. Nếu quan hệ ấy kéo dài một năm, được gọi là phạm pháp, dụ dỗ trẻ vị thành niên, có nguy cơ ra tòa thụ án. Nếu mối tình ấy kéo dài ba năm, được gọi là yêu trộm, tình yêu oan trái. Nếu mối tình kéo dài sáu bảy năm, sẽ được gọi là tình yêu đích thực, vượt núi trèo đèo qua bao khó khăn để yêu nhau.

Kết luận: Bạn làm gì chả quan trọng, quan trọng là bạn làm được trong… bao lâu!

Bài học số 2


Một cô gái bán hoa nếu qua đêm với thợ thuyền hoặc lao động ngoại tỉnh, thì bị gọi là đối tượng xã hội. Nếu qua đêm với đại gia lừng lẫy, thì được gọi là chân dài. Nếu qua đêm với một ngôi sao sân cỏ hoặc màn bạc, sẽ được đàng hoàng lên báo kể chuyện “nghề nghiệp” và trưng ảnh hở da thịt giữa công chúng, không ai có ý định bắt nàng.

Kết luận: Bạn làm gì chả quan trọng, quan trọng là bạn làm điều đó với ai!

Bài học số 3


Phòng tắm công cộng bỗng dưng bị chập điện gây hỏa hoạn lớn, vô số chị em chạy túa ra đường mà không kịp mặc gì. Những nàng thông minh là người không lấy tay che thân thể, mà lấy tay che… mặt.

Kết luận: Hãy quan tâm tới mấu chốt của mọi vấn đề.

Bài học số 4


Một nàng gái ế chạy tới đồn cảnh sát tố cáo: “Tôi đã cẩn thận để tiền trong áo lót, thế mà thằng cha đẹp trai đứng cạnh tôi ở trên xe bus đông đúc đã móc lấy mất tiền của tôi!”. Cảnh sát ngạc nhiên: “Tại sao nó có thể móc tiền được ở một vị trí “nhạy cảm” như thế, mà cô không phát hiện ra?”

Cô nàng gái ế thút thít: “Ai ngờ được là nó chỉ muốn moi tiền?”

Kết luận: Một nhà kinh doanh tài ba là người moi được tiền của khách hàng trong lúc đang khiến khách hàng sung sướng ngất ngây.

Bài học số 5


Một con chim nhỏ bay về phương Nam tránh rét. Trời lạnh quá con chim bị lanh cứng và rơi xuống một cánh đồng lớn. Trong lúc nó nằm đấy, một con bò đi qua ỉa vào người nó. Con chim nằm giữa đống phân bò nhận ra rằng nó đang ấm dần. Ðống phân đã ủ ấm cho nó. Nó nằm đấy thấy ấm áp và hạnh phúc, nó bắt đầu cất tiếng hót yêu đời. Một con mèo đi ngang, nghe tiếng chim hót liền tới thám thính. Lần theo âm thanh, con mèo phát hiện ra con chim nằm trong đống phân, nó liền kéo con chim ra ăn thịt.

Bài học xương máu:

1. không phải ai "đi nặng" vào người mình cũng là kẻ thù của mình

2. không phải thằng nào kéo mình ra khỏi đống phân cũng là bạn mình

Bài học số 6


Một tu-sĩ nam ngỏ ý mời tu-sĩ nữ đi chung xe. Người nữ chui vào xe, ngồi bắt chéo chân để lộ 1 bên bắp chân. Người nam suýt nữa thì gây tai nạn. Sau khi điều chỉnh lại tay lái, người nam thò tay mò mẫm lên đùi người nữ. Nữ kêu: “Xin ngài, hãy nhớ điều răn 129″. Nam liền bỏ tay ra. Nhưng sau khi vào số, nam lại tiếp tục sờ soạng chân nữ. Một lần nữa nữ kêu: “Xin ngài, hãy nhớ điều răn 129″. Nam thẹn quá: “xin lỗi nữ, tôi trần tục quá”. Tới nơi, nữ thở dài và bỏ đi.

