Trang chu

Thứ Ba, 17 tháng 1, 2017

Hai câu chuyện có thật cho thấy vận mệnh sẽ thay đổi chỉ với 1 điều rất nhỏ

Đọc hai câu chuyện có thật dưới đây, bạn sẽ thấy lòng mình lắng lại. Trong xã hội ngày nay, khi mà cái ác ở khắp nơi, đạo đức con người ngày càng bại hoại, thì cần lắm một nụ cười hồn hậu, một cái nắm tay thật chặt, hay một câu nói yêu thương trìu mến…

(Ảnh: Internet)

Câu chuyện thứ nhất: Cô gái lái chiếc xe BMW

Một cô gái ăn mặc thời thượng lái một chiếc xe BMW 735 đi ngang qua một bãi sửa xe đạp thì đụng ngã một chiếc xe đạp đang chờ sửa. Cô gái vội thắng xe lại, yêu cầu thợ sửa xe bồi thường thiệt hại cho cô, đồng thời chửi mắng thậm tệ người thợ sửa xe. Cô ấy nói là do chiếc xe đạp đã quẹt vào chiếc xe BMW 735 của cô. Lúc đầu, người thợ sửa xe cũng ra sức tranh cãi, nói rõ ràng là cô ta lái xe đụng ngã đồ đạc trong địa phận của mình, và cô ta phải gánh chịu tránh nhiệm.

Nhưng cô gái đâu chịu bỏ qua, thế là liền tiến đến xô đẩy người thợ sửa xe. Người thợ sửa xe giơ tay cản lại, không ngờ đã vô ý làm bẩn quần áo của cô. Phát sinh sự cố bất ngờ này, cô gái càng là không chịu bỏ qua. Cô ấy bèn lớn tiếng nói, chuyện của chiếc xe tạm thời không tính, đòi người sửa xe phải trả 3.000 tệ bồi thường cho chiếc áo của mình trước đã.

Sự tình đến mức này, có rất nhiều người vây lại xem, cũng có người qua đường ra mặt hòa giải. Người thợ sửa xe cũng nén giận xin lỗi cô gái, hơn nữa tỏ ý bằng lòng giặt sạch bộ áo cho cô ấy. Nhưng cô gái vẫn không chịu, lại tiếp tục chửi mắng người thợ sửa xe và những người qua đường ra mặt hòa giải, đồng thời móc ra chiếc điện thoại gọi cứu viện.

(Ảnh minh họa)

Người mà cô gái gọi chính là bố mẹ của cô, cả nhà 3 người họ sống ở khu nhà cao cấp ở đối diện. Sau khi bố cô đến nơi, vốn chưa tìm hiểu đầu đuôi nguyên do sự tình, đã tức giận nhặt ngay chiếc bơm ở trên mặt đất đánh mạnh vào đầu của người thợ sửa xe. Ngay lập tức, đầu của người thợ sửa xe máu chảy đầm đìa.

Những người đứng ngoài chứng kiến sự việc này thì thấy không thể nhịn tiếp được nữa, bắt đầu lên tiếng chỉ trích hành vi của ông bố này, còn có mấy người bước đến khuyên can. Nhưng ông bố kia lại lớn tiếng quát tháo, nếu như có ai dám đến gần thì sẽ đánh cả người đó. Lúc này, ông ta lại tiếp tục dùng chân đá mạnh vào phần bụng của người thợ sửa xe, mẹ của cô thì đứng ở bên cạnh lớn mồm lớn tiếng mắng chửi những người qua đường đang lên tiếng bảo vệ người thợ sửa xe. Còn cô con gái thì chỉ việc ngồi ở trong chiếc xe BMW, mở máy điều hòa, dương dương đắc ý xem màn náo nhiệt này.

Mấy phút sau, bố mẹ của cô gái đánh mệt rồi, mắng mệt rồi. Ông bố nói với người thợ sửa xe rằng: “Trong vòng 15 phút, ông đây nếu như không nhìn thấy 3.000 tệ, thì từ nay về sau nhà mi đừng có lăn lộn ở đây nữa, cái mạng quèn của nhà mi đáng bao nhiêu tiền, cút cho ông đây nhìn thấy mà chướng mắt ……”.

Người thợ sửa xe lồm cồm từ mặt đất bò dậy, nhổ mấy miếng nước bọt dính đầy máu, khó khăn nói: “Ông hãy đợi một chút, tôi đi lấy ngay”. Sau đó bước những bước chân lảo đảo đi về phía khu dân nghèo đối diện với khu nhà dành cho giới quý tộc.

Khoảng 10 phút sau, người thợ sửa xe quay trở lại chỗ cũ, đến trước mặt ông bố của cô gái thời thượng. Ông bố đó cười khẩy một tiếng, bèn chìa tay bước lên trên. Chính ngay lúc này, người thợ sửa xe rút mạnh tay phải từ trong ngực ra, thứ mà ông cầm trong tay vốn không phải là một xấp tiền, mà là một con dao sắc nhọn sáng bóng, ông lấy thế nhanh như chớp đâm vào phần tim của đối phương, sau đó lại bồi thêm hai nhát ở cùng một chỗ, ông bố đó còn chưa kịp kêu lên một tiếng đã ngã lăn xuống đất.

Tiếp đó, người thợ sửa xe lao đến trước mặt mẹ của cô gái, trong nháy mắt đâm liền ba nhát. Người thợ sửa xe giết người mù quáng cũng không bỏ qua cho cô gái thời thượng đang chết lặng bên trong chiếc xe BMW. Ông lôi cô ra khỏi xe giống như xách gà con, sau khi đâm liên tiếp mấy nhát, liền quẳng xác cô xuống bên đường.

Mấy phút sau, cảnh sát và xe cứu thương đến hiện trường. Cảnh sát không tốn một chút sức lực đã tóm gọn tên hung thủ. Còn ba mạng người vừa mới sống sờ sờ lúc nãy, chưa kịp cấp cứu thì đã buông tay rời khỏi nhân gian.

Bốn mạng người, chỉ vỏn vẹn phát sinh bởi một sự tình nhỏ nhặt không đáng kể. Rốt cuộc là bởi hung thủ quá tàn nhẫn, hay là quả báo ba người kia đáng phải nhận lấy, mọi người tận mắt chứng kiến đều bàn tàn xôn xao.

Có một người nói: “Trung Quốc hiện nay, tội ác khắp nơi”. Quả thật, tội ác khắp nơi này cũng không biết là bắt đầu từ khi nào, hơn nữa ngày càng tệ hại hơn.

Đây là một vụ án xảy ra ở Phủ Thuận, tỉnh Liêu Ninh.


Câu chuyện thứ 2: Giọt nước mắt của tên cướp

Hắn ta là một tên cướp, đã từng ngồi tù. Sau khi ra tù lại giết người, khi đến bước đường cùng, hắn lại đi cướp ngân hàng, đó là một ngân hàng khá nhỏ. Vụ cướp này, hắn đã gặp phải tình huống mà trước nay chưa từng gặp. Hai cô gái đã liều mình phản kháng, hắn ta đã giết chết một người trong đó, người còn lại bị bắt làm con tin.

Ngày nay, tội ác có thể thấy ở khắp nơi, nhất là ở Trung Quốc. Hình ảnh một cuộc khống chế con tin ngay trên phố xảy ra ở Trung Quốc. (Ảnh: Internet)

Vì có người báo cảnh sát, hắn uy hiếp cô gái này đi lên xe, rồi lái xe chạy như điên như dại, chiếc xe đã đụng phải rất nhiều người và đụng ngã rất nhiều gian hàng nhỏ ven đường. Cô gái 21 tuổi này vừa mới đi làm, bởi cô vốn đã cố gắng học hành, sau khi tốt nghiệp không có tiền quà cáp cho người ta nên mãi không xin được việc; là nhờ anh trai của cô bán máu của mình để lấy tiền cho cô đi học và xin việc cho cô. Cha mẹ cô mất sớm, chỉ có một người anh trai này. Cô nghĩ bản thân mình quả là mệnh khổ, vừa mới đi làm được mấy ngày đã gặp phải chuyện kinh khủng như vậy, sợ rằng không còn sống sót trở về.

Cuối cùng, tên cướp đã bị cảnh sát bao vây, cảnh sát bảo hắn ta hãy bỏ súng xuống, không được làm hại con tin. Tên cướp điên cuồng hét lớn: “Ta dù sao cũng đã giết chết mấy mạng người rồi, dù có thế nào thì cũng chỉ có một mạng này thôi, còn gì để mất nữa đâu…..”. Vừa nói, hắn dùng con dao cứa vào cổ của cô gái, máu từ cổ của cô chảy ra. Cô gái bật khóc, cô biết rằng mình đã gặp phải tên liều mạng, đã đến đường cùng rồi. “Sợ rồi phải không?”, tên cướp hỏi cô. Cô gái lắc đầu: “Tôi chỉ là cảm thấy có lỗi với anh trai tôi”.

“Anh trai cô ư?”, tên cướp gằn giọng hỏi. “Đúng vậy”, cô ấy nói, “bố mẹ tôi mất sớm, là anh trai tôi nuôi tôi lớn khôn, anh ấy đã từng vì tôi mà phải bán máu để lấy tiền cho tôi ăn học, sau khi tôi ra trường lại bán máu lấy tiền để tôi có được công việc này. Anh ấy nay đã 28 tuổi rồi, nhưng vẫn chưa kết hôn, tôi thấy tuổi của anh cũng xấp xỉ với anh trai của tôi”.

Con dao đang kề trên cổ của cô gái rơi xuống, hắn ta nghẹn ngào nói: “Vậy cô quả thật là rất bất hạnh rồi”.

Đám cảnh sát vây quanh tên cướp tiếp tục kêu gọi đầu hàng, hắn ta lặng im như không nghe thấy gì, tiếp đó cùng với cô gái nói về người anh trai của cô. Trên người hắn không chỉ có súng, mà còn có kíp nổ, có thể nổ tung chiếc xe này, nhưng hắn bỗng muốn được trò chuyện với cô. Bởi vì thân thế của hắn cũng bất hạnh như vậy, bố mẹ ly hôn ngay từ khi hắn còn khá nhỏ, hắn ta cũng có em gái, đứa em gái ấy cũng là hắn cung cấp tiền cho học đại học, nhưng hắn không muốn để cho em gái biết mình là một kẻ giết người!

Cô gái kể cho tên cướp nghe những chuyện lúc còn nhỏ, nói anh trai cô còn biết đan bao tay, chăm sóc cho cô từng chút một, cô vừa nói vừa khóc. Tên cướp nhìn về phía trước, nghe thấy tiếng gọi đầu hàng của những người cảnh sát đó, rồi lại nhìn cô gái đang nói chuyện bên cạnh, hắn cảm thấy cuộc đời này tươi đẹp biết bao nhiêu, nhưng tất cả đã không kịp nữa rồi. Hắn cầm lấy chiếc điện thoại, đưa cho cô gái: “Này, cô hãy gọi cho anh trai của cô đi!”.

Cô gái bình tĩnh đón lấy, biết được đây là lần trò chuyện cuối cùng với anh trai, vậy nên, cô gắng vui cười, nói rằng: “Anh này, anh đang ở nhà ư? Anh hãy ăn cơm trước đi, hôm nay em cần phải tăng ca, không về sớm được”. Sinh ly tử biệt như vậy mà cô lại nói giống như chuyện sinh hoạt thường ngày. Em gái của hắn cũng đã từng nói với hắn những lời như vậy. Tên cướp tựa mặt lên trên tay lái khóc rống lên. “Cô đi đi!”, hắn ta nói. Cô gái như thể không dám tin vào tai của mình nữa. “Đi mau đi! Đừng để tôi phải đổi ý, có lẽ chỉ sau một phút thôi tôi sẽ đổi ý đấy!”. Cô gái vội bước xuống xe, đi mấy bước, ngoảnh đầu lại nhìn hắn ta một cái.


Khi cô vừa mới đi đến nơi an toàn, thì nghe thấy một tiếng súng vang lên, vội quay đầu nhìn lại, cô nhìn thấy tên cướp gục trên tay lái, hắn đã nổ súng tự sát. Rất nhiều người đã hỏi cô rốt cuộc điều gì đã khiến cho tên cướp thả cô đi. Cô nói: “Tôi chỉ nói mấy câu thôi, câu cuối cùng tôi nói với anh trai tôi là, ‘Anh này, trời đã lạnh rồi, anh nhớ hãy mặc thêm áo!’”. Cô không kể với người khác về nước mắt của tên cướp đó, bởi cô biết dù có nói ra người khác cũng không tin.

***

Ngày nay, đạo đức xã hội tuột dốc, tội ác có thể thấy ở khắp nơi. Tuy nhiên mỗi một người đều có thiện niệm, chỉ là rất nhiều người bị bụi trần phủ kín bản tính lương thiện vốn có ấy. Ngăn cản ác niệm có lẽ rất khó khăn, nhưng tìm một lý do phủi đi lớp bụi phủ kín sự lương thiện của một người lại rất đơn giản. Khi một người cần sự giúp đỡ, ta có thể mở rộng đôi tay mình, dẫu đó chỉ là một trái quýt, một ngụm nước, một ánh mắt quan tâm… Khi thiện niệm của một người lấp đầy tâm hồn của họ, thì người đó nhất định sẽ làm một người tốt.

Rất nhiều lúc, giống như điều được nói trong câu chuyện, một niệm thiện ác trong tâm, vận mệnh có lẽ sẽ vì vậy mà thay đổi. Không kể là cô gái ăn mặc thời thượng, hay là tên đào phạm, hoặc là một tên cướp…. vấn đề là chúng ta nên làm thế nào để khơi gợi thiện niệm của người ta!

Thứ Hai, 16 tháng 1, 2017

Biến khó khăn thành hài hước – Những câu chuyện xưa thú vị

Cùng một sự việc, cùng một tình huống, nhưng đối với bậc trí giả sẽ có cách nhìn nhận thoáng đãng, biến khó khăn thành đơn giản, biến nguy nan thành hài hước. Hãy cùng đọc những câu chuyện thú vị dưới đây.


Chuyện 1: Ngũ Viên gặp nạn

Ngũ Viên là con trai của một viên quan đại thần nước Sở trong thời Xuân Thu. Khi cha ông bị người vu khống hãm hại, ông đã cố gắng thoát sang nước Ngô. Sau đó, ông đã để lại một câu chuyện huyền thoại về một đời phò tá giúp vua Ngô.

Khi ông chạy từ Sở sang Ngô, một viên quan biên phòng bắt ông và muốn đưa ông về kinh để nhận thưởng lớn. Ngũ Viên rất lo lắng. Ông biết rằng nếu ông không thể vượt qua được khó khăn này, ông sẽ phải chết.

Ngũ Viên thở dài và than thở, “Ông có thể không biết điều này. Nhà vua nước Sở truy lùng tôi bởi vì ông ta nghĩ rằng tôi có rất nhiều báu vật. Bây giờ, nếu ông đưa tôi về, tôi biết là tôi sẽ không sống được. Tôi sẽ nói với vua Sở rằng ông có tất cả kho báu của tôi. Tôi chắc là ông ta sẽ ban thưởng cho ông một cách hào phóng”. Viên quan suy nghĩ một lúc rồi thả Ngũ Viên đi.

Trong một thời điểm quan trọng, phải đối mặt giữa sự sống và cái chết mà không sợ, Ngũ Viên đã chứng tỏ trí sáng suốt của mình. Ông không sử dụng vũ lực, không cầu xin lòng thương xót và không hối lộ viên quan chức này. Ông chỉ biến lòng tham lam tiền thưởng của viên quan chức thành nỗi lo sợ bị tố cáo hành vi bất lương. Ông đã giải quyết khó khăn của mình bằng cách chuyển một tình huống nghiêm trọng thành ra một tình huống hài hước.

Chuyện 2: Lấy được một con lừa



Trong thời kỳ Tam Quốc, Gia Cát Khác và cha của ông là Gia Cát Cẩn đều làm quan thượng thư tại hoàng cung. Gia Cát Khác là một học giả trẻ nổi tiếng và trở thành một quan thượng thư khi tuổi mới hai mươi. Gia Cát Cẩn có một khuôn mặt rất dài và gầy như một con lừa, nhiều quan lại trong cung thường lấy đó mà trêu chọc ông.

Một lần, vua Ngô làm một bữa tiệc lớn thiết đãi tất cả các quan thượng thư trong triều. Đột nhiên, ông sai người mang tới một con lừa nhỏ đáng yêu. Trên mặt của con lừa có một mảnh giấy ghi “Gia Cát Cẩn”. Mọi người phá ra cười. Gia Cát Khác hỏi nhà vua liệu ông có thể mượn cây bút để bổ sung thêm vài chữ nữa được không. Nhà vua đồng ý.

Gia Cát Khác ngay lập tức thêm 2 chữ “chi lư”, nghĩa là “con lừa của Gia Cát Cẩn”. Nhà vua và quần thần đều rất vui vẻ. Cuối cùng Gia Cát Cẩn đã mang về nhà con lừa nhỏ đáng yêu. Trò đùa ác của vua để giải trí cho tất cả các quan thượng thư đã trở thành vui vẻ đầy hòa khí nhờ trí thông minh sáng suốt của Gia Cát Khác.

Chuyện 3: Chuột sợ gì nhất?


Một lần, một viên quan vẽ một con hổ và treo nó lên tường. Một người đầy tớ đến và nhìn. Mặc dù bức tranh không giống như một con hổ, nhưng đầy tớ này giỏi nịnh hót nên bèn nói với viên quan rằng con hổ trông thật là dữ tợn. Viên quan vui lắm, bèn thưởng cho anh ta.

Đầy tớ thứ hai trung thực nói rằng nó trông như một con mèo. Anh này liền bị quở trách.

Đầy tớ thứ ba nói, “Ông chủ ơi, tôi sợ trả lời lắm”.

“Cậu sợ gì?”.

“Dạ, sợ ông chủ”.

“Tôi thì sợ gì?​​”

“Sợ một con sói lớn, thưa ông chủ”.