Vừa tới nhà tu, nam vội chạy vào thư viện tra cứu ngay cái điều răn 129 ấy, thấy đề: “Hãy tiến lên, tìm kiếm, xa hơn nữa, con sẽ tìm thấy hào quang.”

Bài học xương máu: Nếu anh không nắm rõ thông tin trong công việc của mình anh sẽ bỏ lỡ 1 cơ hội lớn.

Bài học số 7


Ông chồng đi tắm sau khi vợ vừa mới tắm xong, đúng lúc chuông cửa reo. Vợ vội quấn khăn tắm vào và chạy xuống mở cửa. Cửa mở thì ra là ông hàng xóm Bob. Chị vợ chưa kịp nói gì thì Bob bảo: tôi sẽ cho chị 800 đô nếu chị buông cái khăn tắm kia ra . Suy nghĩ 1 chút rồi chị vợ buông khăn tắm, đứng trần truồng trước mặt Bob. Sau vài giây ngắm nghía, Bob đưa 800 đô cho chị vợ rồi đi. Chị vợ quấn lại khăn tắm vào người rồi đi lên nhà.

– Vào đến phòng tắm, chồng hỏi: Ai đấy em?

– Vợ: ông Bob hàng xóm.

– Chồng: Tốt. thế hắn có nói gì đến số tiền 800 đô hắn nợ anh không?

Bài học xương máu: Nếu anh trao đổi thông tin tín dụng với cổ đông của mình kịp thời thì anh đã có thể ngăn được sự “phơi bày”.

Bài học số 8


Nhân viên vệ sinh của công ty rất buồn phiền vì các quý ông thường lơ đãng khi vào nhà vệ sinh. Để giải quyết những vũng nước vàng khè dưới nền toilette, công ty dán lên tường, phía trên bệ xí nam một tờ giấy: “Không tiểu tới bô chứng tỏ bạn bị ngắn, tiểu ra ngoài bô chứng tỏ bạn bị… ủ rũ!”. Ngay từ ngày hôm sau, toilette nam sạch bóng và không còn quý ông nào lơ đãng nữa.

Kết luận: Hãy chứng minh cho khách hàng thấy vấn đề một cách cụ thể, ấn tượng.

Bài học số 9


Bố mẹ nàng mở cuộc thi tuyển con rể. Chàng A nói, tài khoản có một triệu đô. Chàng B khoe, có biệt thự hai triệu đô. Bố mẹ nàng có vẻ ưng lắm. Chàng C nói, cháu chả có gì cả, thưa các bác. Cháu chỉ có mỗi một đứa con, hiện đang nằm trong bụng của con gái các bác!

Kết luận: Muốn cạnh tranh với đối thủ, cần có tay trong!

Bài học số 10


Hai con bồ câu trống và mái tha hạt thóc về đầy tổ, cả hai rất ư hạnh phúc. Gặp mùa khô hanh, hạt thóc ngót lại. Con trống thấy tổ vơi đi liền trách con mái ăn vụng. Con mái cãi lại liền bị con trống mổ chết. Mấy hôm sau mưa xuống, hạt thóc thấm nước và nở to ra. Bồ câu trống ngẩn tò te.

Bài học rút ra: “thịt” nhân viên một cách hồ đồ không làm bạn trông thông minh hơn.

Bài học số 11


Một ông vua nọ do chán chuyện triều đình nên mua một con khỉ đem về. Con khỉ làm trò rất hay nên được vua sủng ái, đi đâu cũng mang theo, cho mặc quần áo, giao cả kiếm cho giữ. Một hôm, vua ra vườn thượng uyển ngủ. Có con ong bay đến đậu lên đầu vua. Khỉ muốn đuổi ong, lấy kiếm nhắm vào ong mà chém. Đức vua băng hà.