“Một con sói lớn thì sợ gì?”

“Thưa ông chủ, sợ một con voi lớn”.

“Một con voi lớn thì sợ gì?”

“Sợ một con chuột thưa ông chủ”.

“Một con chuột thì sợ gì?”

“Cái con ở trong tranh, thưa ông chủ!”.

Chuyện 4: Cuộc hôn nhân của công chúa Văn Thành

Vua Thổ Phồn và công chúa Văn Thành

Thời vua Thổ Phồn của Tây Tạng (617-650 sau công nguyên) còn trẻ, có tài năng và học vấn. Ông đã chinh phục nhiều nhóm dân tộc lân cận và thiết lập một mối quan hệ tốt với hoàng đế của triều đại nhà Đường. Năm 640, ông gửi Tể tướng của mình mang những lễ vật quý giá tới hoàng đế nhà Đường và muốn hỏi cưới công chúa Văn Thành.

Đường Thái Tông chấp thuận cuộc hôn nhân này. Từ khi mối quan hệ bang giao bắt đầu, vua Tây Tạng đã xin cưới công chúa 4 lần. Cuối cùng thì ước nguyện thành hôn của ông cũng được ưng thuận.

Tuy nhiên, theo truyền thuyết dân gian, câu chuyện có thú vị và lãng mạn hơn đôi chút. Công chúa Văn Thành không chỉ xinh đẹp mà còn rất thông minh.Theo truyền thuyết, công chúa đã gửi một thông điệp tới tất cả những người cầu hôn cô. Cô nói với họ rằng cô sẽ chỉ kết hôn với một người có thể hỏi một câu hỏi mà cô không thể trả lời. Nhiều người đến cầu hôn và hỏi cô đủ kiểu câu hỏi, nhưng công chúa Văn Thành đã trả lời được tất cả.

Khi Thổ Phồn đến gặp công chúa, chàng nói: “Thưa công chúa, ta nên hỏi câu hỏi thế nào đây để nàng sẽ trở thành phu nhân của ta?”.

Trên đời có hàng triệu câu hỏi, nhưng nhà vua Tây Tạng không hỏi về chiêm tinh học cũng như về lịch sử và văn hóa. Ông thật thông minh khi đã đưa ra một câu hỏi độc đáo như vậy. Câu hỏi ấy nhã nhặn và lịch sự, nhưng nó làm cho đối phương không nói nên lời. Công chúa Văn Thành không có lựa chọn nào khác cả và kết hôn với quốc vương Thổ Phồn.

Chuyện 5: Bóng tối là gì?

Cuộc đối thoại giữa một đại sư lỗi lạc từ một ngôi đền thờ Phật cổ xưa và một người vô thần.

Đại sư: Thí chủ, trên thế giới này, thí chủ không tin vào điều gì nhất?

Người vô thần: Tôi tin những gì nhìn thấy là đáng tin và những gì không nhìn thấy là không đáng tin.

Đại sư: Ồ, thưa thí chủ, thí chủ quả là một người rất thật thà. Nhưng, thí chủ thấy đấy, có một cung điện to lớn, trông thật lộng lẫy với vàng bạc và những thảm cỏ xanh, nguy nga tráng lệ trước mắt thí chủ 100m. Nhưng khi màn đêm buông xuống, bóng tối bao trùm tất cả, thí chủ có nghĩ là cung điện ấy không tồn tại không?

Người vô thần: Dĩ nhiên nó vẫn tồn tại chứ, nhưng chỉ có điều nó đã bị bóng đêm che lấp.

Đại sư: Vậy thì bóng tối là gì?

Người vô thần: À….

Đại sư: Vào ban đêm, thí chủ tin vào bóng tối? Và ban ngày, thí chủ lại tin vào ánh sáng sao?

Người vô thần: À….

Đại sư: Thưa thí chủ, trên thực tế, thí chủ chỉ nhìn thấy những thứ mà thí chủ có thể thấy. Cung điện rộng lớn ở kia sẽ mãi chẳng chuyển dời, chỉ có tâm lý và trí tuệ của thí chủ bị bao trùm bởi bóng đêm, cho nên đại điện đó đã biến mất trong tâm của thí chủ.

Người vô thần (chắp 2 tay trước ngực biểu lộ sự tôn kính): Xin đại sư vĩ đại hãy giải thích rõ hơn cho tôi?

Đại sư: Tất cả mọi điều làm rối loạn trái tim thí chủ cũng giống như bóng đêm mơ hồ vô biên này, chỉ có hình thức của chúng là khác nhau thôi. Vạn thứ tạo tác trong thế giới này cũng nhiều như số hạt cát sông Hằng, cho dù thí chủ có nhìn thấy chúng hay không, có cảm nhận thấy hay không, thì chúng vẫn ở đó.

Nếu thí chủ ngồi dưới một cái giếng mà nhìn lên trời thì sẽ rất khó hiểu được vũ trụ bao la này. Nói cách khác, không thể đánh giá qua việc nhìn thấy hay không nhìn thấy được. Và khi con người nhìn thế giới qua tròng mắt này thì cũng giống như ngồi trong giếng mà nhìn lên bầu trời vậy. Con mắt người chỉ có thể nhìn thấy những điều nhỏ bé vô cùng hữu hạn, và còn những thứ to lớn hơn không nhìn thấy nhưng vĩnh viễn tồn tại nơi đó.

Bài học sâu sắc sau một ngày làm từ thiện

Nhìn thấy tình nguyện viên người Trung Quốc cầm vật phẩm đi đến chỗ đứa bé, tình nguyện viên người Mỹ hét lớn: “Bỏ xuống!”.

Làm từ thiện chân chính là cần phải có trí tuệ. (Ảnh: Internet)

Rwanda là quốc gia nghèo nhất thế giới, tình cảnh nghèo khó ở đây đối với người bình thường là chỉ có thể tưởng tượng. Một tình nguyện viên người Trung Quốc đứng ở cuối xe tải sau khi nhìn thấy một cậu bé da đen cởi trần, hốc hác đang chạy về phía họ, dường như cậu bé chưa từng thấy một chiếc xe tải lớn như vậy.


Tình nguyện viên Trung Quốc thấy thương cảm, lấy từ xe tải một thùng bánh và quay lại định đưa cho đứa bé.

“Anh định làm gì?”, tình nguyện viên người Mỹ hét lên, “Bỏ xuống”.

Tình nguyện viên Trung Quốc ngớ người ngạc nhiên. Anh không hiểu chuyện này là thế nào, chẳng phải chúng ta cùng đến đây để làm công việc từ thiện hay sao?

Tình nguyện viên người Mỹ nghiêng người về phía cậu bé kia, nói: “Xin chào, chúng tôi đến từ rất xa, trên xe có rất nhiều thứ, cậu có thể giúp chúng tôi dỡ xuống không? Chúng tôi sẽ trả công”.

Cậu bé ngập ngừng một chút, lúc này có mấy đứa trẻ khác cũng chạy tới, tình nguyện viên người Mỹ lại đề nghị với chúng một lần nữa y như vậy.

Rồi cuối cùng cũng có một đứa bé trèo lên xe dỡ xuống một thùng bánh quy.

Tình nguyện viên người Mỹ nhặt lấy một chiếc chăn bông và thùng bánh đó đưa cho cậu bé, nói: “Cảm ơn cậu rất nhiều, đây là thù lao của cậu. Còn các bạn khác thì sao, không muốn giúp chúng tôi ư?”.

Những đứa trẻ khác chứng kiến điều này, thì cũng muốn được như vậy. Không lâu sau chỗ hàng hóa đã được dỡ hết, và mỗi đứa bé đều được trao một phần vật phẩm làm thù lao.


Sau đó, có một đứa bé khác chạy đến, nhìn thấy trên xe tải đã không còn gì cần dỡ xuống, cảm thấy rất thất vọng.

Tình nguyện viên người Mỹ nói với cậu: “Cậu xem, tất cả mọi người đều mệt rồi, cậu có thể hát cho chúng tôi nghe một bài không? Biết đâu tiếng hát của cậu sẽ giúp chúng ta thêm vui vẻ!”.

Cậu bé kia sau khi được động viên thì bắt đầu hát. Hát xong, tình nguyện viên người Mỹ đưa cho cậu một phần vật phẩm: “Cảm ơn cậu, tiếng hát của cậu rất tuyệt!”.

Tình nguyên viên người Trung Quốc sau khi chứng kiến toàn bộ chuyện này thì dường như đã hiểu ra điều gì đó.

Đến tối, tình nguyện viên người Mỹ nói với anh:

“Thật là xin lỗi về thái độ sáng nay của tôi đối với anh. Tôi không nên lớn tiếng với anh như vậy. Nhưng anh biết không? Trẻ em nơi này đều bị vây hãm trong đói nghèo, nhưng chúng lại không nghĩ rằng là lỗi do chúng. Vậy nên, nếu như anh dễ dàng đưa vật phẩm cho chúng, sẽ khiến chúng nghĩ rằng nghèo cũng có thể trở thành mánh khóe để mưu sinh, từ đó mà nghèo sẽ càng nghèo. Như vậy thì cách làm này của anh thật là sai lầm rồi!”.

Hôm đó, tình nguyện viên người Trung Quốc đã trải qua một ngày quả thật không tầm thường.

Anh nhận thấy rằng, trong nước anh, người ta làm từ thiện, phát bút, phát bánh, phát tiền… cho trẻ, và kết quả là ngày nay có rất nhiều đứa trẻ ngang nhiên đứng ở trên đường mà đòi tiền. Đôi khi làm từ thiện không cẩn thận lại mang đến hậu quả còn tệ hơn. Bởi vậy, làm từ thiện chân chính là cần phải có trí tuệ!

Thứ Năm, 12 tháng 1, 2017

Lời nói dối lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ gây nên tai họa

Lời đồn đại giật gân sẽ gây ra tai hại, lời nói dối lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ khiến người ta tin là sự thật. Vậy nên, những tuyên truyền vu khống cứ vậy mà lấn tới dối gạt người. Hai câu chuyện xưa dưới đây là bài học ý nghĩa cho con người ngày nay.

Bàng Thông lại hỏi tiếp: “Nếu có ba người nói trên đường phố có hổ, đại vương có tin không?”. Ngụy Vương nói: “Ta đương nhiên sẽ tin”. (Ảnh: Internet)

Câu chuyện thứ nhất: Tam nhân thành Hổ

Thời đại Chiến Quốc thế kỷ 5 trước công nguyên, cùng lúc tồn tại nhiều nước nhỏ. Giữa các nước này thường xảy ra chiến tranh bởi tranh chấp lãnh thổ, xã hội bấp bênh.

Trong “Chiến Quốc sách – Ngụy sách” có ghi chép một câu chuyện như sau:

Đại thần Ngụy quốc là Bàng Thông, được vua Ngụy ủy thác theo thái tử sang làm con tin tại nước Triệu. Bàng Thông vốn tài giỏi, lại được vua trọng dụng, nên trong triều có nhiều người ganh ghét.

Trước khi lên đường, Bàng Thông tới hỏi vua rằng: “Tâu Đại Vương, nếu có một người nói trên đường phố có hổ, liệu đại vương có tin không?”.

Ngụy Vương liền trả lời ngay: “Ta không tin”. Bàng Thông lại hỏi: “Nếu có hai người nói trên đường phố có hổ, đại vương có tin không?”. Ngụy Vương đáp: “Ta cũng nửa tin nửa ngờ”. Bàng Thông lại hỏi tiếp: “Nếu có ba người nói trên đường phố có hổ, đại vương có tin không?”. Ngụy Vương nói: “Ta đương nhiên sẽ tin”.

Nghe Ngụy Vương nói vậy, Bàng Thông thở dài nói: “Kỳ thực trên đường phố không có hổ, đây là điều bịa đặt mà thôi. Nhưng cả ba người đều nói là có hổ mà đại vương đã tin ngay. Nay hạ thần cùng thái tử đi sang nước Triệu, không được hầu hạ bên cạnh đại vương, nếu sau này có người nói xấu hạ thần, hy vọng Đại Vương hãy cân nhắc kỹ lời nói của họ”.

Ngụy Vương nghe vậy thì nói: “Ta biết”.

Bàng Thông sang nước Triệu được ít lâu, quả nhiên có người đến nói xấu ông trước mặt Ngụy vương. Mới đầu nhà vua không tin, nhưng khi số người đến nói cứ nhiều lên, nên nhà vua cũng tin là có thực. Đến khi Bành Thông về nước, nhà vua không còn tin dùng ông nữa, thậm chí còn không triệu gặp ông.

Từ đó, người đời truyền nhau nghe câu chuyện xưa này, và cũng từ đó có câu thành ngữ “Ba người thành hổ”.

Câu chuyện thứ 2: Tăng Sâm giết người

Tăng Sâm có phẩm chất đoan chính, nổi tiếng là hiếu tử. (Ảnh: Internet)


Thời Thời Xuân Thu có một học giả tên là Tăng Sâm, ông từng là học trò xuất sắc của Khổng Tử, phẩm chất đoan chính, nổi tiếng là hiếu tử.

Người đời sau liệt ông vào danh sách “Nhị thập tứ hiếu” (24 tấm gương hiếu thảo). Có lần, mẹ ông đánh đòn, Tăng Sâm khóc nức nở. Mẹ hỏi vì sao mọi lần không khóc, lần này lại khóc. Tăng Sâm đáp lời: “Thưa mẹ! Những lần trước con đau nên biết mẹ còn khỏe. Nay con không thấy đau nữa nên khóc vì thấy thương mẹ đã già yếu”.

Chuyện kể rằng, thuở hàn vi, Tăng Sâm ở đất Phi. Một lần, Tăng Sâm có việc ra ngoài chưa về, vừa vặn có một người cùng tên Tăng Sâm bị bắt bởi tội giết người.

Hàng xóm hớt hải chạy tới báo tin cho mẹ của Tăng Sâm rằng: “Tăng Sâm giết người”. Mẹ của Tăng Sâm rất hiểu con mình, tin chắc rằng Tăng Sâm không thể là kẻ giết người, cho nên tiếp tục dệt vải, nói “Con trai ta không giết người”. Một lát sau, có người thứ hai chạy tới nói: “Tăng Sâm giết người”. Mẹ của Tăng Sâm có chút nghi ngờ, nhưng vẫn không tin con mình giết người, vẫn tiếp tục ung dung dệt vải. Thêm một lúc nữa, có người thứ 3 chạy tới lại nói: “Tăng Sâm giết người”. Mẹ của Tăng Sâm bắt đầu thấy sợ hãi, vội vàng vứt khung vải, trèo qua tường chạy trốn.

Sau khi ba lần có người đến báo Tăng Sâm giết người, mẹ ông cũng không còn giữ được bình tĩnh. (Ảnh: Internet)

Tăng Sâm bình sinh là người rất trọng chữ hiếu, chữ tín, lại là học trò chân truyền của Khổng Tử, có đời nào lại đi làm chuyện bất nghĩa, sát nhân như vậy? Mẹ Tăng Sâm cũng rất mực hiểu con, chẳng bao giờ tin chuyện con mình có thể làm điều ác.

Nhưng có tới 3 người chạy tới nói “Tăng Sâm giết người”, khiến mẹ ông có muốn không tin cũng không được, vậy mới biết lời đồn đại đáng sợ đến mức nào.

Về sau, “Tăng Sâm giết người” được dùng để so sánh với lời đồn đại đáng sợ hoặc lời vu oan giá họa.

Sau này, còn có người không chút ngượng ngùng mà ngang nhiên nói: “Lời nói dối nhắc đi nhắc lại một ngàn lần sẽ trở thành chân lý”.

Cái dư luận của người đời quả là có sức mạnh ghê gớm. Một chuyện dẫu là tưởng tượng nhưng qua hai, ba cái miệng đồn thổi lên thì người ta sẽ tưởng như là sự thật đã xảy ra đến nơi.

Thời trước, thông tin còn thiếu thốn và bị ngăn trở nhiều, một tin đồn cũng có sức mạnh như hàng vạn hùng binh. Đến bây giờ, dẫu là thời đại của khoa học kỹ thuật, thời đại của thông tin mà những chuyện “lộng giả thành chân” như vậy vẫn thường xảy ra.

Vậy nên, khi người ta vì bị lời nói dối gạt người tẩy não, chỉ có một cách duy nhất, đó là tận lực phơi bày dối trá, giảng rõ sự thật.

Chủ Nhật, 8 tháng 1, 2017

Câu chuyện suy ngẫm “kiếm sĩ Samurai và ông lão đánh cá”

Năm qua tháng lại, mùa vụ lại tới, nhà vua cử người xuống các địa phương đi thu sưu, thuế. Một làng chài nọ có ông lão đánh cá đứng khúm núm trước vị kiếm sĩ Samurai, người nhận nhiệm vụ thu tiền hộ…

Ông lão nói: “Thật xin lỗi, năm nay mùa vụ lại thất bát, mưa bão liên miên, tôi không giữ được đồng nào để trả cho ngài”.


Lão đánh cá đã khuất nợ mấy năm liền, cứ như thế này, khó mà hoàn thành nhiệm vụ thu thuế trong dân, vị Samurai nổi nóng, tuốt kiếm định giết người đánh cá để làm gương cho dân chúng trong làng.


Ông lão trông lo âu nhưng lấy một chút bình tĩnh, chậm rãi nói: “Lão thời trai tráng cũng từng được học võ, sư phụ có dạy đừng hành động gì khi đang giận dữ”.


Nghe thấy cũng có lý, người Samurai nhìn ông lão một hồi như dò xét, từ từ thu kiếm vào vỏ, rồi nói:


“Sư phụ của ngươi chắc hẳn là người tốt. Thầy của ta cũng nói mấy lời này, ta đây làm mãi vẫn chưa được, đôi lúc giận dữ lên là khó kiềm chế được tay kiếm. Hôm nay xem như ngươi còn chút may mắn, ta kỳ hạn một năm trả nợ mới lẫn cũ, thiếu một xu thôi ngươi cũng khó mà yên thân”.