Bài học rút ra: trao quyền cho những kẻ không có năng lực thì luôn phải cảnh giác.

Bài học số 12


Quạ thấy chó ngậm khúc xương quá ngon, bèn đánh liều lao xuống mổ vào đầu chó. Bị bất ngờ, chó bỏ chạy để lại khúc xương. Quạ ngoạm lấy khúc xương nhưng nặng quá không tha nổi. Chó, sau khi hoàn hồn, thấy kẻ tấn công chỉ là con quạ nên quay lại táp một cú, quạ chết tươi.

Bài học rút ra: đừng chiếm thị trường nếu bạn biết là không giữ được nó.

Bài học số 13


Ba con thú dữ là sói, gấu và cáo thay nhau ức hiếp đàn dê. Dê đầu đàn bèn nói với cả bầy: “Ta nên mời một trong ba gã sói, gấu hay cáo làm thủ lĩnh của chúng ta”. Cả đàn dê bất bình, nhưng ba “hung thần” nghe tin này rất mừng. Thế là chúng quay sang tranh giành nhau quyền lãnh đạo, cuối cùng cáo dùng bẫy hại chết được sói và gấu. Nhưng rồi một mình nó không còn ức hiếp đàn dê được nữa.

Bài học rút ra: hãy thận trọng khi nghe tin bạn sắp được làm sếp!

Bài học số 14


Một nhân viên bán hàng, một thư ký hành chính và một sếp quản lý cùng đi ăn trưa với nhau, họ bắt được một cây đèn cổ. Họ xoa tay vào đèn và thần đèn hiện lên. Thần đèn bảo: “Ta cho các con mỗi đứa một điều ước”. Tôi trước! Tôi trước! – Cô thư ký hành chính nhanh nhảu nói: Tôi muốn được ở Bahamas lái canô và quên hết sự đời. Vút. Cô thư ký biến mất. Tôi! Tôi! anh nhân viên bán hàng nói: Tôi muốn ở Hawaii nằm dài trên bãi biển có nhân viên massage riêng, nguồn cung cấp Pina Coladas vô tận và với người tình trăm năm. Vút. Anh nhân viên bán hàng biến mất. Ok tới lượt anh. Thần đèn nói với ông quản lý. Ông quản lý nói: tôi muốn hai đứa ấy có mặt ở văn phòng làm việc ngay sau bữa trưa.

Bài học xương máu: luôn luôn để sếp phát biểu trước.

Bài học số 15


Một con đại bàng đang đậu trên cây nghỉ ngơi, chẳng làm gì cả. Con thỏ nhìn thấy thế hỏi: Tôi có thể ngồi không và chẳng làm gì như anh được không? Ðại bàng trả lời: Được chứ, sao không. Thế là con thỏ ngồi xuống gốc cây nghỉ ngơi. Bỗng dưng một con cáo xuất hiện, vồ lấy con thỏ mà ăn thịt.

Bài học xương máu: để được ngồi không mà chẳng cần làm gì, anh phải ngồi ở vị trí rất cao.

Bài học số 16


Một con gà tây trò chuyện với một con bò:

“Giá mà tôi có thể bay lên ngọn cây kia thì thích quá, nhưng tôi không đủ sức”, gà tây thở dài.

“Được rồi, tại sao bạn không nếm tý phân của tôi nhỉ? Nó có nhiều chất bổ lắm đấy”, bò trả lời . Gà tây mổ ăn phân bò và nó thấy quả là nó đã đủ sức bay lên cái cành thấp nhất. Ngày hôm sau, ăn thêm phân bò, nó bay lên được cành thứ hai. Cuối cùng, sau đêm thứ tư, gà tây khoái chí lên tới được ngọn cây. Nó lập tức bị một nông dân phát hiện, anh này bắn nó rơi xuống đất.

Bài học xương máu: sự ngu ngốc có thể đưa bạn lên đỉnh cao nhưng không thể giữ bạn ở đó mãi.