Vị Samurai sau đó rời đi, thu tiền các gia đình còn lại, lúc về nhà thì trời đã vào khuya.


Không muốn đánh thức vợ đang yên giấc, ông nhẹ lẻn vào nhà nơi cửa sau, qua ánh đèn hắt ra ông giật mình thoáng thấy một người lạ mặc giáp trụ Samurai đang nằm kế bên vợ.


Cơn ghen tức bùng phát, lòng tự tôn xúc phạm dữ dội, trong cơn nóng giận ông tuốt kiếm định xông vào giết cả hai rồi cũng sẽ tự kết liễu mình, đột nhiên lời lão đánh cá ban chiều vọng bên tai: “Ðừng hành động gì khi đang giận dữ”.

Câu nói giúp ông có thêm hòa hoãn, bèn vung kiếm nghe rít “xoạt” một tiếng trút giận vào không khí.


Có tiếng động lạ, hai người đang ngủ choàng dậy ra xem, hóa ra trên giường là vợ và mẹ vợ.


Lại một phen thất kinh, người Samurai gào lên: “Trời ơi, chuyện gì nữa đây. Suýt nữa ta đã giết cả hai người rồi!”


Người vợ bối rối giải thích: “Chàng xa nhà, đêm khuya một mình thiếp sợ kẻ gian, nên đã nhờ mẹ đến ở cùng, lại giả đàn ông mặc giáp trụ, nằm ngủ chung cho thêm phần yên tâm”.


Bẵng đi một thời gian, mùa hoa đào lại nở, vị kiếm sĩ Samurai lại có dịp ghé qua ngôi làng chài để thu thuế của dân. Chưa kịp tiến vào đến sân, ông lão đánh cá ngày nào đã chạy ra chào đón và hớn hở mời:


“Ngài vào đây dùng bữa với chúng tôi, nhờ ơn đức của ngài mà năm nay tôi đánh bắt được khá, để dành được một số tiền và thậm chí còn sắm sửa thêm chút ít cho nhà cửa, tôi đã chuẩn bị sẵn tiền cho ngài cả gốc lẫn lãi, không thiếu một xu”.


Vị Samurai lại nhìn ông lão như dò xét một lúc rồi nói: “Thôi ngươi hãy giữ tiền đó lại đi, món nợ mấy năm nay coi như đã được trả”.


Suy ngẫm: Làm người chỉ cần hiểu cho người khác đang trong hoàn cảnh nào là được.



Thứ Năm, 5 tháng 1, 2017

Tiểu hòa thượng ôm tảng đá ra chợ bán, chuyện xảy ra tiếp theo khiến nhiều người tỉnh ngộ

Một tảng đá bình thường tựa như không đáng nổi một đồng lại có thể bán được với các loại giá khác nhau. Câu chuyện thú vị này thực sự sẽ truyền cảm hứng cho mỗi chúng ta.

(Ảnh: Internet)

Một ngày nọ, tiểu hòa thượng chạy tới thỉnh giáo lão hòa thượng: “Sư phụ, đời người ta giá trị lớn nhất là cái gì?”.

Lão hòa thượng nói: “Ngươi hãy ra sau hoa viên, dọn sạch một tảng đá, sau đó đem ra chợ bán. Nếu có người hỏi giá, ngươi không cần phải nói gì, chỉ cần chìa hai ngón tay ra. Nếu người ta trả giá, thì ngươi cũng không cần bán, cứ ôm đá về. Sư phụ sẽ nói cho ngươi biết, giá trị nhân sinh của ngươi lớn nhất là gì?”.

Vâng lời sư phụ, vừa rạng sáng hôm sau, tiểu hòa thượng đã ôm tảng đá lớn, mang ra chợ bán.

Trong chợ người đến người đi, mọi người rất tò mò, có một bà chủ đi tới hỏi: “Tảng đá này bán bao nhiêu tiền?”. Tiểu hòa thượng không nói gì, chỉ giơ hai ngón tay ra.


Bà chủ nói: “Là 2 đồng?”. Hòa thượng lắc đầu, bà chủ kia lại nói: “Như vậy là 20 đồng? Được rồi, được rồi! Ta sẽ mua về để nén dưa muối”.

Tiểu hòa thượng nghe thấy thế thì thầm nghĩ: “Ôi, tảng đá không đáng một đồng này lại có người bỏ ra 20 đồng để mua! Chúng ta trên núi còn có rất nhiều!”.

Sau đó, nghe lời dặn của sư phụ, tiểu hòa thượng vẫn không bán, hớn hở ôm đá chạy về gặp sư phụ:

“Sư phụ, hôm nay có một vị thí chủ nguyện ý bỏ ra 20 đồng để mua tảng đá. Sư phụ, ngài bây giờ có thể nói cho con biết, đời người chúng ta có giá trị nhất là cái gì đi!”.

Thiền sư nói: “Không vội, ngươi sáng mai hãy đem tảng đá kia đến nhà bảo tàng, nếu có người hỏi giá, ngươi cứ như cũ giơ 2 ngón tay ra. Nếu người ta trả giá, ngươi vẫn không bán, tiếp tục ôm đá về, chúng ta sẽ bàn tiếp”.

Sáng sớm ngày hôm sau, ở trong viện bảo tàng, một đám người tò mò vây lại xem, xì xào bàn tán:

“Một khối đá bình thường như thế này, có giá trị gì đâu mà đem vào viện bảo tàng chứ?”.

“Nếu tảng đá này được bày biện trong viện bảo tàng, thì nó nhất định có giá trị, chỉ là chúng ta không biết mà thôi”.

Lúc này, có một người từ trong đám đông đi tới, lớn tiếng nói với tiểu hòa thượng:

“Tiểu hòa thượng, tảng đá này giá bao nhiêu tiền vậy?”. Tiểu hòa thượng không nói gì, chỉ giơ hai ngón tay ra.

Người kia nói: “200 đồng?”. Tiểu hòa thượng lắc đầu, người kia lại nói: “Vậy thì 2.000 đồng đi. Tôi muốn mua nó để điêu khắc một pho tượng Phật”.

Tiểu hòa thượng nghe đến đó, lùi lại một bước, vô cùng kinh ngạc. Cậu vẫn theo lời dặn của sư phụ, không bán và ôm tảng đá kia về núi:

“Sư phụ, hôm nay có người muốn bỏ ra 2.000 đồng để mua tảng đá kia. Bây giờ thì ngài nói cho con biết, giá trị của đời người lớn nhất là cái gì đi!”.

Lão hòa thượng cười nói: “Ngươi ngày mai hãy đem tảng đá kia đến tiệm đồ cổ, vẫn giống như cũ, có người trả giá thì hãy đem nó về. Lúc đó, sư phụ nhất định sẽ nói cho ngươi biết, đời người giá trị nhất là gì”.

Ngày thứ ba, tiểu hòa thượng lại ôm tảng đá kia đi tới một cửa hàng đồ cổ, vẫn giống như trước, một số người vây lại xem, rồi bàn tán: “Đây là đá gì? Khai quật ở đâu vậy? Có từ triều đại nào? Là dùng để làm gì đây?”.

Cuối cùng có một người tới hỏi giá: “Tiểu hòa thượng, tảng đá này bán bao nhiêu tiền?”.

Tiểu hòa thượng vẫn như cũ, im lặng không nói, chỉ giơ hai ngón tay lên.

“2.000 đồng?”. Tiểu hòa thượng nghe vậy thì trố mắt, há hốc mồm, kinh ngạc thốt lên: “Hả?”.

Vị khách kia nghĩ là mình trả giá quá thấp, đã chọc tức tiểu hòa thượng, lập tức chữa lời: “À không! Không! Tôi nói nhầm, tôi sẽ trả cho cậu 20 vạn tiền”.

“20 vạn”. Tiều hòa thượng nghe đến đó, lập tức ôm lấy tảng đá, chạy vội về núi gặp sư phụ. Vừa tới nơi, cậu thở hổn hển nói: “Sư phụ, sư phụ, bây giờ chúng ta có thể phát đạt rồi. Hôm nay có thí chủ trả giá 20 vạn tiền để mua tảng đá này! Giờ thì ngài nói cho con biết, giá trị lớn nhất của đời người là gì đi!”.

Lão hòa thượng xoa đầu tiểu hòa thượng, từ bi nói: “Tiểu tử à, giá trị lớn nhất cuộc đời ngươi cũng giống như tảng đá kia. Nếu ngươi đem mình ra chợ bán, ngươi chỉ có giá 20 đồng; nếu ngươi đem minh vào trong viện bảo tàng, ngươi liền có giá trị 2.000 đồng; nếu ngươi đem mình đặt ở tiệm đồ cổ, người có giá 20 vạn đồng! Nền tảng khác nhau, sẽ đặt định vị trí khác nhau, giá trị nhân sinh cũng sẽ vì đó mà hoàn toàn khác nhau!”.



Câu chuyện này liệu có khiến bạn suy nghĩ về chính mình và tự hỏi, cuộc đời mình đang được đặt ở vị trí nào đây?

Bạn đã sẵn sàng đem cuộc đời mình bày biện ở phòng đấu giá nào chưa? Hay bạn muốn tìm một vũ đài như thế nào để cho bản thân mình phát triển?

Không sợ người khác coi thường, chỉ sợ bạn coi thường chính mình. Ai nói bạn không có giá trị? Trừ phi bạn đem mình giống như đặt tảng đá kia trong đám bùn lầy. Không bất kỳ ai có thể quyết định cuộc đời của bạn sẽ ra sao. Bạn lựa chọn con đường như thế nào, thì bạn chính là quyết định cuộc đời mình như vậy.

Vì sao một ông chủ liên tiếp gặp khó khăn, cũng sẽ không dễ dàng buông xuôi, nhưng một công nhân hễ việc không thuận liền muốn bỏ việc. Vì sao một đôi vợ chồng liên tục cãi nhau, liên tục mẫu thuẫn, cũng sẽ không dễ dàng ly hôn; nhưng một đôi tình nhân bình thường hễ gặp một chuyện nhỏ lại có thể dễ dàng đường ai nấy đi.

Nói cho cùng, bạn đang gặp một sự tình gì, trong một mối quan hệ đã được đầu tư nhiều hay ít bao nhiêu, sẽ quyết định bạn có thể chịu đựng bao nhiêu áp lực, có thể đạt được bao nhiêu thành công, có thể trụ vững bao lâu thời gian.

Người ta nói: Vĩ nhân đại đa số là người có sức chịu đựng tột độ. Vì sao vậy?

Người bình thường không chịu nổi ủy khuất, cần phải được người khác động viên an ủi. Người bình thường đối với chuyện bất bình thì như muốn trút hết lòng tức giận, họ cần một bờ vai để khẽ dựa vào.

Còn bạn, hãy cố gắng làm được: Gặp bất cứ chuyện gì cũng sẽ mỉm cười, nhẹ nhàng bỏ qua, hơn nữa hãy làm một bờ vai để người khác dựa vào.

Hiếu Trang Hoàng Thái hậu từng nói với vua Khang Hi: “Tôn nhi, nước Đại Thanh mối nguy cơ không phải là thiên quân vạn mã ở bên ngoài. Mà nguy nan lớn nhất, chính là ở cái tâm của ngươi”.

Còn có đệ tử hỏi lão hòa thượng: “Sư phụ, ngài có lúc lại đánh người mắng người, nhưng có lúc lại nho nhã lễ độ với người khác. Điều này là vì sao vậy?”.

Sư phụ nói: “Đối với người thượng đẳng lòng dạ ngay thẳng, thì có thể đánh có thể mắng, lấy chân thật mà đối đãi.

Đối với người trung đẳng thì cần dùng phép ẩn dụ, cần giảng đúng mực, bởi hắn chịu không nổi trách mắng;

Đối với người hạ đẳng thì cần mặt mỉm cười, hai tay hợp thập, bởi hắn rất yếu ớt, tầm mắt eo hẹp, chỉ nên dùng lễ tiết thế tục mà đối đãi.

Ngươi chịu được loại ủy khuất nào, sẽ quyết định ngươi trở thành loại người nào”.


Một người không biết bơi, cho dù có thay đổi bể bơi cũng không giải quyết được vấn đề;

Một người không biết làm việc, cho dù có thay đổi công việc thì cũng không giải quyết được năng lực của mình;

Một người không hiểu gì về tình yêu, thì có thay đổi bạn trai bạn gái cũng không giải quyết được điều gì;

Một người không trân quý gia đình, thì có đổi vợ đổi chồng vẫn vậy;

Một ông chủ không hiểu biết, tuyệt đối sẽ không kéo dài thành công.

Bản thân chúng ta là nguồn gốc của tất cả, vậy nên muốn thay đổi hết thảy, đầu tiên phải thay đổi chính mình!

Kỳ thực, dù yêu dù ghét, đều là chính bạn. Bạn thay đổi, thì hết thảy đều sẽ thay đổi.

Thế giới của bạn là do bạn sáng tạo ra; những gì của bạn hết thảy đều là do bạn sáng tạo ra.


Bạn là ánh mặt trời, thì thế giới của bạn sẽ tràn ngập ánh mặt trời;

Bạn biết yêu thương, cuộc sống của bạn liền ngập tràn tình yêu thương và hạnh phúc.

Bạn nếu mỗi ngày đều phàn nàn, oán hận, soi xét, chỉ trích… thì cuộc sống của bạn sẽ tựa như trong địa ngục.

Một niệm lên Thiên đường, một niệm xuống Địa ngục. Trong lòng bạn đang như thế nào, thì cuộc sống của bạn chính là như vậy!

Thứ Tư, 4 tháng 1, 2017

Nhờ con trai đi bán một chiếc áo cũ, người cha đã khiến con trở thành một huyền thoại

Người cha đưa cho con một chiếc áo cũ, rồi nói con đi bán để kiếm tiền. Nhưng thật không ngờ, đằng sau đó là cả một bài học sâu sắc mà mỗi chúng ta rất cần học hỏi.


Năm đó khi cậu mới 13 tuổi, một hôm cha cậu bé đưa cho cậu một chiếc áo cũ rồi hỏi: “Con nghĩ chiếc áo này đáng giá bao nhiêu tiền?”

“Khoảng 1 đô la”, cậu bé trả lời.

“Con có thể bán nó với giá 2 đô la không?, cha cậu bé vừa hỏi vừa dùng ánh mắt như cầu khẩn nhìn cậu bé.

“Có kẻ ngốc mới mua chiếc áo này”, cậu bé trả lời.

Người cha lại nhìn con với ánh mắt chân thành, khích lệ: “Sao còn không thử xem? Con biết không? Gia đình mình đang gặp khó khăn, nếu con bán được chiếc áo này, nó có thể giúp được chúng ta rất nhiều”.

Sau khi nghe cha mình nói vậy, cậu bé gật đầu đồng ý: “Con sẽ thử xem, nhưng không nhất định có thể bán được”.

Cậu bé đem chiếc áo đi giặt rất cẩn thận, vì không có bàn là để là áo, cậu dùng bản chải để giặt chiếc áo, sau đó để chiếc áo lên một miếng gỗ phẳng trong bóng râm phơi khô. Sáng ngày hôm sau, cậu bé đem chiếc áo đến một ga tàu điện đông người qua lại. Sau 6 tiếng đồng hồ không ngừng chào mời người qua lại, cuối cùng cậu bé cũng bán được chiếc áo với giá 2 đô la.

Cậu vội vàng cầm số tiền bán được chạy một mạch về nhà đưa cho cha. Sau đó, mỗi ngày cậu đều đi tìm quần áo cũ ở đống đồ bỏ đi trong thành phố mang về nhà giặt sạch đem đi bán.

Cứ liên tục như vậy hơn chục ngày, một hôm cha cậu bé lại đưa cho cậu một chiếc áo cũ khác: “Con có thể bán chiếc áo này với 20 đô la không?

“Làm sao có thể được cơ chứ? Một chiếc áo cũ làm gì có giá trị cao như vậy được, cùng lắm là 2 đô la”

“Sao con không thử nghĩ cách xem, nhất định là có cách”, cha cậu bé khích lệ.

Cuối cùng cậu bé nghĩ ra một cách, cậu nhờ anh họ của mình, anh cậu là một người rất đam mê hội hoạ, đã tự học vẽ rất đẹp. Cậu nhờ anh họ của mình vẽ cho cậu một con chim đại bàng và một chú chuột nhắt đáng yêu lên chiếc áo. Sau rồi cậu chọn một ngôi trường học, nơi có nhiều thiếu gia con nhà giàu theo học ở đó, cậu đứng ở cổng trường chào mời người mua.

Vừa mới chào mời một lúc liền có một người quản gia đến mua chiếc áo cho thiếu gia của mình. Cậu thiếu gia đó đã vô cùng thích thú khi có được chiếc áo liền bo thêm cho cậu 5 đô la, tổng cộng cậu bán được chiếc áo 25 đô la. Đây là một số tiền khá lớn đối với gia đình cậu, số tiền này có thể tương ứng với gần một tháng lương của cha cậu khi ấy.

Sau khi về nhà, cha cậu lại đưa cho cậu một chiếc áo khác và nói: “Con có thể bán chiếc áo này với giá 200 đô la được không?”, cha cậu nhìn cậu với một ánh mắt đầy tin tưởng. Lúc này, cậu bé không hề do dự, cậu đón nhận chiếc áo bằng cả hai tay mình, bắt đầu suy nghĩ…

2 tháng sau, cuối cùng thì cơ hội cũng đã đến. Hôm đó, nữ diễn viên chính của bộ phim đang nổi tiếng “Những Thiên Thần của Charlie” đến thành phố cậu bé để quảng bá phần tiếp theo của bộ phim.

Cậu bé thông minh đã không bỏ lỡ cơ hội khi nữ diễn viên chính Farrah Fawcett (trái) trong bộ phim nổi tiếng “Những thiên thần của Charlie” đến. (Ảnh cậu bé minh hoạ)




Sau khi buổi họp với ký giả kết thúc, cậu bé mạnh dạn chen lên phía trước, chạy đến bên cạnh nữ diễn viên Farrah Fawcett – Majors, đưa chiếc áo cũ ra rồi xin cô ký tên lên đó. Farrah Fawcett – Majors thấy vậy ngẩn người ra một lúc nhưng rồi vẫn vui vẻ tươi cười ký lên chiếc áo, không ai có thể nỡ từ chối một cậu bé dễ thương với ánh mắt hồn nhiên trong sáng như vậy.

Sau khi ký xong, cậu bé hỏi cô: “Cháu có thể bán chiếc áo này được không ạ?”

“Đương nhiên là có thể được rồi, đây là áo của cháu, cháu có thể bán nó nếu cháu muốn, đây là quyền tự do của cháu”.

Cậu bé đứng trên bục hô to một tiếng: “Đây là chiếc áo do đích thân nữ diễn viên xinh đẹp Farrah Fawcett – Majors ký tên, giá nó là 200 đô la”.

Sau khi qua cuộc đấu giá, cuối cùng chiếc áo đã bán được với số tiền không tưởng, 1200 đô la (tương đương với khoảng hơn 26,4 triệu đồng). Về đến nhà, cậu thấy cha mình cùng một người khác đang ở nhà.

Cha cậu bé cảm động mà ôm cậu vào lòng, hôn lên trán cậu: “Cha vốn dĩ dự tính, nếu con không bán được, cha sẽ nhờ người mua nó lại, thật không ngờ con lại giỏi đến thế! Con thực sự rất giỏi…”

Buổi tối hôm đó hai cha con cậu bé đã ngồi nói chuyện với nhau rất lâu. Cha cậu hỏi: “Con trai, từ sự việc của 3 chiếc áo này, con có hiểu được ra điều gì không?”

“Con hiểu rồi, cha đã khích lệ con”, cậu bé cảm động nhìn cha rồi nói tiếp: “Chỉ cần chúng ta động não suy nghĩ, không việc gì là không thể làm được, việc khó đến đâu cũng có cách giải quyết của nó”.

Cha cậu bé gật đầu đồng ý, nhưng rồi lại lắc đầu nói: “Con nói cũng rất đúng nhưng đó không phải là ý định ban đầu của cha”.

“Cha chỉ muốn nói với con rằng, một chiếc áo cũ chỉ đáng giá 1 đô la vẫn có cách để tăng giá trị của mình, cớ sao chúng ta, chúng ta cớ sao phải bi quan với cuộc sống này đúng không con? Chúng ta tuy nghèo môt chút, nhưng có sao đâu, chúng ta có nhiều hơn một chiếc áo 1 đô la và con thấy không, một chiếc áo 1 đô la cũng có thể làm nên điều kỳ diệu”.

“Đúng vậy, một chiếc áo cũ còn có thể tự làm cho mình cao quý hơn, vậy chúng ta còn có lý do gì mà không yêu cuộc sống của chính mình hơn cơ chứ!”

Thật không ngờ, cậu bé ngày ấy sau 20 đã trở thành một huyền thoại bóng rổ nổi tiếng nhất thế giới Michael Jordan.

Thật không ngờ, cậu bé ngày ấy sau 20 đã trở thành một huyền thoại bóng rổ nổi tiếng nhất thế giới Michael Jordan.

20 năm sau danh tiếng của cậu bé đó đã lan toả lừng danh khắp thế giới, qua từng ngóc ngách các con phố nhỏ, mọi người vẫn thường nhắc tới cậu. Cậu bé đó chính là Michael Jordan, một tỷ phú giàu có, là chủ tịch hội đồng quản trị, cổ đông lớn nhất của tập đoàn Charlotte Hornets.

Cuộc sống vốn không hoàn hảo và chúng ta có thể sống trong một hoàn cảnh khốn khó, bất lợi. Nhưng, hoàn cảnh chỉ là phép thử để mỗi người thể hiện giá trị của mình. Chúng ta có thể bỏ cuộc, hoặc chiến thắng nghịch cảnh hay không phụ thuộc vào việc chúng ta nhìn điều đó bằng con mắt như thế nào. Liệu chúng ta có thể tìm ra giá trị trong chính mình. Bởi vì như chiếc áo 1 đô la, nếu chúng ta có thể tìm ra giá trị của chính mình thì mỗi người đều có thể tỏa sáng theo một cách không ngờ.

Và đừng bao giờ bi quan hay tuyệt vọng nếu ngày hôm nay bạn như chiếc áo 1 đô la ấy, đó là vì bạn chưa nhận thấy giá trị của chính mình. Mỗi người đều là một món quà mà Thương đế tạo ra, ngài chắc chắn cho bạn đủ cơ hội để bạn toá sáng, chỉ là bạn cần một chút nhẫn nại, một chút nỗ lực và không bao giờ nản lòng trước nghịch cảnh…

Thứ Ba, 3 tháng 1, 2017

Chờ đợi trăm năm chỉ để tỏa hương 1 lần trong đời – Bài học đáng ngẫm về thành công

Để thành công cần phải chờ đợi, bởi đó là sự tôi luyện để mang đến cho đời điều tinh mỹ nhất của sinh mệnh, như 1 loài hoa chờ đợi cả trăm năm nhưng chỉ tỏa hương trong 2 tháng rồi tàn lụi.

Hoa Puya, loài hoa xanh ngát, chờ đợi suốt trăm năm chỉ để nở hoa 1 lần. (Ảnh: Internet)

Câu chuyện về hoa Puya: Thành công cần phải chờ đợi



Ở vùng cao nguyên Andes, phía Nam châu Mỹ nơi có độ cao hơn 4.000 mét so với mực nước biển, rất ít người lui tới, có một loại hoa sinh trưởng, tên gọi là hoa Puya.

Thời kỳ ra hoa của hoa Puya chỉ có 2 tháng, hoa lúc nở thì vô cùng đẹp đẽ, đến khi hoa tàn thì cũng là lúc cả thân hoa héo khô.

Tuy nhiên, ai có thể tưởng tượng được rằng, loại hoa này vì để chắt chiu cho thời kỳ ra hoa 2 tháng ngắn ngủi, đã phải chờ đợi suốt 100 năm!

Nó chỉ lặng lẽ đứng nơi cao nguyên bạt ngàn, dùng lá hấp thu hơi ấm mặt trời ban cho, dùng rễ hút lấy chất dinh dưỡng trên mặt đất, cố gắng tinh luyện mùi hương của bản thân, và cứ như vậy lặng lẽ chờ đợi suốt 100 năm!

Chỉ vì một lần hoa nở mà trăm năm chờ đợi, chỉ vì để có được ánh nhìn ngưỡng mộ và bừng sáng của người leo núi đang thân tâm rã rời, để rồi lấy điều ấy chứng minh sự đẹp đẽ và giá trị của sinh mệnh.

Sự chờ đợi của hoa Puya là một loại tín niệm, là một loại theo đuổi. Sau khi nó đã gom góp đủ màu sắc trong trăm năm, mòn mỏi chờ đợi một thế kỷ, nó đã lấy tư thế cứng cáp, trang nghiêm mà nổi bật giữa bạt ngàn trời xanh với một sắc màu siêu việt chẳng đâu có được.

Thành công của con người cũng chính là cần phải kiên nhẫn chờ đợi. Trong cuộc sống hiện thực, mỗi một người đều có ước mơ, đều có một trái tim không cam chịu cô đơn, mong muốn thành công.

Tuy nhiên, chỉ nói không làm, tham vọng tràn đầy đã trở thành chướng ngại trên con đường theo đuổi thành công của chúng ta. Trong con mắt của nhiều người, điều nhìn thấy được thường thường chỉ là huy hoàng của công thành danh toại sau khi người ta thành công, nhưng lại bỏ qua những cố gắng cực kỳ gian khổ mà họ đã phó xuất trước đó.

Trên thực tế, ở đời trước nay vốn không có thành công một lần là xong, chỉ có không ngừng nỗ lực, mới có thể tích tụ sức bật để thay đổi vận mệnh bản thân.

Học để biết cách chờ đợi, thì mới có thể biết cách vượt qua mùa đông lạnh lẽo, để rồi 1 buổi mai nào đó ngày xuân tràn đầy sức sống sẽ hướng về phía chúng ta.

Học để biết cách chờ đợi, thì mới có thể giữ mình trong tâm thái bình thản tĩnh mịch mà thực hiện ước mơ đời người, thành tựu huy hoàng trong sinh mệnh của chúng ta.


Câu chuyện về trầm tĩnh – suy nghĩ – phán đoán – thành công

Sự tĩnh tâm hàm chứa rất nhiều quyền năng, hơn hết nó là bí quyết khai mở trí tuệ, giúp ta thông suốt mọi ngóc ngách của cuộc sống và tâm hồn. Hãy thử xem, bạn có nghe tiếng đồng hồ tích tắc.

Trước đây có một người chủ trang trại khi đến tuần tra kho thóc, đã lỡ tay đánh rơi chiếc đồng hồ quý giá. Bởi tìm kiếm khắp nơi mà vẫn không thấy, nên quyết định treo tiền hưởng, yêu cầu đám trẻ con ở trang trại ra sức tìm kiếp giúp; ai có thể tìm được đồng hồ, sẽ nhận được 500 đô-la tiền thưởng.

Lũ trẻ thấy khoản tiền thưởng lớn như vậy đã không ngừng cố gắng tìm kiếm, khổ nỗi trong kho khắp nơi đều là hạt ngũ cốc và rơm rạ được chất thành đống. Mọi người bận đến hoa cả mắt chóng cả mặt mà đến khi mặt trời xuống núi vẫn chưa có kết quả gì, rốt cuộc ai nấy cũng lần lượt từ bỏ.

Chỉ có cậu nhóc, con một gia đình nghèo khổ, bởi khoản tiền thưởng lớn đó, vẫn không nản lòng tiếp tục tìm kiếm. Khi trời đã tối đen, mọi người rời đi, tiếng người náo nhiệt đều đã trở nên yên ắng, đột nhiên cậu nghe thấy một âm thanh lạ lẫm.

Âm thanh đó không ngừng vang lên “tích tắc, tích tắc”, cậu bé ngay lập tức dừng lại, kho thóc càng trở nên yên tĩnh, tiếng tích tắc cũng vang lên rõ ràng hơn. Cậu bé lần theo âm thanh phát ra, cuối cùng đã tìm thấy chiếc đồng hồ đắt tiền trong kho thóc tối như mực đó.

“Ngồi im chẳng làm gì, xuân đến cỏ tự xanh”.

Chỉ có để cho dòng nước đang trôi trở nên yên ả, ánh mặt trời và ánh sáng từ vầng trăng mới có thể giúp soi bóng 2 vầng hào quang xuống dòng nước xanh trong kia.

Khi người ta trầm tĩnh xuống, mới có thể nhìn ra được hết thảy những thứ đang nhiễu loạn và có được suy nghĩ rõ ràng. Còn như giấu kín tình cảm chân thật, sẽ ảnh hướng đến phán đoán của trí huệ, và ngăn cản bản thân tìm được câu trả lời cho vấn đề sở tại.

Hãy giữ lại một khoảng không tĩnh lặng có thể đọng lại ước mơ trong nội tâm của mình.

Chủ Nhật, 1 tháng 1, 2017

Cô giáo trẻ mới về trường chỉ hỏi đúng 1 câu, đám học sinh hư hỏng đều chết lặng…

Trong cuộc đời của con người, mỗi ngày đều có thể là một sự bắt đầu mới mẻ, những vinh quang và tủi nhục của ngày hôm qua đều chỉ là dĩ vãng. Hãy buông bỏ quá khứ, chính những việc làm hiện tại mới quyết định bạn là ai.

Đừng bao giờ để cuộc sống vuột khỏi tầm tay bằng cách sống khép mình vào trong quá khứ, hay uốn mình vào trong tương lai. (Ảnh: Internet)

Đây là một câu chuyện có thật trong lịch sử. Tại một trường trung học ở Mỹ, có một lớp học nọ với 26 em học sinh cá biệt. Những em học sinh trong lớp học này đều có tiểu sử không mấy hay ho: em từng tiêm chích ma túy, em từng vào trại cải tạo, thậm chí có một học sinh nữ mà trong một năm đã phá thai tới 3 lần.



Gia đình đều chán nản và đã buông bỏ chúng, các thầy cô giáo trong trường thậm chí cũng coi chúng là đồ bỏ đi. Tưởng chừng cuộc sống đã hết hi vọng thì một ngày kia, Phila, một cô giáo mới về trường đã tình nguyện làm chủ nhiệm của những đứa trẻ hư hỏng này.

Khác với suy đoán của bọn trẻ, trong ngày đầu tiên nhận lớp, Phila đã không hề quát nạt hay ra oai với chúng. Trong chiếc đầm lụa màu xanh nhạt, mái tóc màu nâu hạt dẻ búi cao, Phila bước nhẹ lên bục giảng. Cô dịu dàng nhìn xuống lũ trẻ một lượt rồi cất tiếng với vẻ trầm ngâm:

“Cô sẽ kể cho các em nghe về quá khứ của 3 người đàn ông khác nhau:

Người thứ nhất đã từng có những vụ bê bối về chính trị, rất tin vào y thuật của thầy cúng, ông ta từng có tới 2 tình nhân, hút thuốc nhiều và uống 8-10 ly rượu mạnh mỗi ngày.

Người thứ hai đã 2 lần bị đuổi việc, hôm nào cũng ngủ tới trưa mới dậy và tối nào cũng uống 1 lít rượu brandy. Ông ta từng hít thuốc phiện khi còn là sinh viên…

Người thứ ba là anh hùng chiến tranh của một đất nước. Ông ta ăn chay trường, không bao giờ hút thuốc và thỉnh thoảng mới uống rượu, có uống bia nhưng uống không nhiều. Thời thanh niên chưa từng làm gì phạm pháp và chưa từng có một vụ bê bối tình ái nào.

Cô hỏi cả lớp, trong 3 người, ai sau này sẽ có cống hiến nhiều nhất cho nhân loại?”

Những đứa trẻ đồng thanh chọn người thứ ba sau khi nghe xong câu chuyện, nhưng câu trả lời của Phila đã khiến lũ trẻ chết lặng…

“Các em thân mến! Cô biết chắc là các em sẽ chọn người thứ 3 và cho rằng chỉ ông ta mới có thể cống hiến được nhiều cho nhân loại. Nhưng các em đã sai rồi đấy. Ba người này đều là những nhân vật nổi tiếng trong thế chiến thứ 2.

Người thứ nhất là Franklin Roosevelt, tuy tàn tật nhưng ý chí kiên cường. Ông ta đã đảm nhận chức vụ Tổng thống Mỹ trong bốn nhiệm kỳ liên tiếp.

Người thứ hai là Winston Churchill, vị Thủ tướng nổi tiếng và tài ba nhất trong lịch sử nước Anh.

Còn người thứ ba là Adolf Hitler, lãnh tụ phát xít Đức đã cướp đi sinh mạng của hàng chục triệu người dân vô tội”.

Người thứ nhất – Roosevelt, người thứ 2 – Churchill, và người thứ 3 là Adolf Hitler, thật không thể ngờ… (Ảnh: internet)

Những cứa trẻ như ngây người trước câu trả lời của Phila và dường như không thể tin nổi vào những gì chúng vừa nghe thấy.

“Các em có biết không, những điều mà cô vừa nói là quá khứ của họ, còn sự nghiệp sau này của họ, là những việc mà họ đã làm sau khi đã thoát ra khỏi cái quá khứ đó.

Các em ạ, cuộc sống của các em chỉ mới bắt đầu. Vinh quang và tủi nhục trong quá khứ chỉ đại diện cho quá khứ, còn cái thực sự đại diện cho cuộc đời một con người chính là những việc làm ở hiện tại và tương lai.

Hãy bước ra từ bóng tối của quá khứ, bắt đầu làm lại từ hôm nay, cố gắng làm những việc mà các em muốn làm, và cô tin các em sẽ trở thành những người xuất chúng…” – Phila vừa nói vừa nhìn chúng với ánh mắt đầy hi vọng.

Và bạn biết không, sau này khi trưởng thành, rất nhiều học sinh trong số họ đã trở thành những người thành đạt trong cuộc sống. Có người trở thành bác sĩ tâm lý, có người trở thành quan tòa, có người lại trở thành nhà du hành vũ trụ. Và trong số đó phải kể đến Robert Harrison, cậu học sinh thấp nhất và quậy phá nhất lớp, nay đã trở thành Giám đốc tài chính của phố Wall.

Suy ngẫm:

Ý nghĩa của câu chuyện ở đây là bạn hãy đừng bao giờ ngừng hi vọng, ngừng yêu thương, ngừng cố gắng bởi hôm qua chỉ là quá khứ, ngày mai là một điều bí mật, còn ngày hôm nay là một món quà. Và đó là lý sao nó được gọi là “The Present” (hiện tại/món quà).

Trong cuộc đời của con người, mỗi ngày đều có thể là một sự bắt đầu mới mẻ còn những vinh quang và tủi nhục của ngày hôm qua đều chỉ là dĩ vãng. Những việc trong quá khứ để người khác biết bạn đã từng là người như thế nào, nhưng chính những việc làm ở hiện tại và tương lai mới nói lên bạn là ai.

Thế nên:


Đừng bao giờ hạ thấp giá trị của mình bằng cách so sánh với người khác.

Đừng bao giờ đặt mục tiêu của mình dựa vào những gì mà người khác cho là quan trọng. Chỉ bạn mới biết được những gì tốt nhất đối với chính mình.

Đừng bao giờ để cuộc sống vuột khỏi tầm tay bằng cách sống khép mình vào trong quá khứ, hay uốn mình vào trong tương lai. Hãy sống cho hiện tại, lúc này và ở đây.

Hãy hướng về phía mặt trời và bạn sẽ không bao giờ nhìn thấy bóng tối.

Và cuối cùng, hãy nhớ rằng, dù người khác có nói với bạn điều gì đi nữa, hãy tin rằng cuộc sống này là kỳ diệu và đẹp đẽ